
Tác giả: Phạm Thị Thảo
Chủ đề:
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 03/01/22 22:18
Lượt xem: 4
Dung lượng: 56.8kB
Nguồn: Tự biên
Mô tả: TUẦN 17 Ngày soạn:24/12/2021 Ngày giảng: Thứ hai ngày 27 tháng 12 năm 2021 Tập đọc Tiết 39: THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Hiểu các từ ngữ: Thái sư, câu dương, thượng phụ. Hiểu nội dung bài: Ca ngợi thái sư Trần thủ Độ - một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước. - Đọc đúng các tiếng, từ: Lập nên, lại là, phép nước, lấy làm lo lắm, ... Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài. - Học đức tính nghiêm minh, công bằng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Tranh minh hoạ trong SGK phóng to. Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc. - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu - Cho HS thi đọc phân vai trích đoạn kịch (Phần 2) và trả lời câu hỏi - GV nhận xét - Giới thiệu bài - ghi bảng 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới a. Luyện đọc - Gọi hs đọc toàn bài - GV chia đoạn: 3 đoạn. + Đ1: Từ đầu .... ông mới tha cho. + Đ2: tiếp ... lụa thưởng cho. + Đ3: Còn lại - Gọi HS đọc nối tiếp đoạn, sửa lỗi phát âm cho hs: Lập nên, thượng phụ... - Gọi HS đọc chú giải - Gọi HS đọc nối tiếp đoạn, kết hợp giải nghĩa từkhó:Câu đương,Thái sư - Gọi hs đọc toàn bài. - GV nêu giọng đọc, đọc mẫu. b. Tìm hiểu bài - Yêu cầu hs đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: ? Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần thủ Độ đã làm gì? ? Theo em, Trần thủ Độ làm như vậy nhằm mục đích gì? - Gv giảng: Trần thủ Độ không vì tình riêng mà làm sai phép nước. Cách xử sự này của ông có ý răn đe những kẻ có ý định mua quan, bán tước. - Yêu cầu đọc đoạn 2 và trả lời : ? Trước việc làm của người quân hiệu Trần thủ Độ xử lí ra sao? ? Theo em, ông xử lí như vậy có ý gì? ? Nêu nội dung đoạn 1, 2? - Y/c hs đọc Đ3 và trả lời câu hỏi: ? Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào? ? Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào? ? Nội dung đoạn còn lại là gì? ? Hãy nêu nội dung chính của bài? - GV chốt lại và ghi bảng. 3. Hoạt động luyện tập, thực hành * Đọc diễn cảm - Gọi hs đọc tiếp nối theo đoạn, nêu giọng đọc từng đoạn. - Tổ chức cho hs đọc diễn cảm Đ 2. + GV treo bảng phụ có đoạn 2. + Gv đọc mẫu. + Yêu cầu hs luyện đọc theo cặp. - Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm theo vai. Gv nhận xét 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm. ? Câu chuyện ca ngợi ai? - Qua câu chuyện trên, em thấy Thái sư Trần Thủ Độ là người như thế nào ? - Gv nhận xét tiết học. Dặn dò HS. - HS thi đọc - HS lắng nghe. - 1 Hs đọc - 3 Hs nối tiếp nhau đọc đoạn của bài lần 1 - 1 HS đọc - 3 Hs nối tiếp nhau đọc đoạn của bài lần 2 - 1 hs đọc thành tiếng - Theo dõi. - 2 hs ngồi cạnh cùng đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần thủ Độ đã đồng ý, nhưng.... để phân biệt với các câu đương khác. + Ông muốn răn đe những kẻ không làm theo phép nước. - Hs lắng nghe. - 2 hs đọc thành tiếng. + Trước việc làm của người quân hiệu Trần thủ Độ không những không trách móc mà còn thưởng cho vàng lụa. + Ông khuyến khích những người làm đúng theo phép nước. - Trần Thủ Độ là người gương mẫu và công bằng. - 1 hs đọc thành tiếng. + Trần Thủ Độ đã nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng. + Trần Thủ Độ cư xử nghiêm minh, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương, phép nước. - Trần Thủ Độ là người nghiêm khắc với bản thân, đề cao kỉ cương phép nước. - Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ - một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước. - 3 học sinh tiếp nối nhau đọc. + Theo dõi GV đọc mẫu tìm cách đọc hay. + 2 hs ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc. - HS đọc vai: người dẫn chuyện, Linh Từ Quốc mẫu, Trần Thủ Độ. - Ca ngợi ông Trần Thủ Độ - Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước - Về nhà đọc bài, chuẩn bị bài: Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng. Điều chỉnh- bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Chính tả ( Nghe - viết ) Tiết 20: CÁNH CAM LẠC MẸ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh - Nghe - viết chính xác, đẹp bài thơ Cánh cam lạc mẹ. - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt r/ d/ gi hoặc o/ ô. - Giáo dục tình cảm yêu quý các loài vật trong mô trường thiên nhiên. * GDBVMT: Giáo dục HS biết yêu quý các loài vật trong môi trường thiên nhiên, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ viết sẵn bài tập 2. - HS: SGK, VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu - - Cho HS chơi trò chơi "Tìm đúng, tìm nhanh" từ ngữ trong đó có tiếng chứa r/d/gi (hoặc chứa o/ô). - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới a. Tìm hiểu nội dung bài viết - Yêu cầu hs đọc bài thơ. ? Chú cánh cam rơi vào hoàn cảnh như thế nào? ? Những con vật nào đã giúp cánh cam? ? Bài thơ cho em biết điều gì? b. Hướng dẫn viết từ khó - GV yêu cầu hs viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả: vườn hoang, xô vào, trắng sương, khản đặc, râm ran.. - Gọi học sinh nhận xét bạn viết trên bảng. - GV nhận xét, sửa sai cho hs. 3. Hoạt động luyện tập, thực hành * Viết chính tả - GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận câu cho hs viết. - GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi. * Chấm, chữa bài - GV yêu cầu 1 số hs nộp bài - Yêu cầu hs đổi vở soát lỗi cho nhau - Gọi hs nêu những lỗi sai trong bài của bạn, cách sửa. - GV nhận xét chữa lỗi sai trong bài của hs. * Hướng dẫn làm bài tập chính tả. *Bài tập 2a: - Gọi hs đọc yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu hs tự làm bài theo cặp. - Gọi hs làm vào giấy khổ to dán lên bảng. Đọc mẩu chuyện đã hoàn thành. GV cùng hs sửa chữa. - GV nhận xét, kết luận lời giải đúng. - Gọi hs đọc lại mẩu chuyện. ? Câu chuyện đáng cười ở chỗ nào 4. Hoạt động ứng dụng, mở rộng - Cho HS bài sau:Điền vào chỗ trống r, d hay gi: Tôi là bèo lục bình Bứt khỏi sình đi ....ạo .....ong mây trắng làm buồm Mượn trăng non làm ....áo. - GV nhận xét tiết học. - HS chơi trò chơi - HS lắng nghe. - 1 hs đọc thành tiếng. + Chú bị lạc mẹ, đi vào vườn hoang, tiếng chú gọi mẹ khản đặc trên lối mòn. + Bọ dừa, cào cào, xén tóc. + Cánh cam bị lạc mẹ nhưng được sự che chở thương yêu của bạn bè. - 3 hs lên bảng viết, cả lớp viết ra nháp. - HS nhận xét bài trên bảng. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh nghe và viết bài. - HS tự soát lỗi bài viết của mình. - Những hs có tên đem bài lên nộp - 2 hs ngồi cạnh nhau đổi chéo vở soát lỗi cho nhau. - Vài hs nêu lỗi sai, cách sửa. - Hs sửa lỗi sai ra lề vở. - 1 hs đọc trước lớp. - 2 hs ngồi cạnh thảo luận làm bài vào VBT, 1 hs làm trên bảng phụ. - Hs dán phiếu, đọc truyện, sửa chữa cho bạn. - Hs chữa bài (nếu sai). - 1 hs đọc thành tiếng trước lớp. + Anh chàng vừa ngốc, vừa ích kỉ không hiểu ra rằng nếu thuyền chìm thì bản thân anh ta cũng chết. - HS làm bài Tôi là bèo lục bình Bứt khỏi sình đi dạo Dong mây trắng làm buồm Mượn trăng non làm giáo. - Ôn bài và chuẩn bị bài sau. Điều chỉnh- bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Luyện từ và câu Tiết 39: MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÔNG DÂN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh - Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ ngữ gắn với chủ điểm Công dân. - Sử dụng tốt 1 số từ ngữ thuộc chủ điểm công dân. - HS yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Từ điển học sinh. Từ điển từ đồng nghĩa Tiếng Việt. - Bài tập 4 viết vào bảng phụ. Giấy khổ to kẻ sẵn bảng Công có nghĩa là "của nhà nước, của chung" Công có nghĩa là "không thiên vị" Công có nghĩa là "thợ, khéo tay" - HS: SGK, VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu - Gọi hs đứng tại chỗ đọc đoạn văn tả ngoại hình của 1 người bạn của em trong đó có sử dụng ít nhất 1 câu ghép. - GV nhận xét , đánh giá - Giới thiệu bài 2. Hoạt động luyện tập, thực hành * Hướng dẫn hs làm bài tập *Bài tập 1 - Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - Yêu cầu hs làm bài theo cặp. - Gợi ý hs có thể tra từ điển. - Gọi hs phát biểu. - GV nhận xét câu trả lời của hs. - GV kết luận: Công dân có nghĩa là người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nước. *Bài tập 2 - Goi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - Chia hs thành nhóm, Yêu cầu hs làm bài theo nhóm. - Gọi nhóm làm vào giấy khổ to dán bài lên bảng, đọc bài, các nhóm khác bổ sung. - GV nx, kết luận câu trả lời đúng. - Gv đặt câu hỏi để hs giải thích nghĩa của các từ (Nếu hs giải thích chưa sát nghĩa, GV có thể giải thích cho rõ). *Bài tập 3 - Gọi hs đọc yc và nội dung của BT. - Yêu cầu hs làm bài theo cặp. - Gọi hs phát biểu. - GV nhận xét, kết luận lời giải đúng. ? Em hiểu thế nào là nhân dân? Đặt câu với từ nhân dân? ? Dân chúng nghĩa là gì? Đặt câu với từ dân chúng. *Bài tập 4 - Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung. - GV treo bảng phụ và hướng dẫn hs làm bài: Muốn trả lời được câu hỏi các em thử thay thế từ công dân trong câu bằng các từ đồng nghĩa: dân, dân chúng, nhân dân rồi đọc lại câu văn xem có phù hợp không? Tại sao? - Yêu cầu hs tự làm bài. - Gọi hs phát biểu. - Nhận xét câu trả lời của hs. - Kết luận: Trong câu đã nêu, không thể thay từ công dân bằng những từ đồng nghĩa với nó vì từ công dân trong câu này có nghĩa là người dân của 1 nước độc lập trái nghĩa với từ nô lệ tiếp theo. Các từ đồng nghĩa: nhân dân, dân, dân chúng không có nghĩa này. 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - Từ nào dưới đây chứa tiếng "công" với nghĩa "không thiên vị" : công chúng, công cộng, công minh, công nghiệp. ? Em hiểu thế nào là công dân? ? Tìm từ đồng nghĩa với từ công dân, đặt câu với các từ đó? - GV nhận xét tiết học - Dặn dò HS. - 3 hs đọc đoạn văn -HS lắng nghe - 1 hs đọc thành tiếng trước lớp. - 2 hs ngồi cùng bàn trao đổi, làm bài. 1 hs làm bài trên bảng lớp. - Hs nối tiếp nhau phát biểu cho đến khi có câu trả lời đúng (đáp án b). - Hs lắng nghe, chữa bài (nếu sai) - 1 hs đọc thành tiếng trước lớp. - 2 bàn hs quay lại với nhau tạo thành 1 nhóm, cùng trao đổi làm bài vào VBT, 1 nhóm làm bài vào giấy khổ to. - Đại diện nhóm lên báo cáo, hs cả lớp theo dõi bổ sung. - Hs nối tiếp nhau giải thích. - 1 hs đọc thành tiếng trước lớp. - 2 hs ngồi cùng bàn trao đổi, làm bài. - Hs: Các từ đồng nghĩa với công dân: nhân dân, dân chúng, dân. - Hs: nối tiếp nhau giải thích nghĩa của từ và đặt câu. - 1 hs đọc thành tiếng trước lớp. - Hs theo dõi. - 2 hs ngồi cùng bàn trao đổi, làm bài. - Nối tiếp nhau phát biểu. - Hs lắng nghe. - HS làm bài * Đáp án: công minh - 2 hs nêu lại. VD: Chúng em là những công dân nhỏ tuổi. - Về nhà: ghi nhớ các từ ngữ thuộc chủ điểm Công dân và chuẩn bị bài sau: Nối các vế câu ghép..... Điều chỉnh- bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Toán Tiết 96: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Rèn kĩ năng thực hiện tính chu vi của hình tròn. - Vận dụng thực hành giải toán. - Tạo thói quen chăm chỉ làm bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Máy tính, màn chiếu, - HS: SGK+ vở ô li. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu - Cho HS tổ chức thi đua: Nêu quy tắc tính chu vi hình tròn - Gv nhận xét - Giới thiệu bài 2. Hoạt động luyện tập, thực hành *Bài tập 1 ? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu học sinh làm bài. - Yêu cầu hs đổi vở kiểm tra chéo. - Gọi học sinh nhận xét bài trên bảng. - GV chữa bài ? Nêu cách tính chu vi hình tròn khi biết bán kính của hình tròn? * GVKL cách tính chu vi hình tròn khi biết bán kính của hình tròn. *Bài tập 2 - Gọi hs đọc yêu cầu của bài. - Gv yêu cầu học sinh làm bài. - Gọi hs đọc bài của mình. - Gọi hs nhận xét bài trên bảng. - GV nhận xét chữa bài - Gv hỏi các hs lên bảng: Biết chu vi của hình tròn, em làm thế nào để tính được đường kính của hình tròn? + Biết chu vi của hình tròn, em làm thế nào để tính được bán kính của hình tròn? *Bài tập 3 - Gọi hs đọc bài toán. - GV giúp hs phân tích bài toán. - Yêu cầu học sinh làm bài. - Gọi hs đọc bài làm của mình - Gọi học sinh nhận xét bài trên bảng. - GV chữa bài ? Muốn tính được chu vi bánh xe đạp ta lam thế nào? *Bài tập 4 - Gv yêu cầu hs quan sát kĩ hình trong SGK. - GV yêu cầu HS suy nghĩ làm bài. +Chu vi của hinh H là gì? + Để tính được chu vi hình H chúng ta phải tính được gì ? - Yêu cầu hs đọc bài. - GV nhận xét 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - Tìm bán kính hình tròn biết chu vi là 9,42cm - Yêu cầu hs nêu lại cách tính và công thức tính chu vi hình tròn. - GV nhận xét tiết học - Dặn dò HS. - HS thực hiện -HS lắng nghe - 1 học sinh nêu : Tính chu vi của hình tròn có bán kính r. - 3 hs lên bảng, cả lớp thực hiện làm bài vào vở. - 2 Học sinh đổi vở kiểm tra chéo, nhận xét bài của bạn. - 3 học sinh nhận xét, chữa bài. Chu vi của hình tròn là: a. 9 x 2 x 3,14 = 56,52 (m) b. 4,4 x 2x 3,14 = 5,66 (dm) c. x 2 x 3,14 = 15,7 (cm) - 1 hs đọc, cả lớp cùng theo dõi. - 2 học sinh lên bảng, cả lớp làm bài vào vở. - 3 hs đọc, hs nhận xét. a. Đường kính của hình tròn là: 15,7 : 3,14 = 5 (m) b. Bán kính của hình tròn là: 18,84 : 3,14 : 2 =3 (dm) - HS nêu. - 1 học sinh đọc trước lớp. - Hs trả lời các câu hỏi của GV. - Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài. - 2 hs đọc, hs nhận xét. - 1 học sinh nhận xét, chữa bài. Bài giải a. Chu vi của bánh xe đạp đó là: 0,65 x 3,14 = 2,041 (m) b. Vì bánh xe lăn được 1 vòng thì xe đạp sẽ đi được quãng đường đúng bằng chu vi của bánh xe đó. Vậy: Quãng đường xe đạp đi được khi bánh xe lăn trên mặt đất 10 vòng là: 2,041 10 = 20,41 (m) Quãng đường xe đạp đi được khi bánh xe lăn trên mặt đất 100 vòng là: 2,041 100 = 204,1 (m) Đáp số: a. 20,41 m b. 204,1m - Hs đọc đề bài và quan sát hình vẽ. - HS làm bài vào vơ. - Chu vi của hinh H chính là tổng độ dài của 1 nửa chu vi hình tròn và độ dài đường kình hình tròn. - Chúng ta cần đi tìm nửa chu vi của hình tròn, sau đó cộng với độ dài đường kính của hình tròn. - 2 HS đọc bài làm của mình. D. 15,42cm - HS tính: 9,42 : 2: 3,14 = 1,5(cm) - 2 học sinh nêu - Về nhà chuẩn bị bài sau: Diện tích hình tròn. Điều chỉnh- bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn: 25/12/2021 Thứ ba ngày 28 tháng 12 năm 2021 Tập đọc Tiết 40: NHÀ TÀI TRỢ ĐẶC BIỆT CỦA CÁCH MẠNG I . YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Hiểu từ ngữ khó: tài trợ, đồn điền, ... Hiểu nội dung bài: Biểu dương 1 công dân yêu nước, một nhà tư sản đã trợ giúp Cách mạng rất nhiều tiền bạc, tài sản trong thời kì Cách mạng gặp rất nhiều khó khăn về tài chính. - Đọc đúng các tiếng, từ: tư sản, trợ giúp, sửng sốt, hết lòng, ... Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài. - Giáo dục HS có lòng yêu nước, có trách nhiệm của một công dân. *GDQPAN: Công lao to lớn của những người yêu nước trong việc đóng góp công sức, tiền bạc cho cách mạng Việt Nam. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Tranh minh hoạ trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc. - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu - Gọi HS đọc đoạn 1 của bài “Thái sư Trần Thủ Độ”. ? Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì? - Gọi HS đọc đoạn 2 của bài ? Nêu nội dung chính của bài” - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới a. Luyện đọc - Gọi hs đọc toàn bài - GV chia đoạn: 5 đoạn. +Đ1: Từ đầu ....Hoà Bình. +Đ2: tiếp .....24 đồng. +Đ3: tiếp ... phụ trách quỹ. +Đ4: tiếp ... cho Nhà nước. +Đ5: Còn lại - Gọi HS đọc nối tiếp đoạn, sửa lỗi phát âm cho hs: Chi Nê, Trợ giúp, sửng sốt. - Gọi HS đọc chú giải - GV kết hợp giải nghĩa từ khó: tư sản, đồn điền... - Yêu cầu HS luyện đọc cặp - Gọi hs đọc toàn bài. - GV nêu giọng đọc toàn bài, đọc mẫu b. Tìm hiểu bài - Yêu cầu học sinh đọc thầm, trao đổi, trả lời câu hỏi cuối bài. ? Kể lại những đóng góp to lớn và liên tục của ông Thiện qua các thời kì: Trước CM, khi CM thành công, trong kháng chiến, sau khi hoà bình lập lại? ? Phần vừa tìm hiểu cho em biết điều gì? ? Việc làm của ông Thiện thể hiện những phẩm chất gì? ? Từ câu chuyện trên, em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của người công dân đối với nước? ? Qua phần tìm hiểu em thấy ông Thiện là người ntn? ? Em hãy nêu ý nghĩa của bài? - GV chốt lại và ghi lên bảng. 3. Hoạt động luyện tập, thực hành * Đọc diễn cảm - Gọi hs đọc bài theo đoạn, nêu giọng đọc từng đoạn. - GV treo bảng phụ đoạn 2 + GV đọc mẫu đoạn văn. + Yêu cầu hs luyện đọc theo cặp. - Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm. - GV nhận xét, đánh giá 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm ? Nêu lại ND của bài? - Từ câu chuyện trên, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của một công dân đối với đất nước ? - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS. - 2 hs đọc và trả lời câu hỏi - Hs nhận xét -HS lắng nghe - 1 Hs đọc. - 5 Hs nối tiếp nhau đọc bài theo đoạn lần 1. - 1 HS đọc - 5 Hs nối tiếp nhau đọc bài theo đoạn lần 2. 