Tuần 1
Thích 0 bình luận
Tác giả: Phạm Thị Thảo
Chủ đề:
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 17/09/22 10:48
Lượt xem: 2
Dung lượng: 56.6kB
Nguồn: Tự biên
Mô tả: TUẦN 1 Ngày soạn: 02/09/2022 Ngày giảng: Thứ hai ngày 5 tháng 9 năm 2022 KĨ THUẬT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU I.Yêu cầu cần đạt: - Học sinh biết đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng bảo quan những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu. - Biết cách thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ. - Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm II.Đồ dùng dạy học 1. Đồ dùng - GV: Một số sản phẩm cắt, khâu, thêu - HS: Bộ ĐDHT lớp 4, vở. 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm. - KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm,... III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu (3p) - HS hát bài hát khởi động: - Kiểm tra sự Chuẩn bị đồ dùng của HS - TBVN điều hành 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới: (30p) HĐ 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét về vật liệu khâu, thêu. a) Vải: Cho học sinh đọc nội dung (a) và quan sát màu sắc, độ dày của một số mẫu vải.. b) Chỉ: Cho HS đọc nội dung b, kết hợp quan sát, nêu đặc điểm của chỉ - GV kết luận, lưu ý HS khi khâu chúng ta nên chọn chỉ giống với màu vải để đường khâu không bị lộ HĐ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo. - Cho học sinh so sánh sự giống và khác nhau của kéo cắt vải và cắt chỉ - Hướng dẫn cách cầm kéo cắt vải - GV chốt ý, chuyển hoạt động HĐ 3: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét một số vật liệu, dụng cụ khác. - GV yêu cầu nêu một số dụng cụ khâu, thêu khác 3. Hoạt động ứng dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) Nhóm 2 – Lớp - HS đọc, quan sát mẫu vải - Thảo luận nhóm 2, đưa ra nhận xét về màu sắc, độ dày của các loại vải khác nhau, các loại chỉ khác nhau - HS lắng nghe - HS quan sát 2 loại kéo, thảo luận nhóm phát hiện ra điềm giống và khác nhau, chia sẻ trước lớp - HS quan sát hướng dẫn, thực hành ngay tại lớp Cá nhân – Lớp - HS nối tiếp nêu - VN thực hành thao tác cắt vải - Sưu tầm một số mẫu vải hay dùng trong may mặc Toán Tiết 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS ôn tập về: - Đọc, viết các số đến 100 000. Sử dụng phép tính cộng để phân tích cấu tạo số. Sử dụng công thức tính chu vi của một hình để thực hiện tính chu vi của một hình cụ thể. - Phát triển cho HS năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học. - HSNK: Hoàn thành thêm BT3 (phần a - 2 số cuối; Phần b - dòng 2). BT4. - Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Tấm bảng ghi số, chữ cho phần khởi động. Kẻ sẵn bảng phụ nội dung bài tập 2, bút dạ; Thước kẻ vẽ hình BT4 III. Hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động mở đầu (5’) - GV tổ chức phần thi Ong tìm mật - GV phổ biến luật chơi: 6 HS cầm 6 tấm bảng (3 tấm ghi số, 3 tấm bảng ghi cách đọc) yêu cầu HS ghép số với cách đọc đúng tạo thành một cặp. Cặp nào tìm nhanh là đúng nhất sẽ giành chiến thắng. - Nhận xét, chốt đáp án đúng, tuyên dương HS. - GV giới thiệu: Trong trò chơi các con đã biết đọc các số có 3,4 chữ số. Hôm nay chúng ta tiếp tục ôn lại cách đọc viết các số đến 100 000. 2. Hoạt động luyện tập (25’) Bài 1: Viết số thích hợp - GV vẽ tia số - GV cho HS nhận xét, tìm ra quy luật viết các số trong dãy số này; cho biết số cần viết tiếp theo 10 000 là số nào, tiếp theo 30 000 là số nào ? - Yêu cầu HS làm bài. GV theo dõi, hư¬ớng dẫn HS lúng túng. - Chữa bài, chốt kết quả đúng. - GV cho HS nhận xét dãy số trong bài tập 1 . - GV: Trong dãy số tròn chục nghìn, hai số liền nhau hơn kém nhau 10000. Trong dãy số tròn nghìn, hai số liền nhau hơn kém nhau 1000. Bài 2: Viết theo mẫu - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - GV đưa bảng phụ nội dung BT2 - Hướng dẫn mẫu - Cho HS làm bài cá nhân - Nhận xét, chữa bài, chốt đáp án - Cho HS đổi chéo vở kiểm tra. - Gọi 1 vài HS đọc lại số và đọc lại phân tích số - GV: Dựa vào cấu tạo số, khi đọc số, ta đọc các chữ số từ trái sang phải, từ hàng cao nhất đến hàng đơn vị. Khi viết số: Viết đúng theo thứ tự các hàng từ cao xuống thấp. Bài 3: Viết theo mẫu Mẫu: 8723 = 8000 + 700 + 20 + 3 - Yêu cầu HS phân tích mẫu, nêu cách làm. Mẫu: 9000 + 200 + 30 + 2 = 9232 - Yêu cầu HS phân tích mẫu, nêu cách làm. - Yêu cầu HS làm bài - GV chốt kết quả đúng - GV: Từ một số có 4 chữ số ta có thể viết được thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị. Hay từ tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị mà ta có thể viết được thành các số có 4 chữ số. * Kết luận: Dựa vào cấu tạo số mà ta có thể đọc - viết được các số có nhiều chữ số. Cần lưu ý đọc - viết theo thứ tự các hàng từ cao xuống thấp. Cũng từ một số mà ta có thể viết được thành tổng các hàng, hay từ tổng các hàng mà ta có thể viết được thành số. 3. Hoạt động vận dụng (10’) Bài 4. Tính chu vi các hình - Cho HS đọc lệnh đề. - Cho HS quan sát hình vẽ BT4. + Muốn tính chu vi của một hình tứ giác ta làm như thế nào? - Cho HS thi làm nhanh. - GV cùng HS nhận xét, chốt kết quả, nhận xét, đánh giá HS: - Yêu cầu HS giải thích cách tính 2 ? * Kết luận: Muốn tính chu vi của một hình tứ giác ta tính tổng độ dài các cạnh của hình đó. + Giờ học hôm nay em được học kiến thức gì? - GV: Khi đọc (viết) số, ta đọc (viết ) theo thứ tự các hàng từ cao xuống thấp. Muốn tính chu vi của một hình tứ giác ta tính tổng độ dài các cạnh của hình đó. - Nhận xét giờ học. - Dặn dò: Hoàn thành bài và chuẩn bị bài sau: Ôn tập các số đến 100 000 (tiếp theo) - HS tham gia trò chơi 316: ba trăm mười sáu 2458: hai nghìn bốn trăm năm mươi tám 5640: năm nghìn sáu trăm bốn mươi - HS quan sát - HS nhận xét: + Số 10 000; 30 000 là số tròn nghìn. + Hai số này hơn kém nhau 20 000 đơn vị theo thứ tự tăng dần. - HS làm bài, đổi vở kiểm tra chéo. a)10 000; 20 000; 30 000; 40 000; 50 000; 60 000. b) 36 000; 37 000; 38 000; 39 000; 40 000; 41 000; 42 000. - Các số tròn chục nghìn, tròn nghìn. - HS đọc yêu cầu bài. - HS quan sát bảng phụ - HS nghe hướng dẫn mẫu - 1 HS làm bảng phụ. HS dưới lớp làm bài vào vở ôly - HS nhận xét và sửa bài. VD: 63 850: sáu mươi ba nghìn tám trăm năm mươi Số 63 850 gồm 6 chục nghìn, 3 nghìn, 8 trăm, 5 chục , 0 đơn vị. - HS phân tích mẫu. - Cách làm: Viết số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị - HS phân tích mẫu. - Cách làm: Viết tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị thành các số. - 2 HS làm bảng phụ, lớp làm vào vở, nhận xét, chữa bài. a, 9171 = 9000 + 100 + 70 + 1 3082 = 3000 + 80 + 2 7006 = 7000 + 6 b, 7000 + 300 + 50 +1 = 7351 6000 + 200 + 30 = 6230 6000 + 200 + 3 = 6203 5000 + 2 = 5002 - 1HS đọc: Tính chu vi các hình - HS quan sát hình vẽ BT4. + Ta tính tổng độ dài các cạnh của hình đó. - 3 HS làm bảng, lớp làm cá nhân. - Nhận xét bài làm bảng, thống nhất đáp án. Chu vi tứ giác ABCD là: 6 + 4 + 3 + 4 = 17 (cm) Chu vi hình chữ nhật MNPQ là: 8+ 4 + 8 +4 = 24 (cm) Chu vi hình vuông GHIK là: 5 + 5 + 5 + 5 = 20(cm) Hoặc: Chu vi hình chữ nhật MNPQ là: (8 + 4) 2 = 24 (cm) Chu vi hình vuông GHIK là: 5 4 = 20 (cm) + Tứ giác MNPQ là hình chữ nhật nên khi tính chu vi hình này ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng (cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2. + Tứ giác GHIK là hình vuông nên khi tính chu vi hình này ta lấy độ dài cạnh hình vuông nhân với 4. - HS nêu - Hs lắng nghe - Nghe- nhận nhiệm vụ. V. Điều chỉnh sau bài dạy: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….......……… Tập đọc Tiết 1: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU I. Yêu cầu cần đạt: - Hiểu được nghĩa các từ khó trong bài: cỏ xước, Nhà Trò, bự, áo thâm, lương ăn, ăn hiếp, mai phục, … Hiểu và ghi lại được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực người yếu. Phát hiện những lời nói cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một số nhân vật trong bài. - Đọc đúng các từ khó, các tiếng có vần âm dễ lẫn: cỏ xước, ngắn chùn chùn, bự, lột, …Đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách từng nhân vật của truyện. - Bồi dưỡng cho HS phẩm chất yêu thương, đồng cảm giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn. * VHƯX: Ứng xử giữa bạn bè, người xung quanh cần phải thân thiện, hòa nhã; biết giúp đỡ khi bạn bè gặp khó khăn, hoạn nạn. * GT: Không hỏi ý 2 câu hỏi 4. II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: - Thể hiện sự thông cảm; Xác định giá trị; Tự nhận thức về bản thân. III. Đồ dùng dạy học: 1. GV: Máy chiếu. 2. HS: SGK. IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động mở đầu (5 phút) - Cho HS nghe bài “Bầu bí thương nhau”. + Theo em, bài hát trên nói về điều gì? - GV khen ngợi, chốt ý nghĩa bài hát. - GV giới thiệu chủ điểm: “Thương người như thể thương thân”. - Treo tranh minh họa bài tập đọc. + Em có biết 2 nhân vật trong bức tranh này là ai, ở tác phẩm nào không? - GV nêu: Tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài kể về những cuộc phiêu lưu của chú Dế Mèn. Giờ học hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu đoạn trích Dế Mèn bênh vực kẻ yếu trong tác phẩm. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (23 phút) a) Luyện đọc: - GV đọc mẫu 1 lần. - Yêu cầu HS chia đoạn. - GV nhận xét, thống nhất chia đoạn: + Đoạn 1: Hai dòng đầu. + Đoạn 2: Năm dòng tiếp. + Đoạn 3: Năm dòng tiếp. + Đoạn 4: Còn lại. - GV gọi 4 HS đọc nối tiếp theo đoạn: + Lần 1: Đọc nối tiếp đọc theo đoạn lần 1 (GV sửa phát âm cho HS). + Lần 2: Đọc nối tiếp theo đoạn lần 2 (GV kết hợp giải nghĩa từ khó: cỏ xước, Nhà Trò, bự, áo thâm...). - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm bàn trong 3 phút). - GV tổ chức thi đọc giữa các nhóm. - GV nhận xét, khen ngợi HS. - Gọi HS đọc toàn bài. - Gọi HS nhận xét. - GV đọc toàn bài với giọng chậm rãi, linh hoạt trong lời các nhân vật; GV đọc mẫu toàn bài. b) Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: + Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh nào? -> Ý đoạn thứ nhất là gì? - GV gọi HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: + Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt? + Em hiểu thế nào là “ngắn chùn chùn”? -> Ý đoạn thứ hai là gì? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi: + Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp và đe dọa như thế nào? -> Ý đoạn thứ ba là gì? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 4 trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi (TG: 1’): + Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn? - Gọi HS nhận xét, trình bày ý kiến cặp mình. -> Ý đoạn thứ tư là gì? + Em có nhận xét gì về lời nói, hành động của Dế Mèn? * VHƯX: Nếu trong cuộc sống, em gặp người bạn trong hoàn cảnh giống như chị Nhà Trò, em sẽ làm thế nào? GV nhận xét, khen ngợi HS. -> GV nêu: Cần phải biết giúp đỡ khi bạn bè gặp khó khăn, hoạn nạn. + Nêu những hình ảnh nhân hoá trong bài? + Theo em ý chính toàn bài là gì? - GV nhận xét, khen ngợi HS -> GVKL: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực người yếu. 3. Hoạt động luyện tập, thực hành (7 phút) - Gọi 4 HS nối tiếp đọc. - GV hướng dẫn cách đọc. - GV treo đoạn cần hướng dẫn đọc: “Năm trước, gặp khi trời …..ăn thịt em” - Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 4. - Gọi 3 HS đọc diễn cảm. - Gọi đại diện 3 nhóm thi đọc. + Nhận xét theo các tiêu chí đánh giá. - Gọi HS nhận xét bạn đọc hay. - GV nhận xét, tuyên dương HS. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5 phút) + Qua bài này em học được gì ở nhân vật Dế Mèn? + Theo em, trong cuộc sống hằng ngày mình nên giúp đỡ người thân, mọi người xung quang bằng những việc gì? - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tập tốt. - GV nhắc các em về nhà tìm đọc tập truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” và nhắc HS biết thể hiện sự thông cảm với mọi người; Xác định giá trị và tự nhận thức về bản thân mình trong cuộc sống hằng ngày. - Dặn HS về nhà đọc trước bài “Mẹ ốm”. - HS nghe hát. + Nói về tình cảm yêu thương con người … - HS theo dõi. - HS quan sát. - 2 HS trả lời theo hiểu biết của mình. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - 1-2 HS nêu ý kiến. - HS đánh dấu vào SGK. + 4 HS đọc, kết hợp sửa phát âm. + 4 HS đọc kết hợp giải nghĩa từ. + 2 HS 1 nhóm đọc cho nhau nghe. - Đại diện 4 bàn đọc nối tiếp 4 đoạn. - 1 HS đọc cả bài. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - Lớp đọc thầm. - HS nêu: Dế Mèn đi qua một vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần thấy chị Nhà Trò gục đầu khóc. 1. Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò. - 1 HS đọc to. - 2-3 HS nêu: Thân hình chị bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn như mới lột, cánh mỏng, ngắn chùn chùn, quá yếu… - 1 HS trả lời. 2. Hình dáng Nhà Trò. - Lớp đọc thầm. - 2 HS nối tiếp nêu: Bọn Nhện đánh Nhà Trò mấy bận, chăng tơ chặn đường, để bắt ăn thịt. 3. Nhà Trò bị ức hiếp. - HS thực hiện. + 1 vài cặp trình bày. - HS nêu ý kiến. 4. Tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn. - 2-3 HS nêu. - 1-2 HS nêu suy nghĩ của bản thân. - HS lắng nghe. - HS trình bày ý kiến. - 1-2 nêu. - HS lắng nghe, ghi nội dung. - 4 HS nối tiếp đọc 4 đoạn. - HS lắng nghe. - HS theo dõi. - HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 4. - 3 HS đọc diễn cảm. - 3 HS đại diện 3 nhóm thi đọc diễn cảm đoạn trên. - HS nhận xét. - 2-3 HS nêu ý kiến. - HS liên hệ trả lời. - HS lắng nghe. IV. Điều chỉnh sau tiết dạy: ……………………………………………...………………………………………………………………………………………...………………………………………… Chính tả (Nghe – viết) Tiết 1: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU I. Yêu cầu cần đạt - HS nắm được nội dung đoạn viết và biết cách viết các từ khó. Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu l/n hoặc vần an/ang dễ lẫn. - HS nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài tập đọc Dế Mèn bênh vực kẻ yếu; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Trình bày bài cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức rèn chữ viết đẹp. II. Đồ dùng dạy học - GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung BT 2b. - HS: SGK, VBT. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (3’) - GV cho HS hát 1 bài - GV nhắc lại một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ học Chính tả, việc chuẩn bị đồ dùng cho giờ học … nhằm củng cố nền nếp học tập cho các em. - GV dẫn dắt giới thiệu bài- Ghi bảng 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (7’) + Hướng dẫn HS chuẩn bị - GV đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lượt. - Hướng dẫn HS nắm nội dung chính của bài viết: + Tìm chi tiết tả hình dáng chị Nhà Trò? - Hướng dẫn HS nhận xét hiện tượng chính tả: + Trong đoạn văn có những danh từ riêng nào? Khi viết phải viết như thế nào? - GV nêu những từ HS dễ viết sai và hướng dẫn HS nhận xét. - GV yêu cầu HS viết những từ ngữ dễ viết sai vào nháp. - GV nhận xét, sửa sai. - GV chốt: Khi trình bày đoạn viết ta cần chú ý lắng nghe để viết đúng, viết đủ. Cần lưu ý về độ cao con chữ, khoảng cách giữa các tiếng và chú ý khi viết tên riêng. 3. Hoạt động luyện tập, thực hành (25’) + Viết chính tả - GV lưu ý HS: ghi tên bài vào giữa dòng. Sau khi chấm xuống dòng, chữ đầu tiên viết hoa. - GV đọc từng câu, từng cụm từ 2 lượt cho HS viết + Chấm, chữa bài - GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt. - GV chấm bài 1 số HS và yêu cầu từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau. - GV nhận xét chung. + Làm bài tập chính tả Bài 2a - GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 2a. - GV yêu cầu HS tự làm vào vở bài tập. - GV nhận xét kết quả bài làm của HS, chốt lại lời giải đúng. Bài 3a - GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 3a - Yêu cầu HS làm bài 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5’) - Tổ chức cho lớp thành 2 đội chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” tìm tiếng có âm đầu l/n và vần an/ang - GV nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc. - GV nhận xét tiết học. - Cả lớp hát. - HS chú ý theo dõi. - HS đọc thầm lại đoạn văn, nêu: nhỏ bé, gầy yếu, áo thâm dài. + Nhà Trò, Dế Mèn. Phải viết hoa. - HS nêu những hiện tượng mình dễ viết sai: cỏ xước, tỉ tê, ngắn chùn chùn. - 2 HS lên bảng viết, lớp viết nháp - Nhận xét, sửa sai - HS nghe - viết. - HS soát lại bài. - HS đổi vở cho nhau để soát lỗi chính tả. - HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS tự làm vào VBT, 1 HS làm bài trên bảng quay. Đáp án: lẫn- nở nang – béo lẳn, chắc nịch, lông mày – lòa xòa, làm cho - Cả lớp nhận xét kết quả làm bài. - Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng. - HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS thi giải đố nhanh. - Một số em đọc lại câu đố và lời giải đúng. Đáp án: Cái la bàn - Mỗi đội cử 2 HS lên bảng chơi IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….......……… Ngày soạn: 03/09/2022 Ngày giảng: Thứ ba ngày 6 tháng 9 năm 2022 Toán Tiết 2: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tiếp theo) I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS: - Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến 5 chữ số; nhân ( chia ) số có đến năm chữ số với ( cho ) số có một chữ số. Thực hiện so sánh, xếp thứ tự ( đến 4 số) các số đến 100 000. Làm được bài toán thống kê số liệu - HS cả lớp làm bài 1 cột 1; bài 2 ý a; dòng 1,2 bài 3; bài 4 ý b. HS năng khiếu: làm thêm bài 1 cột 2; bài 2 ý b; dòng 3 bài 3; bài 4 ý a; bài 5 - Phát triển cho HS: năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực mô hình hóa toán học. - Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ bài tập 3,4,5 - HS: Bút dạ. III. Hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động mở đầu (5’) - GV tổ chức phần thi Ai nhanh ai đúng - GV phổ biến luật chơi: GV đọc các số: 18 705; 32 109; 25 810; 32 678. yêu cầu HS viết số. Bạn nào viết nhanh và đúng nhất sẽ giành chiến thắng. - Gọi HS nhận xét - Nhận xét, chốt đáp án đúng, tuyên dương HS. - GV giới thiệu: Trong trò chơi các con đã được ôn tập các đọc, viết các số đến 100 000. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục ôn tập các kiến thức đã học về các số trong phạm vi 100 000. 2. Hoạt động luyện tập (20’) Bài 1 (T4): Tính nhẩm - Bài tập yêu cầu gì? - Yêu cầu HS nối tiếp nhau tính nhẩm trước lớp và viết kết quả vào vở? - Gọi HS nhận xét - GV nhận xét chốt đáp án, khen HS. *Kết luận: bài 1 củng cố cách tính nhẩm Bài 2(T4): Đặt tính rồi tính - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính. - Yêu cầu HS làm bài trong vở. - GV và cả lớp nhận xét chung. *Kết luận: GV chốt cách đặt tính và thực hiện các phép tính. Bài 3(T4): Điền dấu: >, <, = - Bài 3 yêu cầu gì? - Yêu cầu HS nêu cách so sánh các số - Yêu cầu HS làm bài trong vở. - Gọi HS chữa bài, nhận xét - Nêu cách so sánh 2 số 5870 và 5890? - GV nhận xét, chốt đáp án đúng. *Kết luận: GV chốt cách so sánh sánh (đến 4 số) các số đến 100 000. 3. Hoạt động vận dụng (15’) Bài 4(T4): - Yêu cầu HS tự đọc lệnh đề. - Yêu cầu HS làm bài nhóm đôi. - Gọi HS nhận xét - GV nhận xét, chốt đáp án *Kết luận: Cách thực hiện so sánh, xếp thứ tự ( đến 4 số) các số đến 100 000. Bài 5(T5): - GV treo bảng thống kê ở bài 5. Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 làm bài. - Yêu cầu HS chữa bài - Gọi HS nhận xét. - Chữa bài, chốt kết quả đúng. *Kết luận: Củng cố cách làm bài toán thống kê số liệu + Giờ học hôm nay em được ôn tập kiến thức gì? - Nhận xét giờ học. - Dặn dò: Hoàn thành bài và chuẩn bị bài sau: Ôn tập các số đến 100 000 (Tiếp theo) - 2 HS lên bảng viết, lớp viết nháp - 2 em đọc lại các số trên - Lớp nhận xét chữa bài. *HĐ cả lớp - HS nêu yêu cầu: tính nhẩm. - HS làm bài: Nối tiếp mỗi HS tính nhẩm 1 phép tính - Lớp nhận xét, chữa bài 7000 + 2000 = 9000 ; 16 000 : 2 = 8000 9000 – 3000 = 6000; 8000 × 3 = 24 000 8000 : 2 = 4000 ; 11000 × 3 = 33 000 3000 × 2 = 6000 ; 49 000 : 7 = 7000 *HĐ cá nhân - HS nêu yêu cầu. - 4 HS nêu - HS làm bài. 4 em làm bài trên bảng. a, 12882; 4719; 975; 8656 b, 8274; 5953; 16648; 4604 ( dư 2) - Lớp nhận xét, chữa bài.. *HĐ cá nhân - So sánh các số và điền dấu >, <, = - 1HS nêu - HS làm bài, 2HS làm bảng phụ - Lớp nhận xét, chữa bài. 4327 > 3742 ; 28676 = 28676; 5870 < 5890 ; 97 321 < 97 400; 65300 > 9530; 100 000 > 99 999 - Hai số này cùng có 4 chữ số. Các chữ số hàng nghìn, hàng trăm giống nhau. Ở hàng chục 7 < 9 nên 5870 < 5790. *HĐ nhóm đôi - HS đọc yêu cầu. - HS làm bài nhóm đôi, 2 nhóm làm BP. a) 56 731; 65 371; 67 351; 75 631 b) 92 678; 82 679; 79 862; 62 978 - Nhận xét bài bạn - HS theo dõi. *HĐ nhóm 4 - HS đọc - Lớp làm vở, 1 nhóm làm BP + HS trình bày bài làm: a) Bác Lan mua bát hết số tiền là: 2 500 5 = 12 500 (đồng) Bác Lan mua đường hết số tiền là: 6 400 2 = 12 800 (đồng) Bác Lan mua thịt hết số tiền là: 35 000 2 = 70 000 (đồng) b) Bác Lan mua hết tất cả số tiền là: 12 500 + 12 800 + 70000 = 95300(đồng) c) Số tiền còn lại là: 100 000 - 95 300 = 4 700 (đồng) - Nhận xét bài bạn - HS nêu: Cách tính nhẩm, cách so sánh các số, thực hiện các phép tính với các số đến 10 000, làm bài toán có thống kê số liệu - HS theo dõi IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… THỂ DỤC Tiết 1: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH, TỔ CHỨC LỚP TRÒ CHƠI "CHUYỀN BÓNG TIẾP SỨC" I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Giới thiệu chương trình thể dục lớp 4. Yêu cầu HS biết được nội dung cơ bản của chương trình và có thái độ học tập đúng. Một số quy định về nội dung, nội quy yêu cầu tập luyện. Yêu cầu HS biết được những điểm cơ bản để thực hiện trong các giờ học. - Trò chơi "Chuyền bóng tiếp sức". Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi đúng luật - Vận động và tham gia trò chơi đúng luật; tự chăm sóc và phát triển sức khỏe. II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN - Địa điểm: Sân trường bằng phẳng, an toàn khi tập luyện, vệ sinh sạch sẽ. - Phương tiện: Còi, kẻ sân chơi trò chơi. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP NỘI DUNG PH/pháp và hình thức tổ chức I.PHẦN MỞ ĐẦU - GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học. - Đứng tại chỗ vỗ tay - Trò chơi: Tìm người chỉ huy X X X X X X X X X X X X X X X X  II.PHẦN CƠ BẢN a. Giới thiệu chương trình – Nội quy tập luyện - GV giới thiệu chương trình môn TD lớp 4 - Nêu yêu cầu tập luyện - Phân công cán sự, biên chế tổ tập luyện b) Trò chơi"Chuyền bóng tiếp sức" - GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi, rồi cho một số HS chơi thử, sau đó cả lớp cùng chơi. X X X X X X X X X X X X X X X X  X X X X X X X X X X  III.PHẦN KẾT THÚC - Tập hợp thành 4 hàng dọc, quay thành hàng ngang làm động tác thả lỏng. - GV cùng HS hệ thống bài. - GV nhận xét đánh giá kết quả giờ học. X X X X X X X X X X X X X X X X  ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG .......................................................................................................................................................................................................................................................................... Lịch sử Tiết 1: MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ I. Yêu cầu cần đạt: - Biết vị trí địa lý, hình dạng đất nước ta. Biết trên một đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống, có chung một lịch sử, một Tổ quốc. - Nêu được một số yêu cầu khi học môn lịch sử và địa lý. Nhận thức khoa học lịch sử và địa lý - Tạo cho HS tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam; Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bản đồ tự nhiên và hành chính Việt Nam; Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc. Máy chiếu. - HS: SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động Mở đầu (5 phút): - GV cho HS nghe bài hát “Xin chào Việt Nam”. + Qua bài hát, em thấy đất nước mình như thế nào? - GV nhận xét, khen ngợi. - GV giới thiệu môn lịch sử và địa lí. - GV nêu yêu cầu bài học hôm nay. 2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (10 phút): - GV treo bản đồ Việt Nam: Giới thiệu vị trí nước ta và số dân mỗi vùng. - Yêu cầu HS tự thảo luận nhóm bàn, xác định vị trí TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trên bản đồ trong vòng 2 phút. - Gọi HS chỉ bản đồ. - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, kết luận vị trí Việt Nam. - Gọi HS đọc phần ghi nhớ. 3. Hoạt động Luyện tập thực hành (15 phút): - GV chia lớp làm 3 nhóm; Phát mỗi nhóm một tranh ảnh về sinh hoạt các vùng dân. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 trong vòng 5 phút. - Gọi đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. -> GVKL: Mỗi dân tộc sống trên nước Việt Nam có nét văn hoá riêng nhưng có chung Tổ quốc, lịch sử. 4. Hoạt động Vận dụng trải nghiệm (10 phút): - GV đưa câu hỏi phát vấn HS suy nghĩ phát biểu trước lớp: Để Tổ quốc ta đẹp như ngày nay, ông cha ta đã nghìn năm dựng nước. Hãy kể một sự kiện chứng minh điều đó? - GV nhận xét, giáo dục HS. - GV hướng dẫn HS cách học bài. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị: Làm quen với bản đồ. - HS lắng nghe. - HS nêu theo hiểu biết của mình. - HS lắng nghe. - HS nêu tên bài. - HS quan sát và theo dõi. - 2 HS lập nhóm thảo luận. - 3-4 HS lên chỉ. - HS nhận xét. - 2 HS đọc to. - HS nhận tranh, hoạt động theo nhóm. - Các nhóm thảo luận: Mô tả bức tranh đó. - Đại diện 3 nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. - HS lắng nghe. - HS suy nghĩ, phát biểu. - 3, 4 HS trình bày. HS khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….........Ngày soạn: 04/09/2022 Ngày giảng: Thứ tư ngày 7 tháng 9 năm 2022 Luyện từ và câu Tiết 1. ÔN TẬP: LUYỆN TẬP VỀ BIỆN PHÁP NHÂN HÓA I. Yêu cầu cần đạt: - Hiểu và chỉ ra được biện pháp nhân hóa có trong câu văn, thơ.(BT1, BT2) - Đặt được câu có sử dụng biện pháp nhân hóa. (BT3) Vận dụng các hình ảnh nhân hóa trong khi nói và viết văn. Cảm nhận được cái hay cái đẹp trong câu văn có sử dụng hình ảnh nhân hóa. - Giáo dục HS: tình cảm yêu quý thiên nhiên, quê hương đất nước. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ viết sẵn bài 1,2,3; Kẻ sẵn bảng cho BT 2. - HS: Bút dạ; một số đồ dùng học tập, đồ chơi ( BT 3) III. Hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu (5’) - GV cho HS nghe bài hát : “ Lời chào của em” . Đi đến nơi nào lời chào đi trước Lời chào dẫn bước con đường bớt xa Lời chào thành quà khi gặp các cụ già Lời chào thành hoa nở vui trên đường xa (. . . . . . . . . . . . . . ra bao điều tốt) Lời chào của em.. là cơn gió mát Mang theo tiếng hát.. mỗi sớm từng chiều Lời chào của em.. là cơn gió mát Nên dẫu đi đâu.. em cũng mang theo. + Lời chào được miêu tả như thế nào? + Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả lời chào? + Nhờ có biện pháp so sánh, nhân hóa mà sự vật được miêu tả trở nên sinh động hơn. ... 