1 hs đọc chú giải -HS luyện đọc cặp - 1 hs đọc thành tiếng - Theo dõi GV đọc - 2 học sinh ngồi cạnh nhau cùng đọc thầm bài, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Trước CM: năm 1943 ông ủng hộ quỹ Đảng 3 vạn đồng. + Khi CM thành công: năm 1945 trong tuần lễ vàng, ông ủng hộ chính phủ 64 lạng vàng, góp vào quỹ Độc lập TW 10 vạn đồng Đông Dương. + Trong kháng chiến:: Gia đình ông ủng hộ cán bộ, bộ đội khu II hàng trăm tấn thóc. + Sau khi hoà bình lập lại: ông hiến toàn bộ đồn điền Chi Nê màu mỡ cho Nhà nước. - Những đóng góp to lớn của ông Thiện cho Cách mạng + Việc làm của ông Thiện cho thấy ông là 1 công dân yêu nước, có tấm lòng vì đại nghĩa, sẵn sàng hiến tặng số tài sản rất lớn của mình cho CM vì mong muốn được góp sức mình vào sự nghiệp chung. + 3 hs nối tiếp nhau nêu ý kiến. - Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng - Biểu dương 1 công dân yêu nước, một nhà tư sản đã trợ giúp Cách mạng rất nhiều tiền bạc, tài sản trong thời kì Cách mạng ... - 5 hs nối tiếp nhau đọc + Hs theo dõi GV đọc mẫu để rút ra cách đọc hay. Đọc thể hiện + 2 hs ngồi cùng bàn luyện đọc. - 3 hs tham gia thi đọc diễn cảm. - Hs nêu - Người công dân phải có trách nhiệm đối với vận mệnh của đất nước. - Về nhà: đọc lại bài, chuẩn bị bài sau: Trí dũng song toàn. Điều chỉnh- bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Kể chuyện Tiết 20: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh - Kể lại tự nhiên bằng lời của mình 1 câu chuyện đã nghe, đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. Hiểu ý nghĩa chuyện các bạn kể. - Nghe và biết nhận xét, đánh giá, đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi, ... về câu chuyện mà các bạn kể. Rèn luyện thói quen ham đọc sách. - Tôn trọng những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ viết sẵn gợi ý 2 (SGK/19). - HS: chuẩn bị sách, báo, truyện, ... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu - Gọi 3 hs lên bảng thi kể lại câu chuyện Chiếc đồng hồ. - Gv nhận xét, tuyên dương. - Giới thiệu bài 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới a. Tìm hiểu đề bài - Gọi hs đọc đề bài. - Gv phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, nếp sống văn minh. ? Thế nào là sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh? - Yêu cầu hs đọc phần gợi ý. - GV giới thiệu 1 số câu chuyện về tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh trong chương trình học kì 1 các em đã được đọc, được học. ? Em định kể về ai, hãy giới thiệu cho cả lớp được biết. - GV treo bảng phụ ghi tiêu chí đánh giá lên bảng. Yêu cầu hs đọc. 3. Hoạt động luyện tập, thực hành * Kể trong nhóm - GV chia hs thành nhóm, tổ chức cho hs kể chuyện trong nhóm. - GV đi giúp đỡ từng nhóm, yêu cầu hs chú ý lắng nghe bạn kể và tự cho điểm từng bạn trong nhóm. * Kể trước lớp - Tổ chức cho hs kể chuyện trước lớp - Gọi hs nhận xét truyện kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu. - Gv tổ chức cho hs bình chọn. + Bạn có câu chuyện hay nhất + Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - GV liên hệ mở rộng: ở địa phương em, có những tấm gương nào biết sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS. - 3 Học sinh thi kể chuyện . -HS lắng nghe - 2 hs đọc đề bài - Học sinh: Quan sát lắng nghe. - Hs nối tiếp nhau nêu ý kiến. - 2 Học sinh tiếp nối nhau đọc thành tiếng. - Hs lắng nghe - Hs tiếp nối nhau giới thiệu về câu chuyện mình sẽ kể. - 1 hs đọc - 2 bàn hs tạo thành 1 nhóm cùng kể chuyện nhận xét, bổ sung cho nhau, trao đổi về ý nghĩa câu truyện. - 5 đến 7 HS thi kể, hs khác lắng nghe để hỏi lại bạn. HS thi kể cũng có thể hỏi lại bạn về ý nghĩa câu chuyện tạo không khí sôi nổi hào hứng. - HS nhận xét - Hs bình chọn - Học sinh lắng nghe, kể ra 1 số tấm gương. - Về nhà: kể chuyện cho người thân nghe, chuẩn bị câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. Điều chỉnh- bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tập làm văn Tiết 39: TẢ NGƯỜI ( Kiểm tra viết ) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: - Thực hiện viết 1 bài văn tả người hoàn chỉnh. - Bài văn viết đúng yêu cầu, trình bày rõ ràng, mạch lạc. - Cẩn thận, tỉ mỉ, trình bày sạch sẽ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Tranh ảnh về các nhân vật trong truyện cổ tích, nghệ sĩ hài, ca sĩ. Bảng phụ ghi sẵn cấu tạo của bài văn tả người. - HS: SGK, vở viết văn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu - Cho HS hát. - Bài văn tả người gồm mấy phần? - Yêu cầu hs nêu nội dung của các phần trong cấu tạo của bài văn tả người. - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Hoạt động luyện tập, thực hành - Gọi hs đọc 3 đề kiểm tra trên bảng. - Gv nhắc hs: Vận dụng các kĩ năng viết đoạn mở bài, kết bài của bài văn tả người. Từ các kĩ năng đó, em hãy hoàn chỉnh bài văn tả người sao cho hay, hấp dẫn người đọc. Đề bài 1, 2 em tả nhiều đến hoạt động: động tác, tác phong biểu diễn hơn là ngoại hình. Tuỳ chọn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp. Kết bài mở rộng hoặc không mở rộng. - Yêu cầu hs viết bài. GV theo dõi giúp đỡ học sinh - Gv thu, chấm 1 số bài và nêu nhận xét chung. 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - Gọi HS nhắc lại bố cục bai văn tả người. - Gv nhận xét chung về ý thức làm bài của hs. - Dặn dò HS - HS hát. 3 hs lên bảng, mỗi em nêu nội dung của 1 phần cấu tạo bài văn tả người. - HS lắng nghe. - 1 hs đọc thành tiếng. Đề1: Tả một ca sĩ đang biểu diễn. Đề 2: Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích. Đề3: Hãy tưởng tượng và ỷa lại một nhân vật trong truyện em đã đọc. - Hs lắng nghe - Hs viết bài - HS nêu: gồm 3 phần… - Lắng nghe. -Về nhà: học bài và chuẩn bị bài sau. Các em có thể chọn 1 trong các hoạt động sau để dự kiến chương trình: Biểu diễn văn nghệ của lớp; cổ động về ATGT; thăm nghĩa trang liệt sĩ; làm vệ sinh đường làng. Điều chỉnh- bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Toán Tiết 97: DIỆN TÍCH HÌNH TRÒN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: - Nắm được quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn. - Vận dụng được quy tắc và công thức tính diện tích của hình tròn để giải toán. - Chăm chỉ làm bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng nhóm. - HS: SGK, vở ô li. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu - Hiệu ứng ẩn hiện Trò chơi: Ai thông minh hơn. Câu 1: Chu vi hình tròn có đường kính d = 5cm là: A.175 B. 31,4 C. 17,5 D. 78,5 Câu 2: Chu vi hình tròn có bán kính 4cm là: A.251,2 B.1256 C. 25,12 D. 12,56 Câu 3: Chu vi hình tròn có đường kính 0,3cm là: A. 0,942 B. 942 C.94,2 D. 1,884 - GV phổ biến luật chơi, cách chơi: GV đưa từng câu, gọi HS lên chọn đáp án. Nếu đáp án đúng sẽ hiện dấu , nếu đáp án sai sẽ hiện dấu - Tổ chức cho HS chơi - GV nhận xét, dẫn vào bài mới 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới * Giới thiệu quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn. - GV Giới thiệu quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn thông qua bán kính như SGK trình bày. + Ta có công thức: S = r x r x 3,14 - Gv nêu yêu cầu: Dựa vào quy tắc và công thức tính diện tích của hình tròn hãy tính diện tích của hình tròn có bán kính là 2dm. - Gọi hs đọc kết quả bài của mình. - GV nhận xét và nêu lại kết quả của bài toán. 3. Hoạt động luyện tập, thực hành *Bài tập 1: Tính diện tích hình tròn có bán kính r. - Gọi hs đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu 1 HS làm màn chiếu (Chức năng bút), lớp làm vở - Yêu cầu hs đổi vở kiểm tra chéo. Đọc bài làm - Gọi học sinh nhận xét bài trên bảng. - GV chữa bài ? Muốn tính diện tích hình tròn ta làm như thế nào? *Bài tập 2: Tính diện tích hình tròn có đường kính d. - Gọi hs đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu 1 HS làm màn chiếu (Chức năng bút), lớp làm bài vào vở - Yêu cầu hs đổi vở kiểm tra chéo. Đọc bài làm - Gọi học sinh nhận xét bài trên bảng. - GV chữa bài . ? Muốn tính diện tích hình tròn khi biết đường kính ta làm như thế nào? (Trước tiên phải tìm bán kính của hình tròn bằng cách lấy đường kính chia cho 2) *Bài tập 3: - Gọi hs đọc bài toán. - Yêu cầu 1 hs làm màn chiếu (Chức năng bút), lớp làm bài vào vở - Phần mềm Smart DC pro - Sử dụng đèn hắt: đưa bài 2 HS dưới lớp lên màn chiếu qua đèn hắt. Yêu cầu HS đọc bài , lớp nhận xét. - Yêu cầu nhận xét bài bảng. - GV nhận xét, chữa bài, chốt lại cách giải bài toán 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - Tính diện tích hình tròn có bán kính là 1,5cm. - Chức năng mực thần kì: HS tính đúng sẽ được lên dùng kính soi kết quả ? Muốn tính diện tích hình tròn ta làm như thế nào? - GV nhận xét tiết học - Dặn dò HS. - 4 HS lên bảng chọn đáp án đúng, nêu cách làm. - HS theo dõi. - Hs làm bài vào vở, 1 hs lên làm bài trên bảng nhóm. - 2 hs đọc - hs nhận xét. - HS nhận xét, chữa bài Diện tích hình tròn là: 2 x 2 x 3,14 = 12,56 (dm2) - 1 HS đọc - 1 hs lên bảng làm bài, cả lớp thực hiện làm bài vào vở. - 2 Học sinh đổi vở kiểm tra chéo, nhận xét bài của bạn. - HS nhận xét, chữa bài. Diện tích hình tròn là: a. 5 x 5 x 3,14 = 3,14 (cm2) b. 0,4 x 0,4 x 3,14 = 0,5024(dm2) c. x x 3,14 = 1,1304 (m2) - HS nêu - 1 HS đọc - HS lên bảng làm bài, cả lớp thực hiện làm bài vào vở . - 2 Học sinh đổi vở kiểm tra chéo, nhận xét bài của bạn. - HS nhận xét, chữa bài. a.Bánkính của hình tròn:12:2=6(cm) Diện tích hình tròn là: 6 x 6 x 3,14 = 113,04 (cm2) b. 40,6944(dm2) c. 0,5024 (m2) - HS nêu. - 1 hs đọc thành tiếng. - 1 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. - 2 hs đọc bài, hs nhận xét. Bài giải Diện tích của mặt bàn là: 45 x 45 x 3,14 = 6358,5 (cm2) Đáp số: 6358,5 cm2 - Chữa bài, nhận xét. - HS tính: 1,5 x 1,5 x 3,14 = 7,065(cm2) - 2 Hs nêu lại - Về nhà chuẩn bị bài sau: Luyện tập. Điều chỉnh- bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn: 26/12/2021 Ngày giảng:Thứ tư ngày 29 tháng 12 năm 2021 Toán Tiết 98: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Ôn lại công thức tính chu vi và diện tích của hình tròn. - Từ công thức tính chu vi và diện tích của hình tròn áp dụng để giải các bài Toán có liên quan. - Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ vẽ sẵn hình minh hoạ bài tập 3. Phiếu bài tập. - HS: SGK, vở ô li. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu - Gọi hs lên bảng viết công thức tính diện tích hình tròn ? Muốn tính diện tích hình tròn ta làm ntn? - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Hoạt động luyện tập, thực hành *Bài tập 1: Tính diện tích hình tròn có bán kính r - Gọi hs đọc đề bài - Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân. - Yêu cầu hs đổi vở kiểm tra chéo. - Gọi HS nhận xét bài trên bảng. - GV chữa bài. ? Nêu lại cách tính diện tích hình tròn ? *Bài tập 2: Tính diện tích hình tròn biết chu vi… - Gọi hs đọc đề bài. - Yêu cầu học sinh làm bài theo cặp - Gọi HS đọc bài làm - Gọi HS nhận xét bài trên bảng - GV nhận xét, chốt bài giải đúng ? Biết chu vi của hình tròn muốn tính diện tích của hình tròn ta làm như thế nào? *Bài tập 3 - Gọi hs đọc đề bài toán. - GV yêu cầu hs quan sát hình vẽ, và suy nghĩ để nêu cách tính diện tích của thành giếng. - GV yêu cầu hs năng khiếu làm bài, sau đó đi theo dõi, hướng dẫn hs còn hạn chế - Gọi HS đọc bài làm - Gọi hs nhận xét bài làm trên bảng. - GV nhận xét. Chốt lại cách tính diện tích và bán kính của hình tròn. 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm ? Muốn tính chu vi, diện tích hình tròn ta làm như thế nào? ? Biết chu vi hoặc diện tích tính đường kính hoặc bán kính ta làm thế nào? - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS - 1 hs lên bảng viết công thức - 2 HS trả lời -HS lắng nghe - 1 học sinh đọc trước lớp. - 2 hs lên bảng làm bài , cả lớp thực hiện làm bài vào vở. - 2 Học sinh đổi vở kiểm tra chéo, nhận xét bài của bạn. - HS nhận xét, chữa bài. a. Diện tích của hình tròn là: 6 x 6 x 3,14 = 113,04(cm2) b. Diện tích của hình tròn là: 0,35 x 0,35 x 3,14 = 0,38465 (dm2) - HS nêu. - 1 HS đọc đề bài. - 1HS lên bảng làm bài. HS dưới lớp làm bài vào vở. - 2 HS đọc bài làm, lớp nhận xét - HS nhận xét Bài giải Bán kính của hình tròn là: 6,28 : 2 : 3,14 = 1 (cm) Diện tích của hình tròn là: 1 x 1 x 3,14 = 3,14 (cm2) Đáp số: 3,14 (cm2) - HS nêu: Tính bán kính sau đó tính diện tích. - 1 hs đọc - Hs trao đổi và đi đến thống nhất: diện tích phần tô đậm bằng diện tích hình tròn to trừ đi diện tích của hình tròn nhỏ . - 1 hs lên bảng làm bài, hs cả lớp làm bài vào vở ôli. - 2 HS đọc bài làm, nhận xét - HS nhận xét, chữa bài. - Theo dõi bài chữa của GV. Bài giải Diện tích của hình tròn nhỏ miệng giếng là: 0,7x0,7x3,14=1,5368(m2) Bán kính của hình tròn lớn là: 0,7 + 0,3 = 1(m) Diện tích hình tròn lớn là: 1 x 1 x 3,14 = 3,14( m2) Diện tích thành giếng là: 3,14 – 1,5368 = 1,6014(m2) Đáp số: 1,6014m2 - HS trả lời. - HS trả lời - Về nhà chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung. Điều chỉnh- bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn: 27/12/2021 Ngày giảng: Thứ năm ngày 21 tháng 1 năm 2021 Luyện từ và câu Tiết 40: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Hiểu được cách nối vế câu ghép bằng quan hệ từ. Sử dụng đúng quan hệ từ để nối các vế câu ghép. - Xác định được các vế trong câu ghép, các quan hệ từ, cặp quan hệ từ được sử dụng để nối các vế câu ghép. - GD HS yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Các câu văn ở bài 1, phần luyện tập viết vào từng mảnh giấy. Bảng phụ viết sẵn 2 câu ghép ở bài tập 2. Bảng phụ viết sẵn bài tập 3. - HS: SGK, VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu - Cho HS chia thành 2 nhóm xếp các từ: công dân, công nhân, công bằng, công cộng, công lí, công nghiệp, công chúng, công minh, công tâm vào 3 nhóm cho phù hợp - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới * Tìm hiểu ví dụ *Bài tập 1 - Gọi HS đọc yc và nội dung bài. - Yêu cầu hs làm bài tập theo cặp. - Gọi hs phát biểu. GV ghi nhanh lên bảng câu trả lời của hs. - GV nhận xét, kết luận lời giải đúng. *Bài tập 2 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu hs tự làm bài. Nhắc hs dùng gạch chéo ( / ) tách các vế câu ghép, khoanh tròn vào từ, dấu câu nối các vế câu. - Gọi hs nhận xét bài bạn . - GV nhận xét, kết luận lời giải đúng. *Bài tập 3 ? Cách nối các vế câu trong những câu ghép trên có gì khác nhau? ? Các vế câu ghép 1 và 2 được nối với nhau bằng từ nào? - GV kết luận: Các vế câu trong câu ghép có thể được nối với nhau bằng 1 quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ. * Ghi nhớ - Yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ. - Yêu cầu HS lấy VD minh họa 3. Hoạt động luyện tập, thực hành *Bài tập 1 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu hs tự làm bài. - GV gợi ý: Tìm câu ghép trong đoạn văn, phân tích các vế câu bằng gạch chéo ( / ), khoanh tròn vào cặp quan hệ từ trong câu. - GV xét, kết luận lời giải đúng. *Bài tập 2 - Gọi HS đọc yêu cầu và ND bài. ? 2 câu ghép bị lược bớt QHT trong đoạn văn là 2 câu nào? - Yêu cầu hs tự làm bài. - GV nhận xét, kết luận lời giải đúng. ? Vì sao tác giả có thể lược bớt những từ đó? - GV kết luận: Tác giả lược bớt các từ trên để câu văn gọn, thoáng, tránh lặp. Lược bớt nhưng người đọc vẫn hiểu đầy đủ, hiểu đúng. *Bài tập 3 - Nêu y/c và nội dung của bài. - Yêu cầu hs tự làm bài. - Gọi hs nxét bài bạn làm trên bảng. - GV nxét, kết luận lời giải đúng. ? Em có nhận xét gì về quan hệ giữa các vế câu trong các câu ghép trên? 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - Tìm các quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau: + Tôi khuyên nó.....nó vẫn không nghe. + Mưa rất to....gió rất lớn. ? Hãy nêu cách nối các vế trong câu ghép bằng quan hệ từ? cho ví dụ. - GV nhận xét tiết học. Dặn dò HS - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: MRVT: Công dân - HS chơi -HS lắng nghe - 1 hs đọc thành tiếng. - 2 hs trao đổi, thảo luận, làm bài. - Các câu ghép: C1:Anh công nhân ... tiến vào. C2: Tuy đồng chí ... cho đồng chí. C3: Lê - nin không tiện .... Vào ghế cắt tóc. - 1 hs đọc thành tiếng trước lớp. - 3 hs làm bài trên bảng lớp, mỗi hs làm 1câu. Dưới lớp làm vào VBT. - 1 hs nhận xét. - Hs chữa bài (nếu sai). + Câu 1: vế 1 và vế 2 được nối với nhau bằng quan hệ từ thì, vế 2 và vế 3 được nối với nhau trực tiếp. + Câu 2; vế 1 và vế 2được nối với nhau bằng cặp qhệ từ tuy ... nhưng. + Câu 3: vế 1 và vế 2 được nối với nhau trực tiếp. - Hs nối tiếp nhau trả lời: Các vế câu ghép được nối với nhau bằng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ. - Hs lắng nghe. - 3 hs tiếp nối nhau đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm để thuộc bài tại lớp. - 3 đến 5 hs đọc câu mình đặt. - 1 hs đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - 1 hs làm bài vào bảng phụ, hs cả lớp làm bài vào VBT. - Hs nhận xét. - Hs chữa bài (nếu sai). - 1 hs đọc thành tiếng trước lớp. - Là câu: ( ... ) Thái hậu hỏi người hâu hạ giỏi ... Trần Trung Tá! - 1 hs làm trên bảng phụ, hs dưới lớp làm bài vào VBT. - Hs nhận xét. Hs chữa bài (nếu sai). - Nối tiếp nhau trả lời: Vì để cho câu văn gọn, không bị lặp từ mà người đọc vẫn hiểu đúng. - Hs lắng nghe. - 1 hs đọc thành tiếng trước lớp. - 1 hs làm trên bảng phụ, hs dưới lớp làm bài vào VBT. - Hs nhận xét, Hs chữa bài . - Hs: Câu a, b là quan hệ tương phản; câu c là quan hệ lựa chọn. - HS nghe và thực hiện + Tôi khuyên nó nhưng nó vẫn không nghe. + Mưa rất to và gió rất lớn. - 2 hs lần lượt trả lời. Điều chỉnh- bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tập làm văn Tiết 40: LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Biết cách lập chương trình hoạt động nói chung và lập CTHĐ cho 1 buổi sinh hoạt tập thể. - Rèn luyện óc tổ chức, tác phong làm việc khoa học, ý thức tập thể. - Chăm chỉ học tập. *KNS: Hợp tác (ý thức tập thể, làm việc nhóm, hoàn thành CTHĐ). Thể hiện sự tự tin. Đảm nhận trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ. - HS: SGK, VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu - GV nhận xét về bài viết của hs tiết trước. - Giới thiệu bài 2. Hoạt động luyện tập, thực hành *Bài tập 1 - Yêu cầu hs đọc yêu cầu và nội dung bài tập. ? Em hiểu việc bếp núc nghĩa là gì? - Yêu cầu hs làm bài tập. ? Buổi họp bàn về việc gì? ? Các bạn đã quyết định chọn hình thức, hoạt động nào để chúc mừng thầy cô? ? Mục đích của hoạt động đó là gì? ? Để tổ chức buổi liên hoan, có những việc gì phải làm? ? Hãy kể lại trình tự của buổi liên hoan? ? Theo em 1 CTHĐ gồm có mấy phần, là những phần nào? - GV ghi nhanh lên bảng ý kiến của hs. *Bài tập 2 - Gọi hs đọc yêu cầu của bài. - Chia hs thành các nhóm, phát giấy khổ to, bút dạ cho từng nhóm, mỗi nhóm 3 tờ. - Yêu cầu hs trong nhóm thảo luận để viết lại CTHĐ. - GV nhắc hs: Sau khi bàn bạc, chia nhóm thành 3 tốp, mỗi tốp lập chương trình cho 1 hoạt động cụ thể. Các em có thể thêm các tiết mục văn nghệ mà lớp Thuỷ Minh chưa có. - Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng, đọc phiếu. - Gv cùng cả lớp bổ sung. 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm ? Lập CTHĐ có tác dụng gì? ? Hãy nêu cấu tạo của 1 CTHĐ? - GV nhận xét tiết học.Dặn dò HS - Hs lắng nghe - 2 hs nối tiếp nhau đọc thành tiếng. Hs dưới lớp đọc thầm. + Việc bếp núc: việc chuẩn bị thức ăn, nước uống, bát đĩa, ... - 2 hs ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận, trả lời từng câu hỏi trong SGK. + Liên hoan văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo VN 20 - 11. + Liên hoan văn nghệ tại lớp. + Chúc mừng thầy cô nhân ngày NGVN và bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo. + Chuẩn bị hoa quả, bánh kẹo, chén đĩa: Tâm, Phượng và các bạn nữ. Trang trí lớp học: Trung, Nam, Sơn. Ra báo: Thuỷ Minh + Ban biên tập. Cả lớp viết bài, vẽ hoặc sưu tầm. Các tiết mục văn nghệ: dẫn chương trình - Thu Hương, kịch câm - Tuấn béo, kéo đàn - Huyền Phương, các tiết mục khác. + Mở đầu là chương trình văn nghệ. Thu Hương dẫn chương trình, Tuấn Béo diễn kịch câm, Huyền Phương kéo đàn ... Cuối cùng thầy chủ nhiệm phát biểu khen báo tường của lớp hay, khen các tiết mục biểu diễn tự nhiên, buổi liên hoan được tổ chức chu đáo. + Gồm có 3 phần I. Mục đích. II. Phân công chuẩn bị. III. Chương trình cụ thể. - 1 hs đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - 2 bàn hs quay lại tạo thành 1 nhóm, lên nhận đồ dùng học tập. - Hs hoạt động theo nhóm. - HS lắng nghe. - Hs dán phiếu, đọc phiếu. - Hs bổ sung. - 2 hs lần lượt trả lời. - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Lập chương trình hoạt động Điều chỉnh- bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Khoa học Tiết 39: SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC (Tiếp theo) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: - Làm thí nghiệm để biết được sự biến đổi hoá học (trường hợp đơn giản). - Tham gia 1 số trò chơi để biết được vai trò của ánh sáng và nhiệt trong biến đổi hoá học. - Yêu thích khám phá khoa học, bảo vệ môi trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Dụng cụ thí nghiệm - HS: SGK, VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu ? Thế nào là sự biến đổi hoá học? cho ví dụ. ? Hãy phân biệt sự biến đổi lí học và sự biến đổi hoá học? - Gv nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới * Hoạt động 1: Vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học. + Chia nhóm, mỗi nhóm 4 hs, yêu cầu hs chuẩn bị các dụng cụ làm thí nghiệm, đọc kĩ thí nghiệm trong SGK/80. + GV rót giấm vào chén nhỏ cho từng nhóm. + Yêu cầu hs trong các nhóm viết bức thư của nhóm mình cho nhóm khác 1 cách bí mật. - GV giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn. - Sau khi các nhóm đã viết và gửi bức thư đến nhóm mình gửi, GV gọi 2 nhóm mang bức thư lên trước lớp : ? Hãy đọc bức thư mà nhóm mình nhận được? ? Em hãy dự đoán xem muốn đọc bức thư này người nhận phải làm thế nào? - Gv cho 3 hs hơ bức thư trước ngọn nến và đọc lên nội dung bức thư nhóm mình nhận được. Lưu ý nhắc hs không hơ giấy quá gần lửa đề phòng cháy. ? Khi em hơ bức thư lên gần ngọn lửa thì có hiện tượng gì xảy ra? ? Điều kiện gì làm giấm đã khô trên giấy biến đổi hoá học? ? Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra khi nào? - Gv kết luận: Thí nghiệm các em vừa làm chứng tỏ sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới sự tác dụng của nhiệt. * Hoạt động 2: Vai trò của ánh sáng trong biến đổi hoá học. * Thí nghiệm 1 - Yêu cầu hs đọc thí nghiệm 1 trong SGK/80. - Yêu cầu hs trao đổi, thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi: ? Hiện tượng gì đã xảy ra? ? Hãy giải thích hiện tượng đó? - GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. Lưu ý hs quan sát kĩ hình 9b và giải thích tại sao lại có hiện tượng đó. - Gọi hs trình bày kết quả thảo luận. GV khuyến khích hs các nhóm hỏi lại bạn nếu chưa rõ, tạo không khí sôi nổi hào hứng trong lớp học. - GV nhận xét, khen ngợi hs, nhóm làm việc tích cực, trình bày rõ ràng. * Thí nghiệm 2 - Gv tiến hành tương tự như ví dụ 1 ? Qua 2 thí nghiệm trên, em rút ra kết luận gì về sự biến đổi hoá học. - Gv KL: Sự biến đổi từ chất này sang chất khác gọi là sự biến đổi hoá học. Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của á/ sáng hoặc nhiệt độ. 3. Hoạt động luyện tập, thực hành - Gv đưa câu hỏi lên màn chiếu cho HS trả lời câu hỏi: a, Hãy nêu một vài ví dụ chứng tỏ nhiệt độ có tác dụng làm biến đổi hóa học của một số chất. b, Hãy nêu một vài ví dụ chứng tỏ ánh sáng cũng có tác dụng làm biến đổi hóa học của một số chất. - GV kết luận về sự biến đổi hóa học. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm ? Thế nào là sự biến đổi hoá học? ? Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra với điều kiện gì? - GV nhận xét tiết học. Dặn dò - 2 hs lên bảng trả lời. - Hs nhận xét - HS lắng nghe. - Hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV. + Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm, 2 hs nối tiếp nhau đọc thí nghiệm cho cả lớp nghe. - Làm việc theo yêu cầu của GV. + Không đọc được bức thư vì không nhìn thấy chữ. + Muốn đọc được bức thư phải hơ trên ngọn lửa. - 3 hs tiến hành làm thí nghiệm và đọc to bức thư cho cả lớp nghe. + Khi hơ bức thư lên ngọn lửa thì giấm viết khô đi và dòng chữ hiện lên. + Điều kiện làm giấm đã khô trên giấy biến đổi hoá học là do nhiệt từ ngọn nến đang cháy. + Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra khi có sự tác động của nhiệt. - Hs lắng nghe. - 2 hs nối tiếp nhau đọc cho cả lớp nghe. - 2 bàn hs quay lại với nhau tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi. - 1 hs đại diện cho nhóm trình bày, hs các nhóm khác bổ sung. - Hs lắng nghe. - HS: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới sự tác dụng của ánh sáng. - Hs lắng nghe. - HS trả lời Trả lời: Ví dụ: - Ở nhiệt độ cao đường cháy biến thành chất khác; - Khi đun với đá vôi ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra vôi sống và khí các-bô-níc,… Trả lời: Ví dụ: Quần áo màu khi phơi nắng sẽ bị bạc màu. - 2 hs nối tiếp nhau trả lời. - Về nhà ôn lại kiến thức đã học, chuẩn bị tốt cho bài: Năng lượng. Điều chỉnh- bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Khoa học Tiết 40: NĂNG LƯỢNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: - Tự làm thí nghiệm đơn giản về: Các vật có biến đổi vị trí, hình dạng, nhiệt độ, ... là nhờ được cung cấp năng lượng. - Nêu được 1 số ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó. - Yêu thích khoa học, góp phần bảo vệ môi trường. *GDBVMTBĐ: bảo vệ môi trường khi sử dụng các dạng năng lượng để hoạt động và biến đổi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Nến, diêm, pin tiểu, 1 đồ chơi chạy bằng pin tiểu. Bảng nhóm. - HS: SGK, VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu ? Thế nào là sự biến đổi hoá học? cho ví dụ. ? Hãy lấy ví dụ chứng tỏ sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt? ? Hãy lấy ví dụ chứng tỏ sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng? - Gv nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới * Hoạt động 1: Nhờ cung cấp năng lượng mà các vật có biến đổi vị trí, hình dạng .... - GV tiến hành làm từng thí nghiệm cho hs quan sát, trả lời để đi đến kết luận: Muốn làm cho các vật xung quanh biến đổi cần phải có năng lượng (Thí nghiệm trong SGK/82). ? Qua 3 thí nghiệm, em thấy các vật muốn biến đổi cần có điều kiện gì? - Yêu cầu hs đọc mục Bạn cần biết trong SGK/82 * Hoạt động 2: Một số nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của con người, động vật, phương tiện. - GV yêu cầu hs đọc mục Bạn cần biết trong SGK/88. - GV nêu yêu cầu: Em hãy quan sát các hình minh hoạ 3, 4, 5 trong SGK/83 và nói tên những nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của con người, động vật, máy móc. - GV đi giúp đỡ những cặp gặp khó khăn. - Gọi 1 cặp khá làm mẫu. - Gọi hs trình bày. ? Muốn có năng lượng để thực hiện các hoạt động con người cần phải làm gì? ? Nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động của con người được lấy từ đâu? - Gọi hs đọc lại mục Bạn cần biết trong SGK/83. 3. Hoạt động luyện tập, thực hành * Liên hệ thực tế .- Gv tổ chức cho hs liên hệ thực tế về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động. - Chia lớp thành 2 đội: mỗi đội cử ra 2 hs làm trọng tài ghi điểm. - GV hướng dẫn hs cách chơi: 1 đội nêu 1 hoạt động, đội kia phải chỉ ra được nguồn năng lượng cho hoạt động đó. Sau đó đổi bên. Nếu đếm đến 3 mà đội nào chưa đưa ra được hoặc nguồn năng lượng sẽ mất lượt chơi và trừ 1 điểm. Mỗi câu trả lời đúng, 1 hoạt động nêu đúng tính 1 điểm. - Tổ chức cho hs chơi trong 5 đến 6 phút. - Tổng kết cuộc chơi. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm ? Muốn có năng lượng để thực hiện các hoạt động con người cần phải làm gì? - Chia sẻ với mọi người cần có ý thức bảo vệ các nguồn năng lượng quý. - GV nxét tiết học khen ngợi hs hăng hái tham gia xây dựng bài. Dặn dò - 3 hs lên bảng trả lời. - Hs nhận xét -HS lắng nghe - Hs chú ý quan sát Gv làm thí nghiệm và trả lời các câu hỏi của GV. - Hs nêu: Các vật muốn biến đổi thì cần phải được cung cấp 1 năng lượng - 2 hs tiếp nối nhau đọc cho cả lớp nghe. - 2 hs nối tiếp nhau đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - Hs lắng nghe. - 2 hs ngồi cùng bàn cùng trao đổi theo hướng: 1 hs nêu hoạt động 1 hs nêu nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động đó sau đó đổi việc. - 2 hs khá làm mẫu cho cả lớp theo dõi. - Từng cặp hs trình bày, mỗi cặp chỉ nói về 1 hoạt động. + Muốn có năng lượng để thực hiện các hoạt động con người cần phải ăn, uống và hít thở. + Nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động của con người được lấy từ thức ăn. - 1 hs đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - 4 hs lên bảng ghi điểm: 2 hs ghi điểm, 2 hs giám sát bạn ghi điểm. - Hs lắng nghe GV hướng dẫn cách chơi. - Hs cả lớp chơi trò chơi. - Muốn có năng lượng để thực hiện các hoạt động con người phải ăn, uống và hít thở. - Về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, ghi lại vào vở xem con người đã sử dụng năng lượng mặt trời vào những việc gì. Điều chỉnh- bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn: 28/12/2021 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 31 tháng 12 năm 2021 Địa lí Tiết 20: CHÂU Á (tiếp theo) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Nêu được đặc điểm về dân cư, tên 1 số hoạt động kinh tế của người dân châu Á và ích lợi của các hoạt động này. - Kể tên các nước Đông Nam Á, nêu được các nước Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, trồng được nhiều lúa gạo, cây công nghiệp và khai thác khoáng sản. - Dựa vào bản đồ, lược dồ nhận biết được sự phân bố 1 số hoạt động sản xuất của người dân châu Á. - HS biết bảo vệ môi trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bản đồ các nước châu Á. Bản đồ tự nhiên châu Á. Các hình minh hoạ của SGK. Phiếu học tập của hs. - HS: SGK, VBT. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu ?Dựa vào quả địa cầu, hãy cho biết vị trí địa lí và giới hạn của châu Á? ? Hãy kể tên 1 số cảnh thiên nhiên ở châu Á và cho biết cảnh đó thuộc khu vực nào của châu Á? - Gv nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới *Hoạt động 1:Các dân tộc ở châu Á - GV yêu cầu quan sát hình 4 và hỏi: Người dân châu Á có màu da như thế nào? ? Vì sao người Bắc Á có nước da sáng màu còn người Nam Á có màu da sẫm màu? ? Các dân tộc ở châu Á có cách ăn mặc và phong tục tập quán như thế nào? ? Dân cư châu Á tập trung nhiều ở vùng nào? - GV : Phần lớn dân cư châu Á là người da vàng…. nhưng họ đều có quyền bình đẳng, quyền sống và học tập như nhau. * Hoạt động 2: Hoạt động kinh tế.. ?Cho biết lược đồ thể hiện nội dung gì? - GV tổ chức cho hs làm việc theo nhóm, cùng xem lược đồ, thảo luận để hoàn thành bảng thống kê về các ngành kinh tế, quốc gia có ngành đó và lợi ích kinh tế mà ngành đó mang lại (đưa mẫu bảng thống kê cho các nhóm). - GV gọi nhóm trình bày nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn. - GV giúp hs phân tích bảng thống kê. ? Dựa vào bảng thống kê và lược đồ kinh tế 1 số nước châu Á, em hãy cho biết ngành sản xuất chính của đa số người dân châu Á là gì? ? Các sản phẩm nông nghiệp của chủ yếu người dân châu Á là gì? ? Ngoài sản xuất nông nghiệp, dân cư châu Á còn có ngành sxuất nào? ? Ngành công nghiệp nào phát triển mạnh ở châu Á?- GV kết luận: *Hoạt động3:Khu vực ĐôngNam Á. - Yêu cầu hs làm việc theo nhóm - Gv yêu cầu 1 nhóm dán phiếu của nhóm mình lên bảng, trình bày, yêu cầu các nhóm khác theo dõi. - Gv kết luận về phiếu làm đúng sau đó dựa vào phiếu để trình bày 1 số đặc điểm chính về vị trí, giới hạn, đặc điểm tự nhiên và các ngành kinh tế của khu vực Đông Nam á,bổ sung ý kiến để có câu trả lời hoàn chỉnh. - Gv kết luận: Khu vực ĐNA có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Người dân trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp, khai thác khoáng sản. 3 Hoạt động luyện tập, thực hành - Gv phát phiếu học tập cho các nhóm. - Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài. - Gọi HS trình bày. 1. Điền từ vào chỗ trống (…) sao cho đúng. Châu Á có số dân ….. thế giới. Người dân sống tập trung đông đúc tại các ….. châu thổ và sản xuất …. là chính. Một số nước phát triển công nghiệp khai thác …… 2. Đánh dấu × vào ô ☐ trước những ý đúng. Khu vực Đông Nam Á sản xuất được nhiều lúa gạo vì: ☐ Có nhiều đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển màu mỡ. ☐ Có nhiều đất đỏ badan. ☐ Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên. ☐ Có khí hậu gió mùa nóng ẩm. - GV kết luận về đặc điểm của Châu Á và Đông Nam Á 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - Kể tên 11 nước thuộc khu vực ĐNÁ ? - Gọi hs nêu nhanh các đặc điểm về vị trí, giới hạn của khu vực Đông Nam á. Gv nhận xét tiết học. Hãy cho biết hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á có tên là gì? - GV cho HS xem lá cờ biểu tượng của ASEAN và hỏi ý nghĩa biểu tượng của lá cờ. GV kết luận: Ý nghĩa biểu tượng của lá cờ được mô tả chi tiết trong Hiến chương ASEAN. Màu xanh tượng trưng cho hòa bình và ổn định, màu đỏ thể hiện lòng can trường và tính năng động, màu trắng thể hiện sự thuần khiết, và màu vàng thể hiện sự phồn vinh. 10 nhánh lúa tượng trưng cho 10 thành viên ASEAN. Màu sắc lá cờ - xanh dương, đỏ, trắng, vàng - đều là các màu chủ đạo trên quốc kỳ 10 nước thành viên ASEAN. - GV cho Hs xem hình ảnh Việt Nam gia nhập ASEAN và hỏi: Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày tháng năm nào? GV chốt: - Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào ngày 28/7/1995. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á được thành lập ngày 8/8/1967 tại Băng cốc - Thái Lan. Khi mới thành lập, ASEAN gồm 5 nước là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Năm 1984 ASEAN kết nạp thêm Bru-nây Da-ru-xa-lam làm thành viên thứ 6. Ngày 28/7/1995 Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội. Ngày 23/7/1997 kết nạp Lào và Mi-an-ma. Ngày 30/4/1999, Cam-pu-chia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN. Đông Timo đã gửi đơn xin gia nhập Asean năm 2011 và đến nay Đông Timo là nước duy nhất chưa phải là thành viên chính thức của tổ chức này. - Việc gia nhập ASEAN đã thể hiện rõ nét chính sách chủ động hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam, mở ra một thời kỳ hội nhập sâu vào khu vực của Việt Nam trên các lĩnh vực văn hóa, chính trị - an ninh, kinh tế. - Gia nhập ASEAN năm 1995 của Việt Nam được đánh giá là một quyết định rất quan trọng trong việc gắn kết các nước trong khu vực, cùng với khu vực xây dựng một môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác; tạo cơ hội và tạo đà cho Việt Nam từ hội nhập khu vực đến hội nhập quốc tế, giúp Việt Nam nâng cao vị thế, mở rộng hợp tác với các nước không chỉ trong khu vực mà với cả các nước đối tác lớn. - Về nhà: học bài và chuẩn bị bài sau: Các nước láng giếng của VN. - 2 HS lên bảng trả lời. HS dưới lớp nhận xét, bổ sung. -HS lắng nghe - Hs quan sát và nêu: Dân cư châu Á chủ yếu là người da vàng nhưng cũng có người da trắng hơn, người da nâu đen (người Nam á). + Vì lãnh thổ châu Á rộng lớn, trải trên nhiều đới khí hậu khác nhau. Người sống ở vùng hàn đới, ôn đới (Bắc á) thường có nước da sáng màu. Người sống ở vùng nhiệt đới (Nam á) thường có nước da sẫm màu. + Hs so sánh 2 bức hình 4a, 4b : Các dân tộc có cách ăn mặc và phong tục tập quán khác nhau. + Tập trung nhiều ở các đồng bằng châu thổ màu mỡ. - HS lắng nghe. - Hs đọc tên, đọc chú giải và nêu: Lược đồ kinh tế châu Á, lược đồ thể hiện 1 số ngành kinh tế chủ yếu ở châu Á, 1 số nước, lãnh thổ và thủ đô của các nước này. - 2 bàn hs quay lại với nhau tạo thành 1 nhóm cùng xem lược đồ, đọc SGK và hoàn thành bảng thống kê.+ 1 nhóm viết bảng thống kê vào giấy khổ to. + 1 nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến, cả lớp thống nhất phiếu hoàn chỉnh như trong TKBG/120. - Mỗi câu hỏi 1 hs phát biểu. + Nông nghiệp là ngành sản xuất chính của đa số người dân châu Á. + Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lúa mì, lúa gạo, thịt, sữa …. + Họ còn phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. + Đặc biệt ngành công nghiệp khai khoáng phát triển mạnh vì các nước châu Á có nguồn tài nguyên khoáng sản lớn, đặc biệt là dầu mỏ. - 2 bàn hs quay lại với nhau tạo thành 1 nhóm, cùng thảo luận để hoàn thành phiếu. - Đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Hs lần lượt lên bảng thực hiện các yêu cầu sau: + Chỉ trên lược đồ các khu vực châu á và nêu vị trí, giới hạn của khu vực ĐNA. + Giải thích vì sao ĐNA có khí hậu nóng ẩm, rừng chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới. - HS nhận phiếu làm bài theo cặp. - Trình bày bài làm của mình. Trả lời: 1. Châu Á có số dân đông nhất thế giới. Người dân sống tập trung đông đúc tại các đồng bằng châu thổ và sản xuất nông nghiệp là chính. Một số nước phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản. 2. Khu vực Đông Nam Á sản xuất được nhiều lúa gạo vì: ☒ Có nhiều đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển màu mỡ. ☐ Có nhiều đất đỏ badan. ☐ Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên. ☒ Có khí hậu gió mùa nóng ẩm. - HS nêu: Viêt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Sin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Đông-ti-mo, Mi-an-ma,Bru-nây... - 1 số hs nêu. -hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á có tên là ASEAN. - HS quan sát và trả lời theo ý hiểu. - Hs lắng nghe Điều chỉnh- bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Lịch sử Tiết 19: ÔN TẬP: CHÍN NĂM KHÁNG CHIẾN BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC (1945 - 1954) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Học xong bài này HS biết. - Lập bảng thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1945 đến năm 1954 dựa theo nội dung các bài đã học . - Tóm tắt được các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn 1945 - 1954. - Giáo dục học sinh lòng tự hào về lịch sử của dân tộc và ý thức tích cực học tập góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước hoà bình... II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bản đồ Hành chính Việt Nam. Các hình minh hoạ trong SGK từ bài 12 đến bài 17. Lược đồ các chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947, Biên giới thu - đông 1950, ĐBP 1954. Phiếu học tập. - HS: SGK, VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu - Cho HS chơi trò chơi ‘Truyền bóng’’, trả lời các câu hỏi : ?Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm mấy đợt ? ?Nêu ý nghĩa của chiến thắng ĐBP? - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Hoạt động luyện tập, thực hành * Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm - GV chia lớp làm 3 nhóm và phát phiếu học tập cho các nhóm , yêu cầu mỗi nhóm thảo luận 1 câu hỏi trong SGK , từ câu 1 đến câu 3. - GV nhận xét chốt ý đúng. * Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân - GV yêu cầu HS làm vào VBT trả lời câu hỏi 4 SGK. - GV nhận xét, chốt ý đúng. 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - GV tổ chức cho HS trò chơi " Tìm địa chỉ đỏ". GV dùng bảng phụ đề sẵn các địa danh tiêu biểu, HS dựa vào kiến thức đã học kể lại sự kiện , nhân vật lịch sử tương ứng với các địa danh đó. - GV tổng kết nội dung bài . - Nhận xét tiết học. - Dặn dò hs: - HS chơi - Nhận xét -HS lắng nghe - Các nhóm làm việc - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - Lớp nhận xét bổ sung. + Cụm từ " nghìn cân treo sợi tóc "" + Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. + Thời gian bắt đầu rạng sáng ngày 19-12-1946......... + Thời gian kết thúc ngày 7-5-1954.... + Khẳng định tinh thần quyết tâm chiến đấu hi sinh vì độc lập dân tộc. + Hịch tướng sĩ . - HS nối tiếp nhau nêu bài làm của mình. Lớp nhận xét bổ sung. + HS nắm luật chơi và tham gia trò chơi. + Tuyên dương đội thắng cuộc. - Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau : Nước nhà bị chia cắt. Điều chỉnh- bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Toán Tiết 99: LUYỆN TẬP CHUNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: - Củng cố kĩ năng tính chu vi và diện tích của hình tròn. - Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ vẽ sẵn các hình minh hoạ. - HS: SGK, vở ô li III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu - Yêu cầu 1 HS nêu công thức và qui tắc tính chu vi hình tròn. - Yêu cầu 1 HS nêu công thức và qui tắc tính diện tích hình tròn. - GV nhận xét - Giới thiệu bài 2. Hoạt động luyện tập, thực hành *Bài tập 1 - Gọi hs đọc đề bài và quan sát hình. ?Sợi dây thép được uốn thành hình ntn? - GV chỉ hình mô tả để hs hình dung được chiều dài của sợi dây thép. ? Vậy để tính chiều dài của sợi dây thép ta làm như thế nào? - Yêu cầu hs tự làm bài. - Yêu cầu hs đổi vở kiểm tra chéo. - Gọi hs nhận xét bài trên bảng. - Gv nhận xét, chữa bài. ? Muốn tính chu vi của hình tròn ta làm ntn? *Bài tập 2 - Gọi hs đọc đề bài và quan sát hình. - Yêu cầu hs tự làm bài. - Yêu cầu hs đổi vở kiểm tra chéo - Gọi hs nhận xét bài trên bảng. - Gv nhận xét, chữa bài. Chốt lại cách giải bài toán. *Bài tập 3 - GV treo bảng phụ có vẽ sẵn hình của bài tập, yêu cầu hs quan sát hình và hỏi: Diện tích của hình bao gồm những phần nào? ? Chúng ta có thể tính diện tích của hình như thế nào? - Gv nhận xét các cách của hs đưa ra, sau đó yêu cầu hs làm bài theo cách thuận tiện nhất. - Gv nhận xét, chữa bài ? Muốn tính diện tích của hình tròn và HCN ta làm ntn? *Bài tập 4 - Gv yêu cầu hs đọc đề bài và quan sát hình sau đó nêu cách làm bài. - Yêu cầu hs làm bài. Nhắc nhở hs cách làm bài trắc nghiệm. - Gọi hs đọc kết quả bài của mình. - Gv nhận xét, chốt lại kết quả đúng. ?Muốn tính diện tích hình vuông ta làm ntn? 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm ? Muốn tính chu vi của hình tròn ta làm như thế nào? ? Muốn tính diện tích của hình tròn ta làm như thế nào? - GV nhận xét tiết học. Dặn dò HS - HS thực hiện yêu cầu C = d x 3,14 =r x 2 x 3,14 S = r x r x 3,14 -HS lắng nghe - 1 hs đọc đề bài và quan sát hình trong SGK. - HS: Sợi dây thép được uốn thành 2 hình tròn. Độ dài của sợi dây thép chính là chu vi của 2 hình tròn . - HS theo dõi GV mô tả chiều dài của sợi dây. + Ta tính tổng chu vi của 2 hình tròn có bán kính là 7cm, 10cm. - 1 hs lên bảng làm bài trên bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở ôli. - 2 hs đổi vở kiểm tra và nhận xét bài của bạn. - 1 hs nhận xét, chữa bài. Bài giải Độ dài của sợi dây thép là : 7x2x3,14 + 10x2x3,14 =106,76(cm) Đáp số : 106,76 cm - HS nêu - 1 hs đọc đề bài và quan sát hình trong SGK. - 1 hs lên bảng làm bài trên bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở ôli. - 2 hs đổi vở kiểm tra và nhận xét bài của bạn. Bài giải Bán kính của hình tròn lớn là: 15 + 60 = 75(cm) Chu vi hình tròn lớn là: 75 x 2 x 3,14 = 471(cm) Chu vi hình tròn lớn dài hơn chu vi hình tròn nhỏ là: 471 – (60 x 2 x 3,14)= 94,2(cm) Đáp số : 94,2cm - Hs quan sát hình và nêu ý kiến. - Hs trình bày cách làm của mình. - 1 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. Bài giải Chiều dài hình chữ nhật là: 7 x 2 = 14(cm) Diện tích hình chữ nhật là: 14 x 10 = 140(cm2) Diện tích của hai nửa hình tròn là: 7 x 7 x 3,14 = 153,86(cm2) Diện tích hình đã cho là: 140 + 153,86 = 293,86(cm2) Đáp số: 293,86cm2 - 1 hs nêu cách làm bài trước lớp: Tính diện tích phần được tô màu của hình vuông sau đó khoanh vào đáp án thích hợp. - 2 hs đọc kết quả và giải thích cách làm, hs khác nhận xét. - Khoanh vào đáp án A - HS nêu. - 2 HS nối tiếp nhau nêu - Về nhà bài sau: Giới thiệu biểu đồ hình quạt. Điều chỉnh- bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Toán Tiết 100: GIỚI THIỆU BIỂU ĐỒ HÌNH QUẠT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh: - Làm quen với biểu đồ hình quạt. - Bước đầu biết đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ hình quạt. - Yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Các hình minh hoạ trong SGK phóng to. - HS: SGK, vở ô li. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu - Cho HS hát - Hãy nêu tên các dạng biểu đồ đã biết? - GV kết luận - Giới thiệu bài - Ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới * Giới thiệu biểu đồ hình quạt a. Ví dụ 1. - GV treo biểu đồ Ví dụ 1 lên bảng và yêu cầu hs quan sát và nói: Đây là biểu đồ hình quạt cho biết tỉ số phần trăm các loại sách trong thư viện của 1 trường Tiểu học. Em hãy nêu nhận xét của mình về biểu đồ trên bảng? ? Nhìn vào biểu đồ em thấy sách trong thư viện của trường học này được chia thành mấy loại? ? Tỉ số phần trăm của từng loại là bao nhiêu? - GV giảng: Biểu đồ hình quạt trên cho biết: Coi tổng số sách trong thư viện là 100% thì: + Có 50% số sách là truyện thiếu nhi. + Có 25% số sách làSGK. + Có 25% số sách là các loại sách khác. b. Ví dụ 2. - GV treo biểu đồ yêu cầu hs quan sát và đọc ví dụ 2. ? Biểu đồ nói về điều gì? ? Hs lớp 5C tham gia các môn thể thao nào? ? Tỉ số phần trăm của từng môn là bao nhiêu? ? Hãy tính số hs tham gia môn bơi là bao nhiêu? - Gv giảng: Quan sát biểu đồ ta biết được tỉ số phần trăm học sinh tham gia các môn thể thao của lớp 5C. Từ đó ta có thể tìm được số hs tham gia trong từng môn (tương tự cách tìm số hs tham gia ở môn bơi). 3. Hoạt động luyện tập, thực hành. *Bài tập 1 - Yêu cầu hs đọc nội dung bài tập và quan sát biểu đồ trong SGK. - Yêu cầu học sinh làm bài theo cặp. - Yêu cầu hs trả lời miệng. - GV chữa bài. ? Nêu lại cách tìm một số khi biết số phần trăm của nó? *Bài tập 2 - Yêu cầu hs đọc nội dung bài tập và quan sát biểu đồ trong SGK. - Yêu cầu học sinh làm bài theo cặp. - Yêu cầu hs trả lời miệng. - GV chữa bài. Chốt lại cách tìm số phần trăm trên biểu đồ. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm ? Biểu đồ hình quạt cho ta biết điều gì? - Nhận xét tiết học. Dặn dò HS. - Hát tập thể - Biểu đồ dạng tranh - Biểu đồ dạng cột - HS lắng nghe. - Hs quan sát, trả lời: + Biểu đồ có dạng hình tròn được chia thành nhiều phần. + Số trên mỗi phần của biểu đồ ghi dưới dạng tỉ số phần trăm. + Sách trong thư viện của trường học này được chia thành 3 loại: truyện thiếu nhi, SGK, các laọi sách khác. + Tỉ số phần trăm của từng loại sách là: truyện thiếu nhi chiếm 50%; SGK 25%; các loại sách khác là 25%. - Hs nghe giảng. - Hs trao đổi theo cặp để trả lời các câu hỏi. + Biểu đồ cho biết tỉ số phần trăm hs tham gia các môn thể thao của lớp 5C. + Hs lớp 5C tham gia 4 môn thể thao đó là: nhảy dây, cầu lông, bơi, cờ vua. + Nhìn vào biểu đồ ta thấy: Có 50% số hs chơi nhảy dây; 25 % số hs chơi cầu lông, 12,5% số hs tham gia môn bơi; 12,5% số hs tham gia môn cờ vua. + Số hs tham gia môn bơi là: 32 x 12,5 : 100 = 4 (học sinh) - Hs lắng nghe. - Cả lớp đọc thầm, quan sát hình. - 2 hs cùng trao đổi, làm bài vào vở. - 2 cặp hs lên bảng và trả lời, hs dưới lớp nhận xét, sửa sai cho bạn. a. Số học sinh thích màu xanh là: 120 x 40 : 100 = 48 (học sinh) b. 30 (học sinh) c. 24 (học sinh) d. 18 (học sinh) - HS nêu. - Cả lớp đọc thầm, quan sát hình. - 2 hs trao đổi, làm bài vào vở. - 2 cặp hs lên bảng và trả lời, hs dưới lớp nhận xét, sửa sai cho bạn. + Học sinh giỏi chiếm 17,5 % số học sinh toàn trường + Học sinh khá chiếm 60% số học sinh toàn trường. + Học sinh trung bình chiếm 22,5 % số học sinh toàn trường. - 2 hs trả lời - Về nhà chuẩn bị bài sau: Luyện tập về tính diện tích. Điều chỉnh- bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Chủ đề:
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 03/01/22 22:18
Lượt xem: 4
Dung lượng: 56.8kB
Nguồn: Tự biên
Mô tả: TUẦN 17 Ngày soạn:24/12/2021 Ngày giảng: Thứ hai ngày 27 tháng 12 năm 2021 Tập đọc Tiết 39: THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Hiểu các từ ngữ: Thái sư, câu dương, thượng phụ. Hiểu nội dung bài: Ca ngợi thái sư Trần thủ Độ - một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước. - Đọc đúng các tiếng, từ: Lập nên, lại là, phép nước, lấy làm lo lắm, ... Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài. - Học đức tính nghiêm minh, công bằng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Tranh minh hoạ trong SGK phóng to. Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc. - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu - Cho HS thi đọc phân vai trích đoạn kịch (Phần 2) và trả lời câu hỏi - GV nhận xét - Giới thiệu bài - ghi bảng 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới a. Luyện đọc - Gọi hs đọc toàn bài - GV chia đoạn: 3 đoạn. + Đ1: Từ đầu .... ông mới tha cho. + Đ2: tiếp ... lụa thưởng cho. + Đ3: Còn lại - Gọi HS đọc nối tiếp đoạn, sửa lỗi phát âm cho hs: Lập nên, thượng phụ... - Gọi HS đọc chú giải - Gọi HS đọc nối tiếp đoạn, kết hợp giải nghĩa từkhó:Câu đương,Thái sư - Gọi hs đọc toàn bài. - GV nêu giọng đọc, đọc mẫu. b. Tìm hiểu bài - Yêu cầu hs đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: ? Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần thủ Độ đã làm gì? ? Theo em, Trần thủ Độ làm như vậy nhằm mục đích gì? - Gv giảng: Trần thủ Độ không vì tình riêng mà làm sai phép nước. Cách xử sự này của ông có ý răn đe những kẻ có ý định mua quan, bán tước. - Yêu cầu đọc đoạn 2 và trả lời : ? Trước việc làm của người quân hiệu Trần thủ Độ xử lí ra sao? ? Theo em, ông xử lí như vậy có ý gì? ? Nêu nội dung đoạn 1, 2? - Y/c hs đọc Đ3 và trả lời câu hỏi: ? Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào? ? Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào? ? Nội dung đoạn còn lại là gì? ? Hãy nêu nội dung chính của bài? - GV chốt lại và ghi bảng. 3. Hoạt động luyện tập, thực hành * Đọc diễn cảm - Gọi hs đọc tiếp nối theo đoạn, nêu giọng đọc từng đoạn. - Tổ chức cho hs đọc diễn cảm Đ 2. + GV treo bảng phụ có đoạn 2. + Gv đọc mẫu. + Yêu cầu hs luyện đọc theo cặp. - Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm theo vai. Gv nhận xét 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm. ? Câu chuyện ca ngợi ai? - Qua câu chuyện trên, em thấy Thái sư Trần Thủ Độ là người như thế nào ? - Gv nhận xét tiết học. Dặn dò HS. - HS thi đọc - HS lắng nghe. - 1 Hs đọc - 3 Hs nối tiếp nhau đọc đoạn của bài lần 1 - 1 HS đọc - 3 Hs nối tiếp nhau đọc đoạn của bài lần 2 - 1 hs đọc thành tiếng - Theo dõi. - 2 hs ngồi cạnh cùng đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần thủ Độ đã đồng ý, nhưng.... để phân biệt với các câu đương khác. + Ông muốn răn đe những kẻ không làm theo phép nước. - Hs lắng nghe. - 2 hs đọc thành tiếng. + Trước việc làm của người quân hiệu Trần thủ Độ không những không trách móc mà còn thưởng cho vàng lụa. + Ông khuyến khích những người làm đúng theo phép nước. - Trần Thủ Độ là người gương mẫu và công bằng. - 1 hs đọc thành tiếng. + Trần Thủ Độ đã nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng. + Trần Thủ Độ cư xử nghiêm minh, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương, phép nước. - Trần Thủ Độ là người nghiêm khắc với bản thân, đề cao kỉ cương phép nước. - Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ - một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước. - 3 học sinh tiếp nối nhau đọc. + Theo dõi GV đọc mẫu tìm cách đọc hay. + 2 hs ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc. - HS đọc vai: người dẫn chuyện, Linh Từ Quốc mẫu, Trần Thủ Độ. - Ca ngợi ông Trần Thủ Độ - Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước - Về nhà đọc bài, chuẩn bị bài: Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng. Điều chỉnh- bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Chính tả ( Nghe - viết ) Tiết 20: CÁNH CAM LẠC MẸ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh - Nghe - viết chính xác, đẹp bài thơ Cánh cam lạc mẹ. - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt r/ d/ gi hoặc o/ ô. - Giáo dục tình cảm yêu quý các loài vật trong mô trường thiên nhiên. * GDBVMT: Giáo dục HS biết yêu quý các loài vật trong môi trường thiên nhiên, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ viết sẵn bài tập 2. - HS: SGK, VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu - - Cho HS chơi trò chơi "Tìm đúng, tìm nhanh" từ ngữ trong đó có tiếng chứa r/d/gi (hoặc chứa o/ô). - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới a. Tìm hiểu nội dung bài viết - Yêu cầu hs đọc bài thơ. ? Chú cánh cam rơi vào hoàn cảnh như thế nào? ? Những con vật nào đã giúp cánh cam? ? Bài thơ cho em biết điều gì? b. Hướng dẫn viết từ khó - GV yêu cầu hs viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả: vườn hoang, xô vào, trắng sương, khản đặc, râm ran.. - Gọi học sinh nhận xét bạn viết trên bảng. - GV nhận xét, sửa sai cho hs. 3. Hoạt động luyện tập, thực hành * Viết chính tả - GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận câu cho hs viết. - GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi. * Chấm, chữa bài - GV yêu cầu 1 số hs nộp bài - Yêu cầu hs đổi vở soát lỗi cho nhau - Gọi hs nêu những lỗi sai trong bài của bạn, cách sửa. - GV nhận xét chữa lỗi sai trong bài của hs. * Hướng dẫn làm bài tập chính tả. *Bài tập 2a: - Gọi hs đọc yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu hs tự làm bài theo cặp. - Gọi hs làm vào giấy khổ to dán lên bảng. Đọc mẩu chuyện đã hoàn thành. GV cùng hs sửa chữa. - GV nhận xét, kết luận lời giải đúng. - Gọi hs đọc lại mẩu chuyện. ? Câu chuyện đáng cười ở chỗ nào 4. Hoạt động ứng dụng, mở rộng - Cho HS bài sau:Điền vào chỗ trống r, d hay gi: Tôi là bèo lục bình Bứt khỏi sình đi ....ạo .....ong mây trắng làm buồm Mượn trăng non làm ....áo. - GV nhận xét tiết học. - HS chơi trò chơi - HS lắng nghe. - 1 hs đọc thành tiếng. + Chú bị lạc mẹ, đi vào vườn hoang, tiếng chú gọi mẹ khản đặc trên lối mòn. + Bọ dừa, cào cào, xén tóc. + Cánh cam bị lạc mẹ nhưng được sự che chở thương yêu của bạn bè. - 3 hs lên bảng viết, cả lớp viết ra nháp. - HS nhận xét bài trên bảng. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh nghe và viết bài. - HS tự soát lỗi bài viết của mình. - Những hs có tên đem bài lên nộp - 2 hs ngồi cạnh nhau đổi chéo vở soát lỗi cho nhau. - Vài hs nêu lỗi sai, cách sửa. - Hs sửa lỗi sai ra lề vở. - 1 hs đọc trước lớp. - 2 hs ngồi cạnh thảo luận làm bài vào VBT, 1 hs làm trên bảng phụ. - Hs dán phiếu, đọc truyện, sửa chữa cho bạn. - Hs chữa bài (nếu sai). - 1 hs đọc thành tiếng trước lớp. + Anh chàng vừa ngốc, vừa ích kỉ không hiểu ra rằng nếu thuyền chìm thì bản thân anh ta cũng chết. - HS làm bài Tôi là bèo lục bình Bứt khỏi sình đi dạo Dong mây trắng làm buồm Mượn trăng non làm giáo. - Ôn bài và chuẩn bị bài sau. Điều chỉnh- bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Luyện từ và câu Tiết 39: MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÔNG DÂN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh - Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ ngữ gắn với chủ điểm Công dân. - Sử dụng tốt 1 số từ ngữ thuộc chủ điểm công dân. - HS yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Từ điển học sinh. Từ điển từ đồng nghĩa Tiếng Việt. - Bài tập 4 viết vào bảng phụ. Giấy khổ to kẻ sẵn bảng Công có nghĩa là "của nhà nước, của chung" Công có nghĩa là "không thiên vị" Công có nghĩa là "thợ, khéo tay" - HS: SGK, VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu - Gọi hs đứng tại chỗ đọc đoạn văn tả ngoại hình của 1 người bạn của em trong đó có sử dụng ít nhất 1 câu ghép. - GV nhận xét , đánh giá - Giới thiệu bài 2. Hoạt động luyện tập, thực hành * Hướng dẫn hs làm bài tập *Bài tập 1 - Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - Yêu cầu hs làm bài theo cặp. - Gợi ý hs có thể tra từ điển. - Gọi hs phát biểu. - GV nhận xét câu trả lời của hs. - GV kết luận: Công dân có nghĩa là người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nước. *Bài tập 2 - Goi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - Chia hs thành nhóm, Yêu cầu hs làm bài theo nhóm. - Gọi nhóm làm vào giấy khổ to dán bài lên bảng, đọc bài, các nhóm khác bổ sung. - GV nx, kết luận câu trả lời đúng. - Gv đặt câu hỏi để hs giải thích nghĩa của các từ (Nếu hs giải thích chưa sát nghĩa, GV có thể giải thích cho rõ). *Bài tập 3 - Gọi hs đọc yc và nội dung của BT. - Yêu cầu hs làm bài theo cặp. - Gọi hs phát biểu. - GV nhận xét, kết luận lời giải đúng. ? Em hiểu thế nào là nhân dân? Đặt câu với từ nhân dân? ? Dân chúng nghĩa là gì? Đặt câu với từ dân chúng. *Bài tập 4 - Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung. - GV treo bảng phụ và hướng dẫn hs làm bài: Muốn trả lời được câu hỏi các em thử thay thế từ công dân trong câu bằng các từ đồng nghĩa: dân, dân chúng, nhân dân rồi đọc lại câu văn xem có phù hợp không? Tại sao? - Yêu cầu hs tự làm bài. - Gọi hs phát biểu. - Nhận xét câu trả lời của hs. - Kết luận: Trong câu đã nêu, không thể thay từ công dân bằng những từ đồng nghĩa với nó vì từ công dân trong câu này có nghĩa là người dân của 1 nước độc lập trái nghĩa với từ nô lệ tiếp theo. Các từ đồng nghĩa: nhân dân, dân, dân chúng không có nghĩa này. 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - Từ nào dưới đây chứa tiếng "công" với nghĩa "không thiên vị" : công chúng, công cộng, công minh, công nghiệp. ? Em hiểu thế nào là công dân? ? Tìm từ đồng nghĩa với từ công dân, đặt câu với các từ đó? - GV nhận xét tiết học - Dặn dò HS. - 3 hs đọc đoạn văn -HS lắng nghe - 1 hs đọc thành tiếng trước lớp. - 2 hs ngồi cùng bàn trao đổi, làm bài. 1 hs làm bài trên bảng lớp. - Hs nối tiếp nhau phát biểu cho đến khi có câu trả lời đúng (đáp án b). - Hs lắng nghe, chữa bài (nếu sai) - 1 hs đọc thành tiếng trước lớp. - 2 bàn hs quay lại với nhau tạo thành 1 nhóm, cùng trao đổi làm bài vào VBT, 1 nhóm làm bài vào giấy khổ to. - Đại diện nhóm lên báo cáo, hs cả lớp theo dõi bổ sung. - Hs nối tiếp nhau giải thích. - 1 hs đọc thành tiếng trước lớp. - 2 hs ngồi cùng bàn trao đổi, làm bài. - Hs: Các từ đồng nghĩa với công dân: nhân dân, dân chúng, dân. - Hs: nối tiếp nhau giải thích nghĩa của từ và đặt câu. - 1 hs đọc thành tiếng trước lớp. - Hs theo dõi. - 2 hs ngồi cùng bàn trao đổi, làm bài. - Nối tiếp nhau phát biểu. - Hs lắng nghe. - HS làm bài * Đáp án: công minh - 2 hs nêu lại. VD: Chúng em là những công dân nhỏ tuổi. - Về nhà: ghi nhớ các từ ngữ thuộc chủ điểm Công dân và chuẩn bị bài sau: Nối các vế câu ghép..... Điều chỉnh- bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Toán Tiết 96: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Rèn kĩ năng thực hiện tính chu vi của hình tròn. - Vận dụng thực hành giải toán. - Tạo thói quen chăm chỉ làm bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Máy tính, màn chiếu, - HS: SGK+ vở ô li. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu - Cho HS tổ chức thi đua: Nêu quy tắc tính chu vi hình tròn - Gv nhận xét - Giới thiệu bài 2. Hoạt động luyện tập, thực hành *Bài tập 1 ? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu học sinh làm bài. - Yêu cầu hs đổi vở kiểm tra chéo. - Gọi học sinh nhận xét bài trên bảng. - GV chữa bài ? Nêu cách tính chu vi hình tròn khi biết bán kính của hình tròn? * GVKL cách tính chu vi hình tròn khi biết bán kính của hình tròn. *Bài tập 2 - Gọi hs đọc yêu cầu của bài. - Gv yêu cầu học sinh làm bài. - Gọi hs đọc bài của mình. - Gọi hs nhận xét bài trên bảng. - GV nhận xét chữa bài - Gv hỏi các hs lên bảng: Biết chu vi của hình tròn, em làm thế nào để tính được đường kính của hình tròn? + Biết chu vi của hình tròn, em làm thế nào để tính được bán kính của hình tròn? *Bài tập 3 - Gọi hs đọc bài toán. - GV giúp hs phân tích bài toán. - Yêu cầu học sinh làm bài. - Gọi hs đọc bài làm của mình - Gọi học sinh nhận xét bài trên bảng. - GV chữa bài ? Muốn tính được chu vi bánh xe đạp ta lam thế nào? *Bài tập 4 - Gv yêu cầu hs quan sát kĩ hình trong SGK. - GV yêu cầu HS suy nghĩ làm bài. +Chu vi của hinh H là gì? + Để tính được chu vi hình H chúng ta phải tính được gì ? - Yêu cầu hs đọc bài. - GV nhận xét 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - Tìm bán kính hình tròn biết chu vi là 9,42cm - Yêu cầu hs nêu lại cách tính và công thức tính chu vi hình tròn. - GV nhận xét tiết học - Dặn dò HS. - HS thực hiện -HS lắng nghe - 1 học sinh nêu : Tính chu vi của hình tròn có bán kính r. - 3 hs lên bảng, cả lớp thực hiện làm bài vào vở. - 2 Học sinh đổi vở kiểm tra chéo, nhận xét bài của bạn. - 3 học sinh nhận xét, chữa bài. Chu vi của hình tròn là: a. 9 x 2 x 3,14 = 56,52 (m) b. 4,4 x 2x 3,14 = 5,66 (dm) c. x 2 x 3,14 = 15,7 (cm) - 1 hs đọc, cả lớp cùng theo dõi. - 2 học sinh lên bảng, cả lớp làm bài vào vở. - 3 hs đọc, hs nhận xét. a. Đường kính của hình tròn là: 15,7 : 3,14 = 5 (m) b. Bán kính của hình tròn là: 18,84 : 3,14 : 2 =3 (dm) - HS nêu. - 1 học sinh đọc trước lớp. - Hs trả lời các câu hỏi của GV. - Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài. - 2 hs đọc, hs nhận xét. - 1 học sinh nhận xét, chữa bài. Bài giải a. Chu vi của bánh xe đạp đó là: 0,65 x 3,14 = 2,041 (m) b. Vì bánh xe lăn được 1 vòng thì xe đạp sẽ đi được quãng đường đúng bằng chu vi của bánh xe đó. Vậy: Quãng đường xe đạp đi được khi bánh xe lăn trên mặt đất 10 vòng là: 2,041 10 = 20,41 (m) Quãng đường xe đạp đi được khi bánh xe lăn trên mặt đất 100 vòng là: 2,041 100 = 204,1 (m) Đáp số: a. 20,41 m b. 204,1m - Hs đọc đề bài và quan sát hình vẽ. - HS làm bài vào vơ. - Chu vi của hinh H chính là tổng độ dài của 1 nửa chu vi hình tròn và độ dài đường kình hình tròn. - Chúng ta cần đi tìm nửa chu vi của hình tròn, sau đó cộng với độ dài đường kính của hình tròn. - 2 HS đọc bài làm của mình. D. 15,42cm - HS tính: 9,42 : 2: 3,14 = 1,5(cm) - 2 học sinh nêu - Về nhà chuẩn bị bài sau: Diện tích hình tròn. Điều chỉnh- bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn: 25/12/2021 Thứ ba ngày 28 tháng 12 năm 2021 Tập đọc Tiết 40: NHÀ TÀI TRỢ ĐẶC BIỆT CỦA CÁCH MẠNG I . YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Hiểu từ ngữ khó: tài trợ, đồn điền, ... Hiểu nội dung bài: Biểu dương 1 công dân yêu nước, một nhà tư sản đã trợ giúp Cách mạng rất nhiều tiền bạc, tài sản trong thời kì Cách mạng gặp rất nhiều khó khăn về tài chính. - Đọc đúng các tiếng, từ: tư sản, trợ giúp, sửng sốt, hết lòng, ... Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài. - Giáo dục HS có lòng yêu nước, có trách nhiệm của một công dân. *GDQPAN: Công lao to lớn của những người yêu nước trong việc đóng góp công sức, tiền bạc cho cách mạng Việt Nam. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Tranh minh hoạ trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc. - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu - Gọi HS đọc đoạn 1 của bài “Thái sư Trần Thủ Độ”. ? Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì? - Gọi HS đọc đoạn 2 của bài ? Nêu nội dung chính của bài” - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới a. Luyện đọc - Gọi hs đọc toàn bài - GV chia đoạn: 5 đoạn. +Đ1: Từ đầu ....Hoà Bình. +Đ2: tiếp .....24 đồng. +Đ3: tiếp ... phụ trách quỹ. +Đ4: tiếp ... cho Nhà nước. +Đ5: Còn lại - Gọi HS đọc nối tiếp đoạn, sửa lỗi phát âm cho hs: Chi Nê, Trợ giúp, sửng sốt. - Gọi HS đọc chú giải - GV kết hợp giải nghĩa từ khó: tư sản, đồn điền... - Yêu cầu HS luyện đọc cặp - Gọi hs đọc toàn bài. - GV nêu giọng đọc toàn bài, đọc mẫu b. Tìm hiểu bài - Yêu cầu học sinh đọc thầm, trao đổi, trả lời câu hỏi cuối bài. ? Kể lại những đóng góp to lớn và liên tục của ông Thiện qua các thời kì: Trước CM, khi CM thành công, trong kháng chiến, sau khi hoà bình lập lại? ? Phần vừa tìm hiểu cho em biết điều gì? ? Việc làm của ông Thiện thể hiện những phẩm chất gì? ? Từ câu chuyện trên, em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của người công dân đối với nước? ? Qua phần tìm hiểu em thấy ông Thiện là người ntn? ? Em hãy nêu ý nghĩa của bài? - GV chốt lại và ghi lên bảng. 3. Hoạt động luyện tập, thực hành * Đọc diễn cảm - Gọi hs đọc bài theo đoạn, nêu giọng đọc từng đoạn. - GV treo bảng phụ đoạn 2 + GV đọc mẫu đoạn văn. + Yêu cầu hs luyện đọc theo cặp. - Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm. - GV nhận xét, đánh giá 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm ? Nêu lại ND của bài? - Từ câu chuyện trên, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của một công dân đối với đất nước ? - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS. - 2 hs đọc và trả lời câu hỏi - Hs nhận xét -HS lắng nghe - 1 Hs đọc. - 5 Hs nối tiếp nhau đọc bài theo đoạn lần 1. - 1 HS đọc - 5 Hs nối tiếp nhau đọc bài theo đoạn lần 2. 