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới và luyện tập (25’) Bài 1: Đọc đoạn thơ sau và hoàn thành bảng: Tiếng dừa làm dịu nắng trưa Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo Trời trong đầy tiếng rì rào Đàn có đánh nhịp bay vào bay ra Đứng canh trời đất bao la Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi. - Yêu cầu HS quan sát, đọc tên từng cột - Cho HS thảo luận cặp đôi hoàn thành bảng điền từ ngữ phù hợp vào từng chỗ trống trong bảng. - Gọi đại điện mốt số cạp trình bày. - Nhận xét, chữa bài, chốt đáp án. + Các sự vật được nhân hóa bằng cách nào? * Kết luận: Đoạn thơ đã sử dụng biện pháp nhân hóa bằng cách sử dụng từ ngữ tả người để tả vật. Tác dụng của biện pháp nhân hóa như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua bài tập 2. - 1 HS nêu. - 1 HS nêu * Thảo luận cặp đôi - 2 HS đọc đoạn thơ - Hs đọc - HS thảo luận cặp đôi làm bài - 2,3 cặp đọc bài làm - 1 cặp làm bảng phụ, dán bảng, trình bày. Tên sự vật được nhân hoá Các sự vật được tả bằng những từ ngữ Tiếng dừa gọi Đàn cò đánh nhịp Dừa đứng canh + Sử dụng những từ tả người để tả vật. Bài 2: Trong những câu thơ sau, cây cối và sự vật tự xưng là gì, cách xưng hô ấy có tác dụng gì ? - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS đọc 2 đoạn thơ. a) Tôi là bèo lục bình Bứt khỏi sình đi dạo Dong mây trắng làm buồm Mượn trăng non làm giáo. b) Tớ là chiếc xe lu Người tớ to lù lù Con đường nào mới đắp Tớ làm bằng tăm tắp. + Phần a cây nào được nói đến ? + Cây bèo lục bình tự xưng là gì ? + Phần b sự vật nào được nói đến ? + Xe lu tự xưng là gì ? + Theo em, cách xưng hô ấy có tác dụng gì ? * Kết luận: Để cây cối, con vật, sự vật tự xưng bằng các từ tự xưng của con người như tôi, tớ, mình,... là một cách nhân hoá. Khi đó chúng ta thấy cây cối, con vật, sự vật trở nên gần gũi, thân thiết với con người như bạn bè. Vậy trong môn tập làm văn chúng ta có sử dụng biện pháp nhân hóa thì sẽ mang lại hiệu quả như thế nào cho bài văn ? * Hoạt động cả lớp - HS đọc yêu cầu - HS đọc 2 đoạn thơ. + Cây bèo lục bình. + Tự xưng là tôi. + Xe lu. + Tớ. + Cách xưng hô ấy làm cho ta có cảm giác bèo lục bình và xe lu giống như một người bạn gần gũi đang nói chuyện cùng ta. 3. Hoạt động vận dụng (10’) Bài 3: Hãy sử dụng cách nói nhân hóa để diễn đạt lại những ý dưới đây cho sinh động, gợi cả (bằng 1 câu hoặc 1 số câu): a) Cái trống trường b) Cây bàng c) Cái cặp sách của em - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài vào vở. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả bài - Chữa bài, nhận xét. - Đánh giá, tuyên dương HS. * Kết luận: Khi viết văn để câu văn trở lên sinh động, giàu hình ảnh chúng ta nên sử dụng biện pháp nhân hóa sẽ làm cho câu văn, bài văn hay hơn, hấp dẫn người đọc, người nghe. - GV nhận xét chung giờ học - Dặn dò: chuẩn bị bài sau * Hoạt động nhóm 4 - 1HS đọc yêu cầu - HS thảo luận trong nhóm làm bài cá nhân vào vở. - 2,3 nhóm đọc bài làm, nhận xét - 1 nhóm làm bảng phụ, dán bảng trình bày VD: a) Sau ba tháng ngủ khì trên giá, vào đầu năm học mới, bác Trống lại cất lên những tiếng dõng dạc mời gọi chúng em đến trường. b) Về mùa đông, cây bàng giơ lên những cánh tay khẳng khiu, gầy guộc, im lìm chịu đựng giá rét. c) Đến lớp, cặp ngồi im lặng trong ngăn bàn xem em học bài. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ……………………………………………...………………………………………………………………………………………...………………………………………… Kể chuyện TIẾT 1: SỰ TÍCH HỒ BA BỂ I. Yêu cầu cần đạt: - Dựa vào lời kể của GV, HS kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Giải thích sự hình thành của hồ Ba Bể. Qua đó ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái và khẳng định những người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. - Thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung truyện. Biết theo dõi nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. - Giáo dục HS lòng nhân ái, tình cảm yêu thương con người. * GDBVMT: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, khắc phục hậu quả do thiên nhiên gây ra. II. Đồ dùng dạy học: - Bộ tranh kể chuyện lớp 4 - Tranh vẽ hồ Ba Bể hiện nay III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động Mở đầu (3 phút) - Cho HS hát - Giới thiệu phân môn Kể chuyện lớp 4: - GV cho HS xem tranh (ảnh) về Hồ Ba Bể hiện nay và giới thiệu câu chuyện sẽ kể, ghi tên bài. 2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới: HS nghe kể (12 phút) - GV kể lần 1: Giọng kể thong thả, rõ ràng, nhanh hơn ở đoạn kể về tai hoạ trong đêm hội, trở về khoan thai ở đoạn kết. Và giải thích nghĩa từ (giao long, cầu phúc, bà goá, làm việc thiện, bâng quơ). - GV kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh hoạ phóng to trên bảng. - Hướng dẫn HS nắm cốt truyện: + Bà cụ ăn xin xuất hiện như thế nào? + Mọi người đối xử với bà cụ ra sao? + Ai đã cho bà cụ ăn và nghỉ? + Chuyện gì đã xảy ra trong đêm? + Khi chia tay bà cụ dặn mẹ con bà goá điều gì? + Trong đêm lễ hội, chuyện gì đã xảy ra? + Mẹ con bà goá đã làm gì? + Hồ Ba Bể được hình thành như thế nào ? 3. Hoạt động Luyện tập - thực hành: (20 phút) - Gọi HS đọc yêu cầu (SGK) - GV lưu ý HS: Chỉ cần kể đúng cốt truyện, không cần lặp lại nguyên văn từng lời của thầy cô; trao đổi nội dung, ý nghĩa của truyện a) Kể trong nhóm - Chia lớp thành các nhóm nhỏ (4 HS) - Yêu cầu HS kể từng đoạn câu chuyện trong nhóm. Sau đó 1 em kể lại toàn bộ câu chuyện b) Kể trước lớp - Tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp theo từng đoạn, cả truyện. - Hướng dẫn HS bình chọn bạn kể truyện hay nhất. theo các tiêu chuẩn sau: + Kể chính xác nội dung câu chuyện chư¬a? + Lời kể hấp dẫn có sự sáng tạo trong khi kể chưa? + Đã kết hợp đư¬ợc động tác chư¬a? + Câu chuyện này có bao nhiêu nhân vật? Em thích nhân vật nào trong chuyện? + Ngoài mục đích giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn nói với ta điều gì? + Các em đã được đi thăm hồ Ba Bể chưa? Nơi đó có đẹp không? * BVMT: Hồ Ba Bể là một thắng cảnh đẹp, em cần làm gì để giữ mãi cảnh đẹp đó? -> GV chốt: Để giữ được vẻ đẹp của Hồ Ba Bể các em cần phải nêu cao tinh thần giữ vệ sinh môi trường cho tốt và hãy cùng tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện theo. 4. Hoạt động vận dụng - trải nghiệm: Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: ( 5 phút ) - Yêu cầu HS trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. + Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện? + Em biết câu chuyện nào khuyên con ngư¬ời sống nhân hậu sẽ đư¬ợc hạnh phúc? - Nhận xét giờ học - Dặn: VN kể lại cho người thân nghe - Cả lớp hát đồng thanh - HS quan sát tranh - 1 em đọc chú giải - HS theo dõi. + Bà không biết từ đâu đến. Trông bà gớm ghiếc, người bà gầy gò, lở loét, xông lên mùi hôi thối. + Mọi người đều xua đuổi bà. + Mẹ con bà goá đưa bà về nhà, lấy cơm cho bà ăn và mời bà nghỉ lại. + Chỗ bà cụ ăn xin nằm sáng rực lên. Đó không phải là bà cụ mà là một con giao long lớn. + Bà cụ nói sắp có lụt và đưa cho mẹ con bà goá một gói tro và hai mảnh vỏ trấu. + Lụt lội xảy ra, nước phun lên. Tất cả mọi vật đều chìm nghỉm. + Mẹ con bà dùng thuyền từ hai vỏ trấu đi khắp nơi cứu người bị nạn. + Chỗ đất sụt là Hồ Ba Bể, nhà hai mẹ con thành một hòn đảo nhỏ giữa hồ. - 1,2 HS nêu - 1 em đọc - Nghe, ghi nhớ - Học sinh chia nhóm 4. - Học sinh hoạt động nhóm theo hướng dẫn của GV: mỗi HS 1 đoạn. - Hai nhóm lên thi kể - HS tập kể trong 6 nhóm - Đại diện các nhóm kể. - HS nhận xét, bình chọn bạn kể hay. + Có nhân vật (bà cụ ăn xin, mẹ con bà goá, dân chúng đi xem hội). + Ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái; khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. - HS trả lời - HS trả lời - HS thảo luận trong nhóm 4 về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. Chia sẻ nội dung trước lớp - HS nêu: Giải thích sự hình thành của hồ Ba Bể. Qua đó ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái và khẳng định những người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. - HS nêu một số câu chuyện mà em biết. IV. Điều chỉnh sau bài dạy ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….Toán Tiết 3: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100000 (tiếp) I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS: - Tính nhẩm, thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân ( chia) số có đến năm chữ số với ( cho ) số có một chữ số. Tính được giá trị của biểu thức. Tìm thành phần chưa biết của phép tính. Củng cố bài toán liên quan rút về đơn vị. - Phát triển cho HS: năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học - Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ bài tập 3,4,5 - HS: Bút dạ. III. Hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động mở đầu (5’) Trò chơi Tính nhẩm truyền điện - GV đọc phép tính, gọi HS trả lời nhanh, nối tiếp theo hàng ngang: 7000 – 3000= - GV đọc tiếp phép tính 4000 × 2= - GV đọc tiếp 8000 + 700= - Gv đ¬ưa thêm: 3000 + 2000 = 900 × 3 = 4000 : 2 = 5000 × 2 = 8000 - 6000 = 33000 : 3 = 11000 × 5 = 80000 : 8 = - Gọi HS nhận xét - Nhận xét, tuyên dương HS. - GV giới thiệu: Trong trò chơi các con đã được ôn tập cách tính nhẩm. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục ôn tập các kiến thức đã học về các số trong phạm vi 100 000. 2. Hoạt động luyện tập (25’) Bài 1 (T5): Tính nhẩm - Bài tập yêu cầu gì? - Yêu cầu HS nối tiếp nhau tính nhẩm trước lớp và viết kết quả vào vở? - Gọi HS nhận xét - GV nhận xét chốt đáp án, khen HS. *Kết luận: bài 1 củng cố cách tính nhẩm Bài 2(T5): Đặt tính rồi tính - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính. - Yêu cầu HS làm bài trong vở. - GV và cả lớp nhận xét chung. *Kết luận: GV chốt cách đặt tính và thực hiện các phép tính. Bài 3(T5): Tính giá trị biểu thức - Gọi HS đọc yêu cầu bài - Yêu cầu HS nêu cách thực hiện. - Yêu cầu HS làm bài trong vở. - GV nhận xét, chốt *KL: Cách tính giá trị của biểu thức. - Với biểu thức chỉ có các dấu tính cộng và trừ hoặc nhân và chia, chúng ta thực hiện lần lượt từ trái sang phải - Với biểu thức có các dấu tính +, -,×, : ta thực hiện nhân, chia trước, cộng, trừ sau - Với các biểu thức có chứa dấu ngoặc, chúng ta thực hiện trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau Bài 4(T5): Tìm x - Gọi HS nêu yêu cầu. -Yêu cầu HS nêu cách tìm một thành phần chưa biết trong phép tính. - Gọi HS chữa bài - GV và HS nhận xét *Kết luận: Củng cố cách tìm thành phần chưa biết của phép tính 3. Hoạt động vận dụng (15’) Bài 5(T5): - Gọi HS đọc bài toán + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Muốn biết 7 ngày nhà máy đó sản xuất được bao nhiêu chiếc ti vi, trước hết ta cần phải biết điều gì? - Yêu cầu HS làm bài. - GV nhận xét chung, chốt đáp án. *Kết luận: Củng cố bài toán liên quan rút về đơn vị. + Giờ học hôm nay em được ôn tập kiến thức gì? - Nhận xét giờ học. - Dặn dò: Hoàn thành bài và chuẩn bị bài sau: Biểu thức có chứa một chữ. + HS đọc kết quả (4000) - HS bên cạnh trả lời (8000) - HS bên cạnh trả lời (8700) ... *HĐ cả lớp - HS nêu yêu cầu: tính nhẩm. - HS làm bài: Nối tiếp mỗi HS tính nhẩm 1 phép tính - Lớp nhận xét, chữa bài a, 4000; 4000; 0; 2000 b, 36000; 1000; 10000; 6000 *HĐ cá nhân - HS nêu yêu cầu. - 4 HS nêu - HS làm bài. 4 em làm bài trên bảng. a, 8 461; 5 404; 12 850; 5 725 b, 59 200; 21 692; 52 260; 13 008 *HĐ nhóm đôi + 1 HS nêu. - HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức. + 1 nhóm làm bảng phụ, lớp làm vở - Nhận xét chữa bài. a, 3257 + 4659 -1300 =7916 – 1300 = 6616 b, 6000 -1300 × 2 = 6000 – 2600 = 3400 c, ( 70850 - 50230 ) × 3 = 20 620 × 3 = 61860 d, 9000 + 1000 : 2 = 9000 + 500 = 9500 *HĐ cá nhân - HS nêu yêu cầu. - 4HS nêu. - HS làm bài. 4 HS làm trên bảng phụ. - Cả lớp nhận xét chữa bài. a,x = 9061; x = 8984 b, x = 2413; x = 4596 *HĐ nhóm đôi + 1 HS đọc. + 4 ngày: 680 ti vi. 7 ngày: ... ti vi? - Cần phải biết một ngày sản xuất được bao nhiêu ti vi. - 1 nhóm làm bảng phụ, lớp làm vở - Nhận xét chữa bài. 1 HS trình bày trên bảng. - Lớp nhận xét, chữa bài. Bài giải Một ngày nhà máy sản xuất số ti vi là: 680 : 4 = 170 (chiếc) Bảy ngày nhà máy sản xuất số ti vi là: 170 × 7 = 1190 (chiếc) Đáp số : 1190 chiếc ti vi. - HS nêu: Tính nhẩm, thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân ( chia) số có đến năm chữ số với ( cho ) số có một chữ số. Tính được giá trị của biểu thức. Tìm thành phần chưa biết của phép tính. Củng cố bài toán liên quan rút về đơn vị. - HS theo dõi IV. Điều chỉnh sau tiết dạy: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… THỂ DỤC Tiết 2: TẬP HỢP HÀNG DỌC, DÓNG HÀNG; ĐỨNG NGHIÊM, NGHỈ. TRÒ CHƠI "CHẠY TIẾP SỨC" I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Củng cố kĩ thuật tập hợp hàng dọc, dóng hàng và đứng nghiêm, nghỉ. Trò chơi "Chạy tiếp sức".YC biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. - Rèn KN vận động và tham gia trò chơi đúng luật - Năng lực tự học, NL tự giải quyết vấn đề, NL tự chăm sóc và phát triển sức khỏe. II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN - Địa điểm: Sân trường bằng phẳng, an toàn khi tập luyện, vệ sinh sạch sẽ. - Phương tiện: Còi, kẻ sân chơi trò chơi. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP NỘI DUNG PH/pháp và hình thức tổ chức I.PHẦN MỞ ĐẦU - GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học. * Trò chơi"Diệt các con vật có hại" - Đứng tại chỗ hát và vỗ tay. X X X X X X X X X X X X X X X X  II.PHẦN CƠ BẢN a) Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, nghỉ - Do GV và cán sự điều khiển. - Ôn tổng hợp tất cả nội dung nêu trên - GV kết hợp sửa động tác cho HS b) Trò chơi"Chạy tiếp sức" - GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi, rồi cho một nhóm HS ra làm mẫu cách chơi, cho HS chơi thử, rồi chơi chính thức. X X X X X X X X X X X X X X X X  X X X X X X III.PHẦN KẾT THÚC - Cho HS chạy thường quanh sân tập 1-2 vòng xong về tập hợp 4 hàng ngang, để làm động tác thả lỏng. - GV cùng HS hệ thống bài. - GV nhận xét đánh giá kết quả giờ học. X X X X X X X  X X X X X X X ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG (nếu có) .................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 05/09/2022 Ngày giảng: Thứ năm ngày 8 tháng 9 năm 2022 Toán Tiết 4. BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS: - Nhận biết được biểu thức chứa một chữ. - Thực hiện tính giá trị của biểu thức khi thay chữ bằng số cụ thể. - GT: Bài tập 3 ý b: Chỉ cần tính giá trị của biểu thức với hai trường hợp của n - Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ kẻ sẵn như phần ví dụ SGK (để trống các số ở các cột) và các tấm có ghi chữ số, dấu +, - để gắn lên bảng. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5’) - GV tổ chức phần thi Ai nhanh ai đúng - GV phổ biến luật chơi: GV chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội có 3 HS lần lượt nên điền dấu phép tính sao cho tạo thành phép tính hoàn chỉnh. Đội nào làm chính xác và nhanh nhất sẽ giành chiến thắng. 10 000 - ... = 3 000 10 000 - ... = 2 000 10 000 - ... = 5 000 - Nhận xét, chốt đáp án đúng, tuyên dương HS. + Trong các phép tính vừa rồi em thấy có số nào được xuất hiện nhiều nhất? - GV giới thiệu: Qua trò chơi các con đã được thực hiện những phép tính nhẩm với số 10 000, nếu bây giờ cô thay 10 000 thành một chữ cái thì phép tính lúc đó được gọi là gì? Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta vào bài học ngày hôm nay: Biểu thức chứa một chữ. 2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (12’) a) Biểu thức có chứa một chữ - GV yêu cầu HS đọc bài toán ví dụ. + Muốn biết Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở ta làm như¬ thế nào? - GV treo bảng số VD SGK và hỏi: + Nếu mẹ cho bạn Lan thêm 1 quyển vở thì bạn Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở? - GV làm t¬¬ương tự với các trư¬¬ờng hợp thêm 2, 3, 4, … quyển vở và cho HS lên bảng cài. - GV nêu: Lan có 3 quyển vở, nếu mẹ cho Lan thêm a quyển vở thì Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở? - GV giới thiệu: 3 + a đư¬ợc gọi là biểu thức có chứa một chữ. + Khi thay 10 000 thành chữ cái b thì cô có (10 000 – b) được gọi là gì? + Em có nhận xét gì về biểu thức có chứa một chữ? b) Giá trị của biểu thức có chứa một chữ - GV hỏi và viết lên bảng: Nếu a =1 thì 3 + a = ? - GV làm tư¬ơng tự với a = 2, 3, 4, … + Khi biết một giá trị cụ thể của a, muốn tính giá trị của biểu thức 3 + a ta làm như¬ thế nào? + Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được gì? - GV nhận xét. * Kết luận: Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính đ¬ược một giá trị của biểu thức 3 + a. 3. Hoạt động luyện tập (20’) Bài 1: Tính giá trị của biểu thức (theo mẫu) - Gọi 1 HS nêu yêu cầu. + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - GV viết mẫu lên bảng, yêu cầu HS phân tích mẫu. + Chúng ta phải tính giá trị của biểu thức 6 - b với b bằng mấy? + Nếu b = 4 thì 6 - b bằng bao nhiêu? + Vậy giá trị của biểu thức 6 - b với b bằng 4 là bao nhiêu? - GV yêu cầu HS tự làm các phần còn lại, gọi 2 HS làm trên bảng. - Gọi HS nhận xét, chữa bài. - GV nêu đáp án đúng. * Kết luận: GV chốt lại kiến thức về biểu thức có chứa một chữ. Bài 2: Viết vào ô trống (theo mẫu) - GV gọi HS đọc yêu cầu. + Bài tập yêu cầu gì? + Dòng thứ nhất trên bảng cho em biết điều gì? + Dòng thứ hai trên bảng cho em biết điều gì? - GV phát bảng phụ cho các cặp đôi hoàn thành trong 3 phút. - Gọi các nhóm trình bày bài làm. - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại đáp án đúng. * Kết luận: GV chốt lại kiến thức về biểu thức có chứa một chữ. Bài 3: Tính giá trị biểu thức - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - GV tổ chức phần thi Ai nhanh hơn - GV phổ biến luật chơi: GV chia lớp thành 4 đội chơi, mỗi đội có 4 HS lần lượt nên làm bài. Đội nào làm chính xác và nhanh nhất sẽ giành chiến thắng. - GV nhận xét, chốt lại đáp án đúng; tuyên dương đội chiến thắng. * Kết luận: GV chốt lại kiến thức về biểu thức có chứa một chữ. 4. Hoạt động vận dụng (3’) - GV đưa ra câu hỏi: + Giờ học hôm nay em được học kiến thức gì? + Khi tính giá trị biểu thức, em hay sai ở đâu? Vì sao? - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS. - Dặn dò: Hoàn thành bài và chuẩn bị bài sau: “Luyện tập”. - HS tham gia trò chơi 10 000 - 7 000 = 3 000 10 000 - 8 000 = 2 000 10 000 - 5 000 = 5 000 + Số được xuất hiện nhiều nhất là 10 000. - HS lắng nghe. Hoạt động cả lớp - 1 HS đọc. Lớp theo dõi. + Ta thực hiện phép tính cộng số vở Lan có ban đầu với số vở mẹ cho thêm. + Nếu mẹ cho bạn Lan thêm 1 quyển vở thì bạn Lan có tất cả 3 + 1 quyển vở. - HS lên cài số vào bảng cài và nêu số vở bạn Lan có tất cả. + Lan có tất cả 3 + a quyển vở. - 2, 3 HS nhắc lại. + Khi thay 10 000 thành chữ cái b thì cô có (10 000 – b) được gọi là biểu thức chứa một chữ + Biểu thức có chứa một chữ gồm số, dấu tính và một chữ. - HS nêu: Nếu a = 1 thì 3 + a = 3 + 1 = 4 - HS tìm giá trị của biểu thức 3 + a trong từng tr¬ường hợp. + Ta thay giá trị của a vào biểu thức rồi thực hiện tính. + Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính đ¬ược một giá trị của biểu thức 3 + a. Làm bài cá nhân - 1 HS nêu yêu cầu BT. + Tính giá trị của biểu thức. - HS đọc biểu thức và phân tích mẫu. + Tính giá trị của biểu thức 6 - b với b bằng 4. + Nếu b = 4 thì 6 - b = 6 - 4 = 2. + Vậy giá trị của biểu thức 6 - b với b bằng 4 là 2. - HS tự làm các phần còn lại, 2 HS làm trên bảng. b, 115 - c = 115 - 7 = 108 c, a + 80 = 15 + 80 = 95 - HS nhận xét, chữa bài Hoạt động cặp đôi - 1 HS đọc. + Viết vào ô trống (theo mẫu) + Giá trị cụ thể của x (y). + Giá trị của biểu thức tương ứng với từng giá trị của x (y) ở dòng trên. - HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành bài tập. - HS treo bảng phụ. x 30 1 0 125 + x 155 225 - HS nhận xét. - HS chữa bài (nếu sai). Tham gia trò chơi - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Tính giá trị của biểu thức 250 + m với m = 10, m = 0. Và biểu thức 873 - n với n = 10, n = 0. - HS tham gia chơi. + Với m = 10 thì 250 + m = 250 + 10 = 260 + Với m = 0 thì 250 + m = 250 + 0 = 260 + Với n = 10 thì 873 - n = 873 - 10 = 863 + Với n = 0 thì 873 - n = 873 - 0 = 873 - 2,3 HS trả lời. - HS chia sẻ theo ý hiểu - HS lắng nghe. IV. Điều chỉnh sau tiết dạy: ……………………………………………...………………………………………………………………………………………...…………………………………………Tập đọc TIẾT 2: MẸ ỐM I. Yêu cầu cần đạt - Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu thương sâu sắc và tấm lòng hiếu thảo, biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3; thuộc ít nhất 1 khổ thơ trong bài). - HS đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm 1, 2 khổ thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. - Bồi dưỡng cho HS phẩm chất yêu thường, quan tâm, giúp đỡ người thân trong gia đình. * VHƯX: Con cái phải hiếu thảo, biết ơn đối với ông bà, cha mẹ, hàng xóm, những người xung quanh cần thân thiện, hòa thuận, quan tâm, giúp đỡ nhau. II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục - Thể hiện sự cảm thông - Xác định giá trị. - Tự nhận thức về bản thân. III. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK - Bảng phụ viết sẵn khổ thơ hư¬ớng dẫn luyện đọc. IV. Hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động Mở đầu (5 phút) *Trò chơi: Hộp quà bí mật - Gv nêu tên trò chơi, luật chơi Cô có 2 hộp chứa điều bí mật. Trong hộp thứ nhất có điều bí mật cần được giải quyết. Ai lí giải được điều bí mật trong hộp thứ nhất sẽ được nhận một món quà trong hộp thứ hai. - GV gọi HS tham gia + Em hãy hát một câu hát về mẹ? + Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào? + Em hãy đọc 1 câu thành ngữ hoặc tục ngữ nói về công ơn cha mẹ? + Nêu ý nghĩa của bài ? - GV nhận xét , đánh giá + Trong gia đình, đã bao giờ người thân của em (bố, mẹ) bị ốm chưa? Lúc đó em cảm thấy thế nào? Em giúp được gì bố mẹ khi đó? - Em thử hình dung xem, nếu bố mẹ ốm mệt, em sẽ làm gì giúp bố me? - Cho HS quan sát tranh minh hoạ SGK + Bức tranh vẽ cảnh gì ? - GV giới thiệu: Bức tranh vẽ cảnh người mẹ bị ốm và qua đó cho ta thấy tình cảm sâu sắc của mọi người với nhau. Bài thơ Mẹ ốm của nhà thơ Trần Đăng Khoa giúp các em hiểu thêm được tình cảm sâu nặng giữa con và mẹ; giữa những người hàng xóm láng giềng với nhau. - GV đ¬ưa ra tên bài : Mẹ ốm 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới ( 20 phút) a. Luyên đọc: - Gọi 1 HS đọc toàn bài - GV chia đoạn: bài chia làm 7 khổ - Yêu cầu HS đọc nối tiếp *Lần 1:cho HS đọc nối tiếp, GV sửa sai cho HS . * Lần 2: Đọc nối tiếp khổ thơ kết hợp hướng dẫn ngắt nhịp: Lá trầu / khô giữa cơi trầu Truyện Kiều/ gấp lại trên đầu bấy nay. Cánh màn / khép lỏng cả ngày Ruộng vườn/ vắng mẹ cuốc cày sớm trưa. - Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó. - Yêu cầu HS đọc theo cặp (TG: 2 phút) - GV nhận xét. - Gọi HS năng khiếu đọc bài - GV đọc mẫu, nêu giọng đọc: Đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, thể hiện tình cảm yêu thư¬ơng sâu sắc của ng¬ười con với mẹ b. Tìm hiểu bài * 2 Khổ thơ đầu: - GV yêu cầu HS đọc 2 khổ thơ đầu + Câu thơ đầu nói lên điều gì? - GV yêu cầu HS cặp đôi thảo luận trả lời câu hỏi: + Vì sao “ Lá trầu khô giữa cơi trầu, Truyện kiều khép lại….? - Gv nhận xét, chốt. * Khổ thơ 3: - GV yêu cầu HS đọc thầm khổ 3 + Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào? + Những việc làm đó cho em biết điều gì? + Ý chính 3 khổ thơ đầu? * Khổ thơ còn lại: - Yêu cầu HS đọc các khổ thơ còn lại suy nghĩ cặp đôi trả lời câu hỏi: + Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thư¬ơng sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ ? Vì sao em cảm nhận đ¬ược điều đó ? - Gọi HS nêu ý chính của đoạn * VHƯX: Con cái phải hiếu thảo, biết ơn đối với ông bà, cha mẹ, hàng xóm, những người xung quanh cần thân thiện, hòa thuận, quan tâm, giúp đỡ nhau. + Bài thơ cho ta biết điều gì? + Vậy bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì? * GV chốt lại nội dung bài. 3) Luyện tập thực hành( 10p) * Luyện đọc diễn cảm và HTL - Nêu giọng đọc toàn bài. - Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp khổ và nêu cách đọc. - Gv nhận xét, bổ sung - GV đưa khổ 2 yêu cầu HS nêu cách đọc. - GV yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm khổ 2 theo nhóm bàn. - GV tổ chức cho HS đại diện nhóm thi đọc diễn cảm khổ 2. - GV yêu cầu HS tự học thuộc lòng bài thơ. - GV mời 3 HS đọc thuộc lòng trước lớp. - GV cùng HS nhận xét đánh giá 4. Hoạt động Vận dụng trải nghiệm (5 phút) + Qua bài thơ em học tập đ¬ược bạn nhỏ điều gì? + Tình cảm của em đối với mẹ như thế nào? Khi mẹ bị ốm em đã làm gì? - GV nhận xét tiết học. * KNS: Nhắc nhở HS cần biết quan tâm, yêu thương mẹ và thể hiện tình yêu bằng những việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi. - Yêu cầu HS về nhà học thuộc bài thơ. Chuẩn bị bài sau: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo) - HS lắng nghe - HS tham gia chơi - HS nêu; liên hệ và trả lời - HS nêu - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi + Bức tranh vẽ một người bị ốm, mọi người đến thăm hỏi, em bé bưng bát nước cho mẹ. - HS lắng nghe - HS đọc tên bài - 1 HS đọc toàn bài - HS đọc nối tiếp mỗi bạn một khổ: Lá trầu, khép lỏng, cho trứng - HS luyện đọc ngắt nhịp - HS đọc chú giải: khô giữa cơi trầu, Truyện Kiều, y sĩ, lặn trong đời mẹ. - HS luyện theo cặp. - Đại diện cặp đọc bài. - HS nhận xét, bổ sung. - 1-2 em đọc toàn bài. - 1 HS đọc. + Mẹ bạn nhỏ bị ốm - HS cặp đôi thảo luận trả lời câu hỏi. - Đại diện HS trả lời. + Lá trầu nằm khô giữa cơi trầu vì mẹ không ăn được, Truyện Kiều gấp lại vì mẹ không đọc được, ruộng vườn sớm trưa vắng bóng mẹ vì mẹ không làm lụng được . - Nhận xét, bổ sung. - HS đọc thầm. + Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm; Người cho trứng người cho cam; Và anh y sĩ đã mang thuốc vào. - HS nêu. 1/Tình nghĩa của làng xóm đối với gia đình bạn nhỏ thật sâu sắc - HS đọc thầm và trả lời câu hỏi + Bạn nhỏ xót thương mẹ đã làm lụng vất vả từ những ngày x¬a. Những vất vả nơi ruộng đồng vẫn còn hằn in trên khuôn mặt, dáng hình mẹ. + Bạn nhỏ mong mẹ chóng khỏe: Con mong mẹ khỏe dần dần... + Bạn nhỏ không quản ngại làm mọi việc để mẹ vui: Mẹ vui con có quản gì... + Bạn nhỏ thấy mẹ là người có ý nghĩa to lớn đối với mình: Mẹ là đất nước tháng ngày của con. - HS nêu 2/ Tình cảm yêu th¬ương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ đối với mẹ. - Hs lắng nghe - Vài HS nêu theo ý hiểu. + Tình cảm yêu thương sâu sắc và tấm lòng hiếu thảo, biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm - Học sinh lắng nghe. - HS đọc và nêu giọng đọc từng đoạn. - HS đọc nêu cách ngắt nghỉ, nhấn giọng - HS cặp đôi đọc diễn cảm khổ 2. - 2-3 em đọc diễn cảm đoạn khổ 2. - Lớp nhận xét. - HS nhẩm đọc thuộc lòng. - 2 HS ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe. - 3 HS tham gia cuộc thi lần lượt đọc. - Bạn nhỏ rất yêu thương mẹ... - HS nối tiếp nêu - Hs lắng nghe - Nhận nhiệm vụ V. Điều chỉnh sau bài dạy: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….......……… Tập làm văn Tiết 1: THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN? I. Yêu cầu cần đạt: - HS hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện. - Bước đầu biết kể lại một câu chuyện ngắn có đầu có cuối, liên quan đến 1, 2 nhân vật và nói lên được một điều có ý nghĩa ( mục III ). - Có ý thức quan tâm, giúp đỡ người khác. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi sẵn nội dung phần nhận xét. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động Mở đầu (3p) - Tổ chức cho lớp hát tập thể - Giới thiệu nội dung chương trình TLV lớp 4 - Giới thiệu và ghi tên bài 2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới: 18p *Nhận xét: Bài tập 1 - GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 1 - Yêu cầu 1 HS kể lại câu chuyện Sự tích Hồ Ba Bể. - GV yêu cầu HS thực hiện yêu cầu bài tập theo nhóm vào phiếu: a) Nêu các nhân vật trong truyện? b) Nêu các sự việc xảy ra và kết quả? c) Ý nghĩa của truyện? - Yêu cầu HS lên trình bày - Nhận xét - GV chốt: Văn kể chuyện phải có nhân vật, sự việc diễn biến theo một trình tự hợp lý và từ nhân vật, sự việc toát lên một điều có nghĩa. Bài tập 2 - Gọi HS đọc yêu cầu. - GV gợi ý: + Bài văn có nhân vật không ? + Bài văn có kể các sự việc xảy ra đối với các nhân vật không? Bài tập 3 + Theo em, như thế nào là kể chuyện? - GV nhận xét. *Ghi nhớ: - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. 3. Hoạt động Luyện tập, thực hành: (12p) Bài 1 - GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV giúp HS khai thác đề bài: + Nhân vật chính là ai. + Em phải xưng hô như thế nào? + Nội dung câu chuyện là gì? Gồm những chuỗi sự việc nào? (GV ghi khi HS trả lời) - Yêu cầu HS tập kể theo cặp 3p - Yêu cầu các nhóm lên kể trước lớp - GV nhận xét, góp ý. Bài 2 - GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập - GV hỏi từng ý: + Những nhân vật trong câu chuyện của em? + Nêu ý nghĩa câu chuyện? - GV kết luận: Trong cuộc sống cần quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Đó là ý nghĩa của câu chuyện các em vừa kể. 4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm (7p) - Hãy kể lại một lần em đã giúp đỡ người khác làm một việc gì đó. - Trong câu chuyện em kể có những nhân vật nào? - Khi giúp đỡ người khác, em cảm thấy như thế nào? - Nêu những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện ? - GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. - Dặn dò HS luôn luôn biết quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh. - Chuẩn bị bài: Nhân vật trong chuyện. - HS hát tập thể - Lắng nghe - Theo dõi. - 2 HS đọc nội dung bài tập. - HS kể lại nội dung câu chuyện. - Lớp thực hiện theo yêu cầu. - HS dán bài làm lên bảng lớp, nhận xét nhóm nào làm đúng, nhanh. - Lớp nhận xét. a) Bà cụ ăn xin, mẹ con bà nông dân, những người dự lễ hội b) Bà cụ ăn xin trong ngày cúng phật nhưng không ai cho; … c) Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân ái,… giải thích sự hình thành hồ Ba Bể. - HS đọc yêu cầu - Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ, trả lời câu hỏi + Bài văn không có nhân vật. + Không. Chỉ có những chi tiết giới thiệu về hồ Ba Bể như: độ cao, chiều dài, đặc điểm địa hình, khung cảnh thi vị gợi cảm xúc thơ ca… - So sánh bài Hồ Ba Bể với Sự tích hồ Ba Bể ta rút ra kết luận: Bài này không phải là bài văn kể chuyện, mà chỉ là giới thiệu về hồ Ba Bể (dùng trong ngành du lịch, trong các sách giới thiệu danh lam thắng cảnh). - Thảo luận cặp đôi rồi trả lời. - 3 - 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập: Kể lại câu chuyện em đã giúp một người phụ nữ bế con, mang xách nhiều đồ đạc trên đường. - HS nêu: + Chị phụ nữ. + Gọi bằng cô. + Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể. Truyện còn ca ngợi những con người có lòng nhân ái, sẵn lòng giúp đỡ mọi người. Những người có lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. - Từng cặp HS tập kể. - 2 nhóm lên kể - Cả lớp nhận xét, góp ý. - HS đọc yêu cầu của bài tập: Câu chuyện em vừa kể có những nhân vật nào? Nêu ý nghĩa của câu chuyện. - HS trả lời + Người phụ nữ và em. + Quan tâm, giúp đỡ nhau là một nếp sống đẹp. - HS kể lại câu chuyện của mình - Vài HS nêu. - HS nêu lại ghi nhớ - Theo dõi. - Về nhà kể lại câu chuyện, chuẩn bị bài sau. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….......……… Địa lí Tiết 1: LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ I. Yêu cầu cần đạt: Học xong bài này, HS biết: - Biết được bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỉ lệ nhất định. Biết được một số yếu tố của bản đồ: tên bản đồ, kí hiệu bản đồ, phương hướng trên bản đồ. - HS năng khiếu biết tỉ lệ bản đồ. - Nhận thức khoa học địa lí. - Tạo cho HS tình yêu quê hương đất nước * GD ANQP: Giới thiệu Bản đồ hành chính Việt Nam và khẳng định 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Một số loại bản đồ: Thế giới, châu lục, Việt Nam; Máy chiếu. - HS: SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động Mở đầu (5 phút): - GV treo BĐĐLTNVN, yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi qua trò chơi “Chuyền bóng”: cả lớp hát một bài, chuyền bóng; bài hát kết thúc, quả bóng trong tay bạn nào thì bạn ấy sẽ dành quyền trả lời câu hỏi (2 lượt chơi). + Xác định vị trí địa lí, hình dạng của đất nước ta trên BĐ ĐLTNVN. + Để học tốt môn Lịch sử và Địa lí, em cần làm gì? - Nhận xét, đánh giá. - GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (15 phút): a) Bản đồ - GV treo các loại bản đồ lên bảng theo thứ tự lãnh thổ từ lớn đến nhỏ (thế giới, châu lục, Việt Nam, …) - Gọi HS đọc tên các bản đồ trên bảng. - Gọi HS nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ. - GV kết luận: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỉ lệ nhất định. *ANQP: GV giới thiệu: Đây là Bản đồ hành chính Việt Nam và khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. b) Tỉ lệ bản đồ - GV yêu cầu: + Quan sát H1 và 2, chỉ vị trí hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trên từng hình. + Đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau: + Ngày nay muốn vẽ bản đồ, chúng ta thường phải làm như thế nào? + Tại sao cùng vẽ về Việt Nam mà bản đồ hình 3 trong SGK lại nhỏ hơn bản đồ ĐLTNVN treo tường? - GV gọi HS trả lời trước lớp theo những yêu cầu trên, GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. * Kết luận: Tỉ lệ bản đồ thường biểu diễn dưới dạng tỉ số, là một phân số luôn có tử số là 1, mẫu số càng lớn thì tỉ lệ bản đồ càng nhỏ và ngược lại. c) Một số yếu tố của bản đồ - GV yêu cầu: Các nhóm đọc SGK, quan sát bản đồ trên bảng và thảo luận theo các gợi ý trong phiếu bài tập sau: PHIẾU BÀI TẬP + Tên bản đồ cho ta biết điều gì? (SGK). + Hoàn thiện bảng sau: Tên bản đồ Phạm vi thể hiện (khu vực) Thông tin chủ yếu + Trên bản đồ người ta thường quy định các hướng Bắc (B), Nam (N), Đông (Đ), Tây (T) như thế nào? + Chỉ các hướng B, N, Đ, T trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam (H3). + Tỉ lệ bản đồ cho em biết điều gì? + Đọc tỉ lệ bản đồ ở H2 và cho biết 1 xăng-ti-mét (cm) trên bản đồ ứng với bao nhiêu cm trên thực tế? + Bảng chú giải ở H3 có những kí hiệu nào? Kí hiệu bản đồ được dùng để làm gì? - GV đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc. - Gọi HS khác nhận xét. - GV nhận xét, khen ngợi HS. - Gọi HS đọc phần ghi nhớ. * Kết luận: Một số yếu tố của bản đồ mà chúng ta vừa tìm hiểu đó là tên của bản đồ, phương hướng, tỉ lệ và kí hiệu của bản đồ. 3. Hoạt động Luyện tập, thực hành (10 phút) - Yêu cầu HS quan sát bảng chú giải ở H3 và vẽ kí hiệu của một số đối tượng địa lí như: Đường biên giới quốc gia, núi sông, thủ đô, thành phố, mỏ khoáng sản, … - Yêu cầu HS trao đổi theo cặp, nhận xét và báo cáo kết quả. - Gọi HS khác nhận xét. - GV nhận xét. * Kết luận: Một số yếu tố của bản đồ là tên của bản đồ, phương hướng, tỉ lệ và kí hiệu của bản đồ. 4. Hoạt dộng Vận dụng, trải nghiệm (10 phút) - GV cho HS hoạt động cá nhân tự vẽ sơ đồ tư duy về những yếu tố đã học về bản đồ trong tiết hôm nay trong vòng 5 phút. - Gọi HS trình bày. - Gọi HS khác nhận xét. - GV nhận xét, khen ngợi HS. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau: Làm quen với bản đồ (Tiếp theo), - 1 HS lên bảng xác định. - 1 HS trả lời câu hỏi. - HS đọc tên các bản đồ trên bảng. - HS trả lời câu hỏi trước lớp: Bản đồ thế giới thể hiện toàn bộ bề mặt trái đất; bản đồ châu lục thể hiện một bộ phận lớn của bề mặt trái đất đó là các châu lục; bản đồ VN thể hiện bộ phận nhỏ hơn của bề mặt trái đất đó là lãnh thổ của đất nước Việt Nam. - HS quan sát, nhắc lại. - 1 HS nhắc lại định nghĩa bản đồ. - HS lắng nghe. - HS làm việc các nhân theo yêu cầu. - HS trả lời trước lớp. - HS thảo luận nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS nhận xét. - 2 HS đọc to. - HS làm việc cá nhân theo yêu cầu. - Trao đổi theo cặp, nhận xét và báo cáo kết quả. - HS thực hiện. - HS lắng nghe. - HS thực hiện theo yêu cầu. - 2-3 HS trình bày trước lớp. - HS khác nhận xét. - HS lắng nghe. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….......……… Đạo đức BÀI 1: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (2 TIẾT) I. Yêu cầu cần đạt: - HS nhận thức được: Cần phải trung thực trong học tập. Giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng. - Hiểu được sự cần thiết của trung thực trong học tập. - Nên đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực. * GDTTĐĐHCM: Giáo dục HS học và làm theo tấm gương đạo đức HCM * GDQPAN: Nêu những tấm gương nhặt được của rơi trả lại người mất II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài 1. Tự nhận thức về sự trung thực trong học tập của bản thân 2. Bước đầu biết bình luận, phê phán những hành vi không trung thực trong học tập 3. Bước đầu làm chủ bản thân trong học tập III. Đồ dùng dạy học - GV: Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập. - HS: SGK,VBT. IV. Hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Hoạt động Mở đầu (3p) Cho cả lớpđọc 5 điều Bác Hồ dạy. - Nêu những phẩm chất tốt đẹp của người HS? - GV chốt:Trung thực trong học tập là việc làm cần thiết và quan trong. Những việc làm nào thể hiện sự trung thực trong học tập chúng ta học bài 1. 2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới(17p) - GV yêu cầu HS xem tranh SGK. + Theo em, bạn Long có thể có những cách giải quyết như thế nào? - GV liệt kê thành mấy cách giải quyết chính: a) Mượn tranh, ảnh của bạn để đưa cô giáo xem. b) Nói dối cô là đã sưu tầm nhưng quên ở nhà. c) Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm, nộp sau. - GV hỏi: Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào? - GV căn cứ vào số HS giơ tay theo từng cách giải quyết để chia HS vào mỗi nhóm - GV kết luận: Cách giải quyết (c) là phù hợp, thể hiện tính trung thực trong học tập. - Yêu cầu vài HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. 3.Hoạt động Luyện tập–Thực hành(15p) Bài tập 1 - Gọi HS đọc yêu cầu - GV nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS làm bài - GV theo dõi, hướng dẫn HS lúng túng. - GV kết luận: + Các việc (c) là trung thực trong học tập + Các việc (a), (b), (d) là thiếu trung thực trong học tập. Bài tập2: Bày tỏ thái độ: - GV nêu từng ý trong bài tập và yêu cầu mỗi HS tự lựa chọn và bày tỏ thái độ theo quy ước 3 tấm thẻ: + Tán thành : thẻ xanh. + Không tán thành : thẻ đỏ. - GV kết luận: + ý kiến (b), (c) là đúng + ý kiến (a) là sai * Giáo dục HS học và làm theo tấm gương đạo đức HCM * GDQPAN: Nhặt được của rơi trả lại người đánh mất là một việc làm thể hiện tính trung thực. 4. Hoạt động Vận dụng , thực hành(5p) + Vì sao phải trung thực trong học tập? * Em biết tấm gương nào nhặt được của rơi trả lại người mất? - Chuẩn bị bài: Trung thực trong học tập (t2) - Sưu tầm các mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập (bài tập 4). - Tự liên hệ với bản thân (bài tập 6). -3-4 HS trả lời - HS xem tranh trong SGK và đọc nội dung tình huống. - HS nêu. - Từng nhóm thảo luận xem vì sao chọn cách giải quyết đó. - Đại diện nhóm trình bài. - Lớp trao đổi, bổ sung về mặt tích cực, hạn chế của mỗi cách giải quyết. - Vài HS nêu cách giải quyết nếu em là bạn Long. - 2 HS đọc ghi nhớ, cả lớp đọc thầm. - HS đọc yêu cầu. - HS theo dõi. - HS làm việc cá nhân. - HS trình bày ý kiến, trao đổi, chất vấn lẫn nhau. - HS ngồi theo nhóm mà mình đã chọn. - Các HS trong nhóm có cùng sự lựa chọn tìm những lí do để giải thích cho sự lựa chọn của mình. - Cả lớp trao đổi, bổ sung. - HS nghe - 3 HS nêu - HS kể tên - Theo dõi. - Về nhà chuẩn bị bài sau. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….......……… Hoạt động ngoài giờ VUI TẾT TRUNG THU Ngày soạn: 06/09/2022 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 9 tháng 9 năm 2022 Luyện từ và câu Tiết 2. ÔN TẬP BIỆN PHÁP SO SÁNH I. Yêu cầu cần đạt: - Hiểu và nêu ra được các sự vật so sánh có trong câu văn, thơ.(BT1) Tìm được các từ so sánh, hình ảnh so sánh phù hợp.(BT2,3) - Đặt được câu có sử dụng biện pháp so sánh. (BT4) - Giáo dục HS : tình cảm yêu quý gia đình, thiên nhiên, quê hương đất nước. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ BT1,2,3, bài hát: Cô và mẹ. - HS: Bút dạ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Hoạt động mở đầu ( 5’) - GV cho cả lớp nghe và hát bài: Cô và mẹ + Trong bài hát mẹ và cô được ví như ai? - GV: Bài hát đã sử dụng phép so sánh để nói về mẹ và cô giáo khiến cho bài hát thật là hay và giàu hình ảnh. Tiết học ngày hôm nay cô và các em sẽ cùng nhau ôn lại biện pháp nghệ thuật đặc sắc này nhé. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới và luyện tập (25’) Bài 1: Ghi lại các sự vật được so sánh với nhau trong các câu văn và đoạn thơ sau: a) Giàn hoa mướp vàng như đàn bướm đẹp. b) Bão đến ầm ầm Như đoàn tàu hoả Bão đi thong thả Như con bò gầy. c) Quả sim giống hệt một con trâu mộng tí hon, béo tròn múp míp. - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi làm bài vảo vở - Cho HS thi làm bài nhanh trên bảng. - GV nhận xét, chốt lời giải đúng, tuyên dương. - GVKl: Bài tâp 1 chúng ta đã tìm được các sự vật được so sánh với nhau. Vậy các sự vật được so sánh với nhau qua những từ so sánh nào chúng ta cùng chuyển sang bài 2. Bài 2: Điền từ so sánh ở trong ngoặc (là,chẳng bằng, tựa, như) vào chỗ trống trong mỗi câu sau cho phù hợp : a) Đêm ấy, trời tối.................mực. b) Trăm cô gái.....................tiên sa. c) Mắt của trời đêm ...............các vì sao. d) Những ngôi sao thức ngoài kia............ mẹ đã thức vì chúng con. - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS làm bài - Gọi HS đọc nối tiếp kết quả bài làm. - Gọi HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt kết quả đúng + Ngoài những từ so sánh trong bài em còn biết thêm những từ so sánh nào? - GVKL: Ở lớp 3 chúng ta đã được học 2 kiểu so sánh, với mỗi kiểu so sánh lại có những từ so sánh khác nhau. So sánh ngang bằng có các từ so sánh: là, như, tựa như, chẳng khác gì,...So sánh hơn kém có các từ so sánh: hơn, chẳng bằng,... Vậy từ vào các kiểu so sánh ta cần lựa chọn từ so sánh sao cho phù hợp. Bài 3: Lựa chọn các từ ngữ chỉ sự vật để điền tiếp vào mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau: - Tiếng suối ngân nga như........................... - Mặt trăng tròn như................................... - Trường học là........................................... - Mặt nước hồ trong tựa như ..................... - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 làm bài - Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả bài làm. - Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt kết quả đúng. + Biện pháp so sánh có tác dụng gì? - GVKL: Biện pháp so sánh có nhiều tác dụng như vậy nên khi viết văn, hoặc trong cuộc sống các em hãy sử dụng biện pháp này vào để cho bài văn, những câu nói trở nên sinh động, giàu hình ảnh hơn. Để làm được việc này trước hết ta phải biết đặt câu có hình ảnh so sánh đã. Chúng ta cùng chuyển sang bài tập 4. 3. Hoạt động vận dụng (10’) Bài 4: Đặt câu có hình ảnh so sánh để nói về người thân trong gia đình em. - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - Gọi HS đọc kết quả bài làm. - Chữa bài, nhận xét. - Đánh giá, tuyên dương HS. - GVKL: Khi viết văn để câu văn trở lên sinh động, giàu hình ảnh chúng ta nên sử dụng biện pháp so sánh sẽ làm cho câu văn, bài văn hay hơn, hấp dẫn người đọc, người nghe. - GV nhận xét chung giờ học. - HS Nghe và hát + Mẹ được ví như cô giáo. Cô giáo được ví như mẹ hiền. - HS đọc yêu cầu của bài. - HS trao đổi trong nhóm đôi yêu cầu của bài. - Gợi ý đáp án: a) Giàn hoa mướp so sánh với đàn bướm đẹp. b) Bão đến so sánh với đoàn tàu hỏa. Bão đi so sánh với con bò gầy. c) Quả sim so sánh với con trâu mộng tí hon. - 2 HS đại diện lên bảng thi làm xem ai làm đúng, làm nhanh. - HS đọc yêu cầu - HS làm bài - HS đọc kết quả bài làm: a) Đêm ấy, trời tối như mực. b) Trăm cô gái tựa tiên sa. c) Mắt của trời đêm là các vì sao. d) Những ngôi sao thức ngoài kia, chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. - HS đọc yêu cầu - Hs thảo luận làm bài vào bảng phụ. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả: - Tiếng suối ngân nga như tiếng hát. - Mặt trăng tròn như quả bóng. - Trường học là ngôi nhà thứ hai của em. - Mặt nước hồ trong tựa như gương soi. - HS trả lời: làm cho sự vật được nổi bật hơn, câu văn, thơ giàu hình ảnh. - HS đọc yêu cầu - HS làm bài. - HS đọc kết quả: - Mẹ em hiền hơn cả cô tiên. - Làn da em Bống trắng như bông.... IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ……………………………………………...………………………………………………………………………………………...…………………………………………Tập làm văn TIẾT 2: NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN I. Yêu cầu cần đạt: - Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật (ND ghi nhớ). - Nhận biết được tính cách của từng người cháu (qua lời nhận xét của bà) trong câu chuyện Ba anh em (BT1, mục III). - Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách nhân vật (BT2, mục III). - GD cho HS phẩm chất