1 hs đọc chú giải -HS luyện đọc cặp - 1 hs đọc thành tiếng - Theo dõi GV đọc - 2 học sinh ngồi cạnh nhau cùng đọc thầm bài, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Trước CM: năm 1943 ông ủng hộ quỹ Đảng 3 vạn đồng. + Khi CM thành công: năm 1945 trong tuần lễ vàng, ông ủng hộ chính phủ 64 lạng vàng, góp vào quỹ Độc lập TW 10 vạn đồng Đông Dương. + Trong kháng chiến:: Gia đình ông ủng hộ cán bộ, bộ đội khu II hàng trăm tấn thóc. + Sau khi hoà bình lập lại: ông hiến toàn bộ đồn điền Chi Nê màu mỡ cho Nhà nước. - Những đóng góp to lớn của ông Thiện cho Cách mạng + Việc làm của ông Thiện cho thấy ông là 1 công dân yêu nước, có tấm lòng vì đại nghĩa, sẵn sàng hiến tặng số tài sản rất lớn của mình cho CM vì mong muốn được góp sức mình vào sự nghiệp chung. + 3 hs nối tiếp nhau nêu ý kiến. - Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng - Biểu dương 1 công dân yêu nước, một nhà tư sản đã trợ giúp Cách mạng rất nhiều tiền bạc, tài sản trong thời kì Cách mạng ... - 5 hs nối tiếp nhau đọc + Hs theo dõi GV đọc mẫu để rút ra cách đọc hay. Đọc thể hiện + 2 hs ngồi cùng bàn luyện đọc. - 3 hs tham gia thi đọc diễn cảm. - Hs nêu - Người công dân phải có trách nhiệm đối với vận mệnh của đất nước. - Về nhà: đọc lại bài, chuẩn bị bài sau: Trí dũng song toàn. Điều chỉnh- bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Kể chuyện Tiết 20: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh - Kể lại tự nhiên bằng lời của mình 1 câu chuyện đã nghe, đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. Hiểu ý nghĩa chuyện các bạn kể. - Nghe và biết nhận xét, đánh giá, đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi, ... về câu chuyện mà các bạn kể. Rèn luyện thói quen ham đọc sách. - Tôn trọng những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ viết sẵn gợi ý 2 (SGK/19). - HS: chuẩn bị sách, báo, truyện, ... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu - Gọi 3 hs lên bảng thi kể lại câu chuyện Chiếc đồng hồ. - Gv nhận xét, tuyên dương. - Giới thiệu bài 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới a. Tìm hiểu đề bài - Gọi hs đọc đề bài. - Gv phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, nếp sống văn minh. ? Thế nào là sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh? - Yêu cầu hs đọc phần gợi ý. - GV giới thiệu 1 số câu chuyện về tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh trong chương trình học kì 1 các em đã được đọc, được học. ? Em định kể về ai, hãy giới thiệu cho cả lớp được biết. - GV treo bảng phụ ghi tiêu chí đánh giá lên bảng. Yêu cầu hs đọc. 3. Hoạt động luyện tập, thực hành * Kể trong nhóm - GV chia hs thành nhóm, tổ chức cho hs kể chuyện trong nhóm. - GV đi giúp đỡ từng nhóm, yêu cầu hs chú ý lắng nghe bạn kể và tự cho điểm từng bạn trong nhóm. * Kể trước lớp - Tổ chức cho hs kể chuyện trước lớp - Gọi hs nhận xét truyện kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu. - Gv tổ chức cho hs bình chọn. + Bạn có câu chuyện hay nhất + Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - GV liên hệ mở rộng: ở địa phương em, có những tấm gương nào biết sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS. - 3 Học sinh thi kể chuyện . -HS lắng nghe - 2 hs đọc đề bài - Học sinh: Quan sát lắng nghe. - Hs nối tiếp nhau nêu ý kiến. - 2 Học sinh tiếp nối nhau đọc thành tiếng. - Hs lắng nghe - Hs tiếp nối nhau giới thiệu về câu chuyện mình sẽ kể. - 1 hs đọc - 2 bàn hs tạo thành 1 nhóm cùng kể chuyện nhận xét, bổ sung cho nhau, trao đổi về ý nghĩa câu truyện. - 5 đến 7 HS thi kể, hs khác lắng nghe để hỏi lại bạn. HS thi kể cũng có thể hỏi lại bạn về ý nghĩa câu chuyện tạo không khí sôi nổi hào hứng. - HS nhận xét - Hs bình chọn - Học sinh lắng nghe, kể ra 1 số tấm gương. - Về nhà: kể chuyện cho người thân nghe, chuẩn bị câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. Điều chỉnh- bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tập làm văn Tiết 39: TẢ NGƯỜI ( Kiểm tra viết ) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: - Thực hiện viết 1 bài văn tả người hoàn chỉnh. - Bài văn viết đúng yêu cầu, trình bày rõ ràng, mạch lạc. - Cẩn thận, tỉ mỉ, trình bày sạch sẽ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Tranh ảnh về các nhân vật trong truyện cổ tích, nghệ sĩ hài, ca sĩ. Bảng phụ ghi sẵn cấu tạo của bài văn tả người. - HS: SGK, vở viết văn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu - Cho HS hát. - Bài văn tả người gồm mấy phần? - Yêu cầu hs nêu nội dung của các phần trong cấu tạo của bài văn tả người. - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Hoạt động luyện tập, thực hành - Gọi hs đọc 3 đề kiểm tra trên bảng. - Gv nhắc hs: Vận dụng các kĩ năng viết đoạn mở bài, kết bài của bài văn tả người. Từ các kĩ năng đó, em hãy hoàn chỉnh bài văn tả người sao cho hay, hấp dẫn người đọc. Đề bài 1, 2 em tả nhiều đến hoạt động: động tác, tác phong biểu diễn hơn là ngoại hình. Tuỳ chọn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp. Kết bài mở rộng hoặc không mở rộng. - Yêu cầu hs viết bài. GV theo dõi giúp đỡ học sinh - Gv thu, chấm 1 số bài và nêu nhận xét chung. 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - Gọi HS nhắc lại bố cục bai văn tả người. - Gv nhận xét chung về ý thức làm bài của hs. - Dặn dò HS - HS hát. 3 hs lên bảng, mỗi em nêu nội dung của 1 phần cấu tạo bài văn tả người. - HS lắng nghe. - 1 hs đọc thành tiếng. Đề1: Tả một ca sĩ đang biểu diễn. Đề 2: Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích. Đề3: Hãy tưởng tượng và ỷa lại một nhân vật trong truyện em đã đọc. - Hs lắng nghe - Hs viết bài - HS nêu: gồm 3 phần… - Lắng nghe. -Về nhà: học bài và chuẩn bị bài sau. Các em có thể chọn 1 trong các hoạt động sau để dự kiến chương trình: Biểu diễn văn nghệ của lớp; cổ động về ATGT; thăm nghĩa trang liệt sĩ; làm vệ sinh đường làng. Điều chỉnh- bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Toán Tiết 97: DIỆN TÍCH HÌNH TRÒN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: - Nắm được quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn. - Vận dụng được quy tắc và công thức tính diện tích của hình tròn để giải toán. - Chăm chỉ làm bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng nhóm. - HS: SGK, vở ô li. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu - Hiệu ứng ẩn hiện Trò chơi: Ai thông minh hơn. Câu 1: Chu vi hình tròn có đường kính d = 5cm là: A.175 B. 31,4 C. 17,5 D. 78,5 Câu 2: Chu vi hình tròn có bán kính 4cm là: A.251,2 B.1256 C. 25,12 D. 12,56 Câu 3: Chu vi hình tròn có đường kính 0,3cm là: A. 0,942 B. 942 C.94,2 D. 1,884 - GV phổ biến luật chơi, cách chơi: GV đưa từng câu, gọi HS lên chọn đáp án. Nếu đáp án đúng sẽ hiện dấu , nếu đáp án sai sẽ hiện dấu - Tổ chức cho HS chơi - GV nhận xét, dẫn vào bài mới 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới * Giới thiệu quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn. - GV Giới thiệu quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn thông qua bán kính như SGK trình bày. + Ta có công thức: S = r x r x 3,14 - Gv nêu yêu cầu: Dựa vào quy tắc và công thức tính diện tích của hình tròn hãy tính diện tích của hình tròn có bán kính là 2dm. - Gọi hs đọc kết quả bài của mình. - GV nhận xét và nêu lại kết quả của bài toán. 3. Hoạt động luyện tập, thực hành *Bài tập 1: Tính diện tích hình tròn có bán kính r. - Gọi hs đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu 1 HS làm màn chiếu (Chức năng bút), lớp làm vở - Yêu cầu hs đổi vở kiểm tra chéo. Đọc bài làm - Gọi học sinh nhận xét bài trên bảng. - GV chữa bài ? Muốn tính diện tích hình tròn ta làm như thế nào? *Bài tập 2: Tính diện tích hình tròn có đường kính d. - Gọi hs đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu 1 HS làm màn chiếu (Chức năng bút), lớp làm bài vào vở - Yêu cầu hs đổi vở kiểm tra chéo. Đọc bài làm - Gọi học sinh nhận xét bài trên bảng. - GV chữa bài . ? Muốn tính diện tích hình tròn khi biết đường kính ta làm như thế nào? (Trước tiên phải tìm bán kính của hình tròn bằng cách lấy đường kính chia cho 2) *Bài tập 3: - Gọi hs đọc bài toán. - Yêu cầu 1 hs làm màn chiếu (Chức năng bút), lớp làm bài vào vở - Phần mềm Smart DC pro - Sử dụng đèn hắt: đưa bài 2 HS dưới lớp lên màn chiếu qua đèn hắt. Yêu cầu HS đọc bài , lớp nhận xét. - Yêu cầu nhận xét bài bảng. - GV nhận xét, chữa bài, chốt lại cách giải bài toán 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - Tính diện tích hình tròn có bán kính là 1,5cm. - Chức năng mực thần kì: HS tính đúng sẽ được lên dùng kính soi kết quả ? Muốn tính diện tích hình tròn ta làm như thế nào? - GV nhận xét tiết học - Dặn dò HS. - 4 HS lên bảng chọn đáp án đúng, nêu cách làm. - HS theo dõi. - Hs làm bài vào vở, 1 hs lên làm bài trên bảng nhóm. - 2 hs đọc - hs nhận xét. - HS nhận xét, chữa bài Diện tích hình tròn là: 2 x 2 x 3,14 = 12,56 (dm2) - 1 HS đọc - 1 hs lên bảng làm bài, cả lớp thực hiện làm bài vào vở. - 2 Học sinh đổi vở kiểm tra chéo, nhận xét bài của bạn. - HS nhận xét, chữa bài. Diện tích hình tròn là: a. 5 x 5 x 3,14 = 3,14 (cm2) b. 0,4 x 0,4 x 3,14 = 0,5024(dm2) c. x x 3,14 = 1,1304 (m2) - HS nêu - 1 HS đọc - HS lên bảng làm bài, cả lớp thực hiện làm bài vào vở . - 2 Học sinh đổi vở kiểm tra chéo, nhận xét bài của bạn. - HS nhận xét, chữa bài. a.Bánkính của hình tròn:12:2=6(cm) Diện tích hình tròn là: 6 x 6 x 3,14 = 113,04 (cm2) b. 40,6944(dm2) c. 0,5024 (m2) - HS nêu. - 1 hs đọc thành tiếng. - 1 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. - 2 hs đọc bài, hs nhận xét. Bài giải Diện tích của mặt bàn là: 45 x 45 x 3,14 = 6358,5 (cm2) Đáp số: 6358,5 cm2 - Chữa bài, nhận xét. - HS tính: 1,5 x 1,5 x 3,14 = 7,065(cm2) - 2 Hs nêu lại - Về nhà chuẩn bị bài sau: Luyện tập. Điều chỉnh- bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn: 26/12/2021 Ngày giảng:Thứ tư ngày 29 tháng 12 năm 2021 Toán Tiết 98: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Ôn lại công thức tính chu vi và diện tích của hình tròn. - Từ công thức tính chu vi và diện tích của hình tròn áp dụng để giải các bài Toán có liên quan. - Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ vẽ sẵn hình minh hoạ bài tập 3. Phiếu bài tập. - HS: SGK, vở ô li. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu - Gọi hs lên bảng viết công thức tính diện tích hình tròn ? Muốn tính diện tích hình tròn ta làm ntn? - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Hoạt động luyện tập, thực hành *Bài tập 1: Tính diện tích hình tròn có bán kính r - Gọi hs đọc đề bài - Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân. - Yêu cầu hs đổi vở kiểm tra chéo. - Gọi HS nhận xét bài trên bảng. - GV chữa bài. ? Nêu lại cách tính diện tích hình tròn ? *Bài tập 2: Tính diện tích hình tròn biết chu vi… - Gọi hs đọc đề bài. - Yêu cầu học sinh làm bài theo cặp - Gọi HS đọc bài làm - Gọi HS nhận xét bài trên bảng - GV nhận xét, chốt bài giải đúng ? Biết chu vi của hình tròn muốn tính diện tích của hình tròn ta làm như thế nào? *Bài tập 3 - Gọi hs đọc đề bài toán. - GV yêu cầu hs quan sát hình vẽ, và suy nghĩ để nêu cách tính diện tích của thành giếng. - GV yêu cầu hs năng khiếu làm bài, sau đó đi theo dõi, hướng dẫn hs còn hạn chế - Gọi HS đọc bài làm - Gọi hs nhận xét bài làm trên bảng. - GV nhận xét. Chốt lại cách tính diện tích và bán kính của hình tròn. 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm ? Muốn tính chu vi, diện tích hình tròn ta làm như thế nào? ? Biết chu vi hoặc diện tích tính đường kính hoặc bán kính ta làm thế nào? - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS - 1 hs lên bảng viết công thức - 2 HS trả lời -HS lắng nghe - 1 học sinh đọc trước lớp. - 2 hs lên bảng làm bài , cả lớp thực hiện làm bài vào vở. - 2 Học sinh đổi vở kiểm tra chéo, nhận xét bài của bạn. - HS nhận xét, chữa bài. a. Diện tích của hình tròn là: 6 x 6 x 3,14 = 113,04(cm2) b. Diện tích của hình tròn là: 0,35 x 0,35 x 3,14 = 0,38465 (dm2) - HS nêu. - 1 HS đọc đề bài. - 1HS lên bảng làm bài. HS dưới lớp làm bài vào vở. - 2 HS đọc bài làm, lớp nhận xét - HS nhận xét Bài giải Bán kính của hình tròn là: 6,28 : 2 : 3,14 = 1 (cm) Diện tích của hình tròn là: 1 x 1 x 3,14 = 3,14 (cm2) Đáp số: 3,14 (cm2) - HS nêu: Tính bán kính sau đó tính diện tích. - 1 hs đọc - Hs trao đổi và đi đến thống nhất: diện tích phần tô đậm bằng diện tích hình tròn to trừ đi diện tích của hình tròn nhỏ . - 1 hs lên bảng làm bài, hs cả lớp làm bài vào vở ôli. - 2 HS đọc bài làm, nhận xét - HS nhận xét, chữa bài. - Theo dõi bài chữa của GV. Bài giải Diện tích của hình tròn nhỏ miệng giếng là: 0,7x0,7x3,14=1,5368(m2) Bán kính của hình tròn lớn là: 0,7 + 0,3 = 1(m) Diện tích hình tròn lớn là: 1 x 1 x 3,14 = 3,14( m2) Diện tích thành giếng là: 3,14 – 1,5368 = 1,6014(m2) Đáp số: 1,6014m2 - HS trả lời. - HS trả lời - Về nhà chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung. Điều chỉnh- bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn: 27/12/2021 Ngày giảng: Thứ năm ngày 21 tháng 1 năm 2021 Luyện từ và câu Tiết 40: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Hiểu được cách nối vế câu ghép bằng quan hệ từ. Sử dụng đúng quan hệ từ để nối các vế câu ghép. - Xác định được các vế trong câu ghép, các quan hệ từ, cặp quan hệ từ được sử dụng để nối các vế câu ghép. - GD HS yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Các câu văn ở bài 1, phần luyện tập viết vào từng mảnh giấy. Bảng phụ viết sẵn 2 câu ghép ở bài tập 2. Bảng phụ viết sẵn bài tập 3. - HS: SGK, VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu - Cho HS chia thành 2 nhóm xếp các từ: công dân, công nhân, công bằng, công cộng, công lí, công nghiệp, công chúng, công minh, công tâm vào 3 nhóm cho phù hợp - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới * Tìm hiểu ví dụ *Bài tập 1 - Gọi HS đọc yc và nội dung bài. - Yêu cầu hs làm bài tập theo cặp. - Gọi hs phát biểu. GV ghi nhanh lên bảng câu trả lời của hs. - GV nhận xét, kết luận lời giải đúng. *Bài tập 2 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu hs tự làm bài. Nhắc hs dùng gạch chéo ( / ) tách các vế câu ghép, khoanh tròn vào từ, dấu câu nối các vế câu. - Gọi hs nhận xét bài bạn . - GV nhận xét, kết luận lời giải đúng. *Bài tập 3 ? Cách nối các vế câu trong những câu ghép trên có gì khác nhau? ? Các vế câu ghép 1 và 2 được nối với nhau bằng từ nào? - GV kết luận: Các vế câu trong câu ghép có thể được nối với nhau bằng 1 quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ. * Ghi nhớ - Yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ. - Yêu cầu HS lấy VD minh họa 3. Hoạt động luyện tập, thực hành *Bài tập 1 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu hs tự làm bài. - GV gợi ý: Tìm câu ghép trong đoạn văn, phân tích các vế câu bằng gạch chéo ( / ), khoanh tròn vào cặp quan hệ từ trong câu. - GV xét, kết luận lời giải đúng. *Bài tập 2 - Gọi HS đọc yêu cầu và ND bài. ? 2 câu ghép bị lược bớt QHT trong đoạn văn là 2 câu nào? - Yêu cầu hs tự làm bài. - GV nhận xét, kết luận lời giải đúng. ? Vì sao tác giả có thể lược bớt những từ đó? - GV kết luận: Tác giả lược bớt các từ trên để câu văn gọn, thoáng, tránh lặp. Lược bớt nhưng người đọc vẫn hiểu đầy đủ, hiểu đúng. *Bài tập 3 - Nêu y/c và nội dung của bài. - Yêu cầu hs tự làm bài. - Gọi hs nxét bài bạn làm trên bảng. - GV nxét, kết luận lời giải đúng. ? Em có nhận xét gì về quan hệ giữa các vế câu trong các câu ghép trên? 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - Tìm các quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau: + Tôi khuyên nó.....nó vẫn không nghe. + Mưa rất to....gió rất lớn. ? Hãy nêu cách nối các vế trong câu ghép bằng quan hệ từ? cho ví dụ. - GV nhận xét tiết học. Dặn dò HS - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: MRVT: Công dân - HS chơi -HS lắng nghe - 1 hs đọc thành tiếng. - 2 hs trao đổi, thảo luận, làm bài. - Các câu ghép: C1:Anh công nhân ... tiến vào. C2: Tuy đồng chí ... cho đồng chí. C3: Lê - nin không tiện .... Vào ghế cắt tóc. - 1 hs đọc thành tiếng trước lớp. - 3 hs làm bài trên bảng lớp, mỗi hs làm 1câu. Dưới lớp làm vào VBT. - 1 hs nhận xét. - Hs chữa bài (nếu sai). + Câu 1: vế 1 và vế 2 được nối với nhau bằng quan hệ từ thì, vế 2 và vế 3 được nối với nhau trực tiếp. + Câu 2; vế 1 và vế 2được nối với nhau bằng cặp qhệ từ tuy ... nhưng. + Câu 3: vế 1 và vế 2 được nối với nhau trực tiếp. - Hs nối tiếp nhau trả lời: Các vế câu ghép được nối với nhau bằng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ. - Hs lắng nghe. - 3 hs tiếp nối nhau đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm để thuộc bài tại lớp. - 3 đến 5 hs đọc câu mình đặt. - 1 hs đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - 1 hs làm bài vào bảng phụ, hs cả lớp làm bài vào VBT. - Hs nhận xét. - Hs chữa bài (nếu sai). - 1 hs đọc thành tiếng trước lớp. - Là câu: ( ... ) Thái hậu hỏi người hâu hạ giỏi ... Trần Trung Tá! - 1 hs làm trên bảng phụ, hs dưới lớp làm bài vào VBT. - Hs nhận xét. Hs chữa bài (nếu sai). - Nối tiếp nhau trả lời: Vì để cho câu văn gọn, không bị lặp từ mà người đọc vẫn hiểu đúng. - Hs lắng nghe. - 1 hs đọc thành tiếng trước lớp. - 1 hs làm trên bảng phụ, hs dưới lớp làm bài vào VBT. - Hs nhận xét, Hs chữa bài . - Hs: Câu a, b là quan hệ tương phản; câu c là quan hệ lựa chọn. - HS nghe và thực hiện + Tôi khuyên nó nhưng nó vẫn không nghe. + Mưa rất to và gió rất lớn. - 2 hs lần lượt trả lời. Điều chỉnh- bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tập làm văn Tiết 40: LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Biết cách lập chương trình hoạt động nói chung và lập CTHĐ cho 1 buổi sinh hoạt tập thể. - Rèn luyện óc tổ chức, tác phong làm việc khoa học, ý thức tập thể. - Chăm chỉ học tập. *KNS: Hợp tác (ý thức tập thể, làm việc nhóm, hoàn thành CTHĐ). Thể hiện sự tự tin. Đảm nhận trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ. - HS: SGK, VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu - GV nhận xét về bài viết của hs tiết trước. - Giới thiệu bài 2. Hoạt động luyện tập, thực hành *Bài tập 1 - Yêu cầu hs đọc yêu cầu và nội dung bài tập. ? Em hiểu việc bếp núc nghĩa là gì? - Yêu cầu hs làm bài tập. ? Buổi họp bàn về việc gì? ? Các bạn đã quyết định chọn hình thức, hoạt động nào để chúc mừng thầy cô? ? Mục đích của hoạt động đó là gì? ? Để tổ chức buổi liên hoan, có những việc gì phải làm? ? Hãy kể lại trình tự của buổi liên hoan? ? Theo em 1 CTHĐ gồm có mấy phần, là những phần nào? - GV ghi nhanh lên bảng ý kiến của hs. *Bài tập 2 - Gọi hs đọc yêu cầu của bài. - Chia hs thành các nhóm, phát giấy khổ to, bút dạ cho từng nhóm, mỗi nhóm 3 tờ. - Yêu cầu hs trong nhóm thảo luận để viết lại CTHĐ. - GV nhắc hs: Sau khi bàn bạc, chia nhóm thành 3 tốp, mỗi tốp lập chương trình cho 1 hoạt động cụ thể. Các em có thể thêm các tiết mục văn nghệ mà lớp Thuỷ Minh chưa có. - Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng, đọc phiếu. - Gv cùng cả lớp bổ sung. 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm ? Lập CTHĐ có tác dụng gì? ? Hãy nêu cấu tạo của 1 CTHĐ? - GV nhận xét tiết học.Dặn dò HS - Hs lắng nghe - 2 hs nối tiếp nhau đọc thành tiếng. Hs dưới lớp đọc thầm. + Việc bếp núc: việc chuẩn bị thức ăn, nước uống, bát đĩa, ... - 2 hs ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận, trả lời từng câu hỏi trong SGK. + Liên hoan văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo VN 20 - 11. + Liên hoan văn nghệ tại lớp. + Chúc mừng thầy cô nhân ngày NGVN và bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo. + Chuẩn bị hoa quả, bánh kẹo, chén đĩa: Tâm, Phượng và các bạn nữ. Trang trí lớp học: Trung, Nam, Sơn. Ra báo: Thuỷ Minh + Ban biên tập. Cả lớp viết bài, vẽ hoặc sưu tầm. Các tiết mục văn nghệ: dẫn chương trình - Thu Hương, kịch câm - Tuấn béo, kéo đàn - Huyền Phương, các tiết mục khác. + Mở đầu là chương trình văn nghệ. Thu Hương dẫn chương trình, Tuấn Béo diễn kịch câm, Huyền Phương kéo đàn ... Cuối cùng thầy chủ nhiệm phát biểu khen báo tường của lớp hay, khen các tiết mục biểu diễn tự nhiên, buổi liên hoan được tổ chức chu đáo. + Gồm có 3 phần I. Mục đích. II. Phân công chuẩn bị. III. Chương trình cụ thể. - 1 hs đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - 2 bàn hs quay lại tạo thành 1 nhóm, lên nhận đồ dùng học tập. - Hs hoạt động theo nhóm. - HS lắng nghe. - Hs dán phiếu, đọc phiếu. - Hs bổ sung. - 2 hs lần lượt trả lời. - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Lập chương trình hoạt động Điều chỉnh- bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Khoa học Tiết 39: SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC (Tiếp theo) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: - Làm thí nghiệm để biết được sự biến đổi hoá học (trường hợp đơn giản). - Tham gia 1 số trò chơi để biết được vai trò của ánh sáng và nhiệt trong biến đổi hoá học. - Yêu thích khám phá khoa học, bảo vệ môi trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Dụng cụ thí nghiệm - HS: SGK, VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu ? Thế nào là sự biến đổi hoá học? cho ví dụ. ? Hãy phân biệt sự biến đổi lí học và sự biến đổi hoá học? - Gv nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới * Hoạt động 1: Vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học. + Chia nhóm, mỗi nhóm 4 hs, yêu cầu hs chuẩn bị các dụng cụ làm thí nghiệm, đọc kĩ thí nghiệm trong SGK/80. + GV rót giấm vào chén nhỏ cho từng nhóm. + Yêu cầu hs trong các nhóm viết bức thư của nhóm mình cho nhóm khác 1 cách bí mật. - GV giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn. - Sau khi các nhóm đã viết và gửi bức thư đến nhóm mình gửi, GV gọi 2 nhóm mang bức thư lên trước lớp : ? Hãy đọc bức thư mà nhóm mình nhận được? ? Em hãy dự đoán xem muốn đọc bức thư này người nhận phải làm thế nào? - Gv cho 3 hs hơ bức thư trước ngọn nến và đọc lên nội dung bức thư nhóm mình nhận được. Lưu ý nhắc hs không hơ giấy quá gần lửa đề phòng cháy. ? Khi em hơ bức thư lên gần ngọn lửa thì có hiện tượng gì xảy ra? ? Điều kiện gì làm giấm đã khô trên giấy biến đổi hoá học? ? Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra khi nào? - Gv kết luận: Thí nghiệm các em vừa làm chứng tỏ sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới sự tác dụng của nhiệt. * Hoạt động 2: Vai trò của ánh sáng trong biến đổi hoá học. * Thí nghiệm 1 - Yêu cầu hs đọc thí nghiệm 1 trong SGK/80. - Yêu cầu hs trao đổi, thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi: ? Hiện tượng gì đã xảy ra? ? Hãy giải thích hiện tượng đó? - GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. Lưu ý hs quan sát kĩ hình 9b và giải thích tại sao lại có hiện tượng đó. - Gọi hs trình bày kết quả thảo luận. GV khuyến khích hs các nhóm hỏi lại bạn nếu chưa rõ, tạo không khí sôi nổi hào hứng trong lớp học. - GV nhận xét, khen ngợi hs, nhóm làm việc tích cực, trình bày rõ ràng. * Thí nghiệm 2 - Gv tiến hành tương tự như ví dụ 1 ? Qua 2 thí nghiệm trên, em rút ra kết luận gì về sự biến đổi hoá học. - Gv KL: Sự biến đổi từ chất này sang chất khác gọi là sự biến đổi hoá học. Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của á/ sáng hoặc nhiệt độ. 3. Hoạt động luyện tập, thực hành - Gv đưa câu hỏi lên màn chiếu cho HS trả lời câu hỏi: a, Hãy nêu một vài ví dụ chứng tỏ nhiệt độ có tác dụng làm biến đổi hóa học của một số chất. b, Hãy nêu một vài ví dụ chứng tỏ ánh sáng cũng có tác dụng làm biến đổi hóa học của một số chất. - GV kết luận về sự biến đổi hóa học. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm ? Thế nào là sự biến đổi hoá học? ? Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra với điều kiện gì? - GV nhận xét tiết học. Dặn dò - 2 hs lên bảng trả lời. - Hs nhận xét - HS lắng nghe. - Hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV. + Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm, 2 hs nối tiếp nhau đọc thí nghiệm cho cả lớp nghe. - Làm việc theo yêu cầu của GV. + Không đọc được bức thư vì không nhìn thấy chữ. + Muốn đọc được bức thư phải hơ trên ngọn lửa. - 3 hs tiến hành làm thí nghiệm và đọc to bức thư cho cả lớp nghe. + Khi hơ bức thư lên ngọn lửa thì giấm viết khô đi và dòng chữ hiện lên. + Điều kiện làm giấm đã khô trên giấy biến đổi hoá học là do nhiệt từ ngọn nến đang cháy. + Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra khi có sự tác động của nhiệt. - Hs lắng nghe. - 2 hs nối tiếp nhau đọc cho cả lớp nghe. - 2 bàn hs quay lại với nhau tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi. - 1 hs đại diện cho nhóm trình bày, hs các nhóm khác bổ sung. - Hs lắng nghe. - HS: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới sự tác dụng của ánh sáng. - Hs lắng nghe. - HS trả lời Trả lời: Ví dụ: - Ở nhiệt độ cao đường cháy biến thành chất khác; - Khi đun với đá vôi ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra vôi sống và khí các-bô-níc,… Trả lời: Ví dụ: Quần áo màu khi phơi nắng sẽ bị bạc màu. - 2 hs nối tiếp nhau trả lời. - Về nhà ôn lại kiến thức đã học, chuẩn bị tốt cho bài: Năng lượng. Điều chỉnh- bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Khoa học Tiết 40: NĂNG LƯỢNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: - Tự làm thí nghiệm đơn giản về: Các vật có biến đổi vị trí, hình dạng, nhiệt độ, ... là nhờ được cung cấp năng lượng. - Nêu được 1 số ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó. - Yêu thích khoa học, góp phần bảo vệ môi trường. *GDBVMTBĐ: bảo vệ môi trường khi sử dụng các dạng năng lượng để hoạt động và biến đổi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Nến, diêm, pin tiểu, 1 đồ chơi chạy bằng pin tiểu. Bảng nhóm. - HS: SGK, VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu ? Thế nào là sự biến đổi hoá học? cho ví dụ. ? Hãy lấy ví dụ chứng tỏ sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt? ? Hãy lấy ví dụ chứng tỏ sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng? - Gv nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới * Hoạt động 1: Nhờ cung cấp năng lượng mà các vật có biến đổi vị trí, hình dạng .... - GV tiến hành làm từng thí nghiệm cho hs quan sát, trả lời để đi đến kết luận: Muốn làm cho các vật xung quanh biến đổi cần phải có năng lượng (Thí nghiệm trong SGK/82). ? Qua 3 thí nghiệm, em thấy các vật muốn biến đổi cần có điều kiện gì? - Yêu cầu hs đọc mục Bạn cần biết trong SGK/82 * Hoạt động 2: Một số nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của con người, động vật, phương tiện. - GV yêu cầu hs đọc mục Bạn cần biết trong SGK/88. - GV nêu yêu cầu: Em hãy quan sát các hình minh hoạ 3, 4, 5 trong SGK/83 và nói tên những nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của con người, động vật, máy móc. - GV đi giúp đỡ những cặp gặp khó khăn. - Gọi 1 cặp khá làm mẫu. - Gọi hs trình bày. ? Muốn có năng lượng để thực hiện các hoạt động con người cần phải làm gì? ? Nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động của con người được lấy từ đâu? - Gọi hs đọc lại mục Bạn cần biết trong SGK/83. 3. Hoạt động luyện tập, thực hành * Liên hệ thực tế .- Gv tổ chức cho hs liên hệ thực tế về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động. - Chia lớp thành 2 đội: mỗi đội cử ra 2 hs làm trọng tài ghi điểm. - GV hướng dẫn hs cách chơi: 1 đội nêu 1 hoạt động, đội kia phải chỉ ra được nguồn năng lượng cho hoạt động đó. Sau đó đổi bên. Nếu đếm đến 3 mà đội nào chưa đưa ra được hoặc nguồn năng lượng sẽ mất lượt chơi và trừ 1 điểm. Mỗi câu trả lời đúng, 1 hoạt động nêu đúng tính 1 điểm. - Tổ chức cho hs chơi trong 5 đến 6 phút. - Tổng kết cuộc chơi. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm ? Muốn có năng lượng để thực hiện các hoạt động con người cần phải làm gì? - Chia sẻ với mọi người cần có ý thức bảo vệ các nguồn năng lượng quý. - GV nxét tiết học khen ngợi hs hăng hái tham gia xây dựng bài. Dặn dò - 3 hs lên bảng trả lời. - Hs nhận xét -HS lắng nghe - Hs chú ý quan sát Gv làm thí nghiệm và trả lời các câu hỏi của GV. - Hs nêu: Các vật muốn biến đổi thì cần phải được cung cấp 1 năng lượng - 2 hs tiếp nối nhau đọc cho cả lớp nghe. - 2 hs nối tiếp nhau đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - Hs lắng nghe. - 2 hs ngồi cùng bàn cùng trao đổi theo hướng: 1 hs nêu hoạt động 1 hs nêu nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động đó sau đó đổi việc. - 2 hs khá làm mẫu cho cả lớp theo dõi. - Từng cặp hs trình bày, mỗi cặp chỉ nói về 1 hoạt động. + Muốn có năng lượng để thực hiện các hoạt động con người cần phải ăn, uống và hít thở. + Nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động của con người được lấy từ thức ăn. - 1 hs đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - 4 hs lên bảng ghi điểm: 2 hs ghi điểm, 2 hs giám sát bạn ghi điểm. - Hs lắng nghe GV hướng dẫn cách chơi. - Hs cả lớp chơi trò chơi. - Muốn có năng lượng để thực hiện các hoạt động con người phải ăn, uống và hít thở. - Về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, ghi lại vào vở xem con người đã sử dụng năng lượng mặt trời vào những việc gì. Điều chỉnh- bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn: 28/12/2021 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 31 tháng 12 năm 2021 Địa lí Tiết 20: CHÂU Á (tiếp theo) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Nêu được đặc điểm về dân cư, tên 1 số hoạt động kinh tế của người dân châu Á và ích lợi của các hoạt động này. - Kể tên các nước Đông Nam Á, nêu được các nước Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, trồng được nhiều lúa gạo, cây công nghiệp và khai thác khoáng sản. - Dựa vào bản đồ, lược dồ nhận biết được sự phân bố 1 số hoạt động sản xuất của người dân châu Á. - HS biết bảo vệ môi trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bản đồ các nước châu Á. Bản đồ tự nhiên châu Á. Các hình minh hoạ của SGK. Phiếu học tập của hs. - HS: SGK, VBT. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu ?Dựa vào quả địa cầu, hãy cho biết vị trí địa lí và giới hạn của châu Á? ? Hãy kể tên 1 số cảnh thiên nhiên ở châu Á và cho biết cảnh đó thuộc khu vực nào của châu Á? - Gv nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới *Hoạt động 1:Các dân tộc ở châu Á - GV yêu cầu quan sát hình 4 và hỏi: Người dân châu Á có màu da như thế nào? ? Vì sao người Bắc Á có nước da sáng màu còn người Nam Á có màu da sẫm màu? ? Các dân tộc ở châu Á có cách ăn mặc và phong tục tập quán như thế nào? ? Dân cư châu Á tập trung nhiều ở vùng nào? - GV : Phần lớn dân cư châu Á là người da vàng…. nhưng họ đều có quyền bình đẳng, quyền sống và học tập như nhau. * Hoạt động 2: Hoạt động kinh tế.. ?Cho biết lược đồ thể hiện nội dung gì? - GV tổ chức cho hs làm việc theo nhóm, cùng xem lược đồ, thảo luận để hoàn thành bảng thống kê về các ngành kinh tế, quốc gia có ngành đó và lợi ích kinh tế mà ngành đó mang lại (đưa mẫu bảng thống kê cho các nhóm). - GV gọi nhóm trình bày nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn. - GV giúp hs phân tích bảng thống kê. ? Dựa vào bảng thống kê và lược đồ kinh tế 1 số nước châu Á, em hãy cho biết ngành sản xuất chính của đa số người dân châu Á là gì? ? Các sản phẩm nông nghiệp của chủ yếu người dân châu Á là gì? ? Ngoài sản xuất nông nghiệp, dân cư châu Á còn có ngành sxuất nào? ? Ngành công nghiệp nào phát triển mạnh ở châu Á?- GV kết luận: *Hoạt động3:Khu vực ĐôngNam Á. - Yêu cầu hs làm việc theo nhóm - Gv yêu cầu 1 nhóm dán phiếu của nhóm mình lên bảng, trình bày, yêu cầu các nhóm khác theo dõi. - Gv kết luận về phiếu làm đúng sau đó dựa vào phiếu để trình bày 1 số đặc điểm chính về vị trí, giới hạn, đặc điểm tự nhiên và các ngành kinh tế của khu vực Đông Nam á,bổ sung ý kiến để có câu trả lời hoàn chỉnh. - Gv kết luận: Khu vực ĐNA có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Người dân trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp, khai thác khoáng sản. 3 Hoạt động luyện tập, thực hành - Gv phát phiếu học tập cho các nhóm. - Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài. - Gọi HS trình bày. 1. Điền từ vào chỗ trống (…) sao cho đúng. Châu Á có số dân ….. thế giới. Người dân sống tập trung đông đúc tại các ….. châu thổ và sản xuất …. là chính. Một số nước phát triển công nghiệp khai thác …… 2. Đánh dấu × vào ô ☐ trước những ý đúng. Khu vực Đông Nam Á sản xuất được nhiều lúa gạo vì: ☐ Có nhiều đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển màu mỡ. ☐ Có nhiều đất đỏ badan. ☐ Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên. ☐ Có khí hậu gió mùa nóng ẩm. - GV kết luận về đặc điểm của Châu Á và Đông Nam Á 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - Kể tên 11 nước thuộc khu vực ĐNÁ ? - Gọi hs nêu nhanh các đặc điểm về vị trí, giới hạn của khu vực Đông Nam á. Gv nhận xét tiết học. Hãy cho biết hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á có tên là gì? - GV cho HS xem lá cờ biểu tượng của ASEAN và hỏi ý nghĩa biểu tượng của lá cờ. GV kết luận: Ý nghĩa biểu tượng của lá cờ được mô tả chi tiết trong Hiến chương ASEAN. Màu xanh tượng trưng cho hòa bình và ổn định, màu đỏ thể hiện lòng can trường và tính năng động, màu trắng thể hiện sự thuần khiết, và màu vàng thể hiện sự phồn vinh. 10 nhánh lúa tượng trưng cho 10 thành viên ASEAN. Màu sắc lá cờ - xanh dương, đỏ, trắng, vàng - đều là các màu chủ đạo trên quốc kỳ 10 nước thành viên ASEAN. - GV cho Hs xem hình ảnh Việt Nam gia nhập ASEAN và hỏi: Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày tháng năm nào? GV chốt: - Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào ngày 28/7/1995. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á được thành lập ngày 8/8/1967 tại Băng cốc - Thái Lan. Khi mới thành lập, ASEAN gồm 5 nước là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Năm 1984 ASEAN kết nạp thêm Bru-nây Da-ru-xa-lam làm thành viên thứ 6. Ngày 28/7/1995 Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội. Ngày 23/7/1997 kết nạp Lào và Mi-an-ma. Ngày 30/4/1999, Cam-pu-chia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN. Đông Timo đã gửi đơn xin gia nhập Asean năm 2011 và đến nay Đông Timo là nước duy nhất chưa phải là thành viên chính thức của tổ chức này. - Việc gia nhập ASEAN đã thể hiện rõ nét chính sách chủ động hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam, mở ra một thời kỳ hội nhập sâu vào khu vực của Việt Nam trên các lĩnh vực văn hóa, chính trị - an ninh, kinh tế. - Gia nhập ASEAN năm 1995 của Việt Nam được đánh giá là một quyết định rất quan trọng trong việc gắn kết các nước trong khu vực, cùng với khu vực xây dựng một môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác; tạo cơ hội và tạo đà cho Việt Nam từ hội nhập khu vực đến hội nhập quốc tế, giúp Việt Nam nâng cao vị thế, mở rộng hợp tác với các nước không chỉ trong khu vực mà với cả các nước đối tác lớn. - Về nhà: học bài và chuẩn bị bài sau: Các nước láng giếng của VN. - 2 HS lên bảng trả lời. HS dưới lớp nhận xét, bổ sung. -HS lắng nghe - Hs quan sát và nêu: Dân cư châu Á chủ yếu là người da vàng nhưng cũng có người da trắng hơn, người da nâu đen (người Nam á). + Vì lãnh thổ châu Á rộng lớn, trải trên nhiều đới khí hậu khác nhau. Người sống ở vùng hàn đới, ôn đới (Bắc á) thường có nước da sáng màu. Người sống ở vùng nhiệt đới (Nam á) thường có nước da sẫm màu. + Hs so sánh 2 bức hình 4a, 4b : Các dân tộc có cách ăn mặc và phong tục tập quán khác nhau. + Tập trung nhiều ở các đồng bằng châu thổ màu mỡ. - HS lắng nghe. - Hs đọc tên, đọc chú giải và nêu: Lược đồ kinh tế châu Á, lược đồ thể hiện 1 số ngành kinh tế chủ yếu ở châu Á, 1 số nước, lãnh thổ và thủ đô của các nước này. - 2 bàn hs quay lại với nhau tạo thành 1 nhóm cùng xem lược đồ, đọc SGK và hoàn thành bảng thống kê.+ 1 nhóm viết bảng thống kê vào giấy khổ to. + 1 nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến, cả lớp thống nhất phiếu hoàn chỉnh như trong TKBG/120. - Mỗi câu hỏi 1 hs phát biểu. + Nông nghiệp là ngành sản xuất chính của đa số người dân châu Á. + Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lúa mì, lúa gạo, thịt, sữa …. + Họ còn phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. + Đặc biệt ngành công nghiệp khai khoáng phát triển mạnh vì các nước châu Á có nguồn tài nguyên khoáng sản lớn, đặc biệt là dầu mỏ. - 2 bàn hs quay lại với nhau tạo thành 1 nhóm, cùng thảo luận để hoàn thành phiếu. - Đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Hs lần lượt lên bảng thực hiện các yêu cầu sau: + Chỉ trên lược đồ các khu vực châu á và nêu vị trí, giới hạn của khu vực ĐNA. + Giải thích vì sao ĐNA có khí hậu nóng ẩm, rừng chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới. - HS nhận phiếu làm bài theo cặp. - Trình bày bài làm của mình. Trả lời: 1. Châu Á có số dân đông nhất thế giới. Người dân sống tập trung đông đúc tại các đồng bằng châu thổ và sản xuất nông nghiệp là chính. Một số nước phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản. 2. Khu vực Đông Nam Á sản xuất được nhiều lúa gạo vì: ☒ Có nhiều đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển màu mỡ. ☐ Có nhiều đất đỏ badan. ☐ Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên. ☒ Có khí hậu gió mùa nóng ẩm. - HS nêu: Viêt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Sin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Đông-ti-mo, Mi-an-ma,Bru-nây... - 1 số hs nêu. -hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á có tên là ASEAN. - HS quan sát và trả lời theo ý hiểu. - Hs lắng nghe Điều chỉnh- bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Lịch sử Tiết 19: ÔN TẬP: CHÍN NĂM KHÁNG CHIẾN BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC (1945 - 1954) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Học xong bài này HS biết. - Lập bảng thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1945 đến năm 1954 dựa theo nội dung các bài đã học . - Tóm tắt được các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn 1945 - 1954. - Giáo dục học sinh lòng tự hào về lịch sử của dân tộc và ý thức tích cực học tập góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước hoà bình... II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bản đồ Hành chính Việt Nam. Các hình minh hoạ trong SGK từ bài 12 đến bài 17. Lược đồ các chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947, Biên giới thu - đông 1950, ĐBP 1954. Phiếu học tập. - HS: SGK, VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu - Cho HS chơi trò chơi ‘Truyền bóng’’, trả lời các câu hỏi : ?Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm mấy đợt ? ?Nêu ý nghĩa của chiến thắng ĐBP? - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Hoạt động luyện tập, thực hành * Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm - GV chia lớp làm 3 nhóm và phát phiếu học tập cho các nhóm , yêu cầu mỗi nhóm thảo luận 1 câu hỏi trong SGK , từ câu 1 đến câu 3. - GV nhận xét chốt ý đúng. * Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân - GV yêu cầu HS làm vào VBT trả lời câu hỏi 4 SGK. - GV nhận xét, chốt ý đúng. 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - GV tổ chức cho HS trò chơi " Tìm địa chỉ đỏ". GV dùng bảng phụ đề sẵn các địa danh tiêu biểu, HS dựa vào kiến thức đã học kể lại sự kiện , nhân vật lịch sử tương ứng với các địa danh đó. - GV tổng kết nội dung bài . - Nhận xét tiết học. - Dặn dò hs: - HS chơi - Nhận xét -HS lắng nghe - Các nhóm làm việc - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - Lớp nhận xét bổ sung. + Cụm từ " nghìn cân treo sợi tóc "" + Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. + Thời gian bắt đầu rạng sáng ngày 19-12-1946......... + Thời gian kết thúc ngày 7-5-1954.... + Khẳng định tinh thần quyết tâm chiến đấu hi sinh vì độc lập dân tộc. + Hịch tướng sĩ . - HS nối tiếp nhau nêu bài làm của mình. Lớp nhận xét bổ sung. + HS nắm luật chơi và tham gia trò chơi. + Tuyên dương đội thắng cuộc. - Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau : Nước nhà bị chia cắt. Điều chỉnh- bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Toán Tiết 99: LUYỆN TẬP CHUNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: - Củng cố kĩ năng tính chu vi và diện tích của hình tròn. - Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ vẽ sẵn các hình minh hoạ. - HS: SGK, vở ô li III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu - Yêu cầu 1 HS nêu công thức và qui tắc tính chu vi hình tròn. - Yêu cầu 1 HS nêu công thức và qui tắc tính diện tích hình tròn. - GV nhận xét - Giới thiệu bài 2. Hoạt động luyện tập, thực hành *Bài tập 1 - Gọi hs đọc đề bài và quan sát hình. ?Sợi dây thép được uốn thành hình ntn? - GV chỉ hình mô tả để hs hình dung được chiều dài của sợi dây thép. ? Vậy để tính chiều dài của sợi dây thép ta làm như thế nào? - Yêu cầu hs tự làm bài. - Yêu cầu hs đổi vở kiểm tra chéo. - Gọi hs nhận xét bài trên bảng. - Gv nhận xét, chữa bài. ? Muốn tính chu vi của hình tròn ta làm ntn? *Bài tập 2 - Gọi hs đọc đề bài và quan sát hình. - Yêu cầu hs tự làm bài. - Yêu cầu hs đổi vở kiểm tra chéo - Gọi hs nhận xét bài trên bảng. - Gv nhận xét, chữa bài. Chốt lại cách giải bài toán. *Bài tập 3 - GV treo bảng phụ có vẽ sẵn hình của bài tập, yêu cầu hs quan sát hình và hỏi: Diện tích của hình bao gồm những phần nào? ? Chúng ta có thể tính diện tích của hình như thế nào? - Gv nhận xét các cách của hs đưa ra, sau đó yêu cầu hs làm bài theo cách thuận tiện nhất. - Gv nhận xét, chữa bài ? Muốn tính diện tích của hình tròn và HCN ta làm ntn? *Bài tập 4 - Gv yêu cầu hs đọc đề bài và quan sát hình sau đó nêu cách làm bài. - Yêu cầu hs làm bài. Nhắc nhở hs cách làm bài trắc nghiệm. - Gọi hs đọc kết quả bài của mình. - Gv nhận xét, chốt lại kết quả đúng. ?Muốn tính diện tích hình vuông ta làm ntn? 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm ? Muốn tính chu vi của hình tròn ta làm như thế nào? ? Muốn tính diện tích của hình tròn ta làm như thế nào? - GV nhận xét tiết học. Dặn dò HS - HS thực hiện yêu cầu C = d x 3,14 =r x 2 x 3,14 S = r x r x 3,14 -HS lắng nghe - 1 hs đọc đề bài và quan sát hình trong SGK. - HS: Sợi dây thép được uốn thành 2 hình tròn. Độ dài của sợi dây thép chính là chu vi của 2 hình tròn . - HS theo dõi GV mô tả chiều dài của sợi dây. + Ta tính tổng chu vi của 2 hình tròn có bán kính là 7cm, 10cm. - 1 hs lên bảng làm bài trên bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở ôli. - 2 hs đổi vở kiểm tra và nhận xét bài của bạn. - 1 hs nhận xét, chữa bài. Bài giải Độ dài của sợi dây thép là : 7x2x3,14 + 10x2x3,14 =106,76(cm) Đáp số : 106,76 cm - HS nêu - 1 hs đọc đề bài và quan sát hình trong SGK. - 1 hs lên bảng làm bài trên bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở ôli. - 2 hs đổi vở kiểm tra và nhận xét bài của bạn. Bài giải Bán kính của hình tròn lớn là: 15 + 60 = 75(cm) Chu vi hình tròn lớn là: 75 x 2 x 3,14 = 471(cm) Chu vi hình tròn lớn dài hơn chu vi hình tròn nhỏ là: 471 – (60 x 2 x 3,14)= 94,2(cm) Đáp số : 94,2cm - Hs quan sát hình và nêu ý kiến. - Hs trình bày cách làm của mình. - 1 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. Bài giải Chiều dài hình chữ nhật là: 7 x 2 = 14(cm) Diện tích hình chữ nhật là: 14 x 10 = 140(cm2) Diện tích của hai nửa hình tròn là: 7 x 7 x 3,14 = 153,86(cm2) Diện tích hình đã cho là: 140 + 153,86 = 293,86(cm2) Đáp số: 293,86cm2 - 1 hs nêu cách làm bài trước lớp: Tính diện tích phần được tô màu của hình vuông sau đó khoanh vào đáp án thích hợp. - 2 hs đọc kết quả và giải thích cách làm, hs khác nhận xét. - Khoanh vào đáp án A - HS nêu. - 2 HS nối tiếp nhau nêu - Về nhà bài sau: Giới thiệu biểu đồ hình quạt. Điều chỉnh- bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Toán Tiết 100: GIỚI THIỆU BIỂU ĐỒ HÌNH QUẠT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh: - Làm quen với biểu đồ hình quạt. - Bước đầu biết đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ hình quạt. - Yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Các hình minh hoạ trong SGK phóng to. - HS: SGK, vở ô li. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu - Cho HS hát - Hãy nêu tên các dạng biểu đồ đã biết? - GV kết luận - Giới thiệu bài - Ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới * Giới thiệu biểu đồ hình quạt a. Ví dụ 1. - GV treo biểu đồ Ví dụ 1 lên bảng và yêu cầu hs quan sát và nói: Đây là biểu đồ hình quạt cho biết tỉ số phần trăm các loại sách trong thư viện của 1 trường Tiểu học. Em hãy nêu nhận xét của mình về biểu đồ trên bảng? ? Nhìn vào biểu đồ em thấy sách trong thư viện của trường học này được chia thành mấy loại? ? Tỉ số phần trăm của từng loại là bao nhiêu? - GV giảng: Biểu đồ hình quạt trên cho biết: Coi tổng số sách trong thư viện là 100% thì: + Có 50% số sách là truyện thiếu nhi. + Có 25% số sách làSGK. + Có 25% số sách là các loại sách khác. b. Ví dụ 2. - GV treo biểu đồ yêu cầu hs quan sát và đọc ví dụ 2. ? Biểu đồ nói về điều gì? ? Hs lớp 5C tham gia các môn thể thao nào? ? Tỉ số phần trăm của từng môn là bao nhiêu? ? Hãy tính số hs tham gia môn bơi là bao nhiêu? - Gv giảng: Quan sát biểu đồ ta biết được tỉ số phần trăm học sinh tham gia các môn thể thao của lớp 5C. Từ đó ta có thể tìm được số hs tham gia trong từng môn (tương tự cách tìm số hs tham gia ở môn bơi). 3. Hoạt động luyện tập, thực hành. *Bài tập 1 - Yêu cầu hs đọc nội dung bài tập và quan sát biểu đồ trong SGK. - Yêu cầu học sinh làm bài theo cặp. - Yêu cầu hs trả lời miệng. - GV chữa bài. ? Nêu lại cách tìm một số khi biết số phần trăm của nó? *Bài tập 2 - Yêu cầu hs đọc nội dung bài tập và quan sát biểu đồ trong SGK. - Yêu cầu học sinh làm bài theo cặp. - Yêu cầu hs trả lời miệng. - GV chữa bài. Chốt lại cách tìm số phần trăm trên biểu đồ. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm ? Biểu đồ hình quạt cho ta biết điều gì? - Nhận xét tiết học. Dặn dò HS. - Hát tập thể - Biểu đồ dạng tranh - Biểu đồ dạng cột - HS lắng nghe. - Hs quan sát, trả lời: + Biểu đồ có dạng hình tròn được chia thành nhiều phần. + Số trên mỗi phần của biểu đồ ghi dưới dạng tỉ số phần trăm. + Sách trong thư viện của trường học này được chia thành 3 loại: truyện thiếu nhi, SGK, các laọi sách khác. + Tỉ số phần trăm của từng loại sách là: truyện thiếu nhi chiếm 50%; SGK 25%; các loại sách khác là 25%. - Hs nghe giảng. - Hs trao đổi theo cặp để trả lời các câu hỏi. + Biểu đồ cho biết tỉ số phần trăm hs tham gia các môn thể thao của lớp 5C. + Hs lớp 5C tham gia 4 môn thể thao đó là: nhảy dây, cầu lông, bơi, cờ vua. + Nhìn vào biểu đồ ta thấy: Có 50% số hs chơi nhảy dây; 25 % số hs chơi cầu lông, 12,5% số hs tham gia môn bơi; 12,5% số hs tham gia môn cờ vua. + Số hs tham gia môn bơi là: 32 x 12,5 : 100 = 4 (học sinh) - Hs lắng nghe. - Cả lớp đọc thầm, quan sát hình. - 2 hs cùng trao đổi, làm bài vào vở. - 2 cặp hs lên bảng và trả lời, hs dưới lớp nhận xét, sửa sai cho bạn. a. Số học sinh thích màu xanh là: 120 x 40 : 100 = 48 (học sinh) b. 30 (học sinh) c. 24 (học sinh) d. 18 (học sinh) - HS nêu. - Cả lớp đọc thầm, quan sát hình. - 2 hs trao đổi, làm bài vào vở. - 2 cặp hs lên bảng và trả lời, hs dưới lớp nhận xét, sửa sai cho bạn. + Học sinh giỏi chiếm 17,5 % số học sinh toàn trường + Học sinh khá chiếm 60% số học sinh toàn trường. + Học sinh trung bình chiếm 22,5 % số học sinh toàn trường. - 2 hs trả lời - Về nhà chuẩn bị bài sau: Luyện tập về tính diện tích. Điều chỉnh- bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bình luận - Đánh giá
Chưa có bình luận nào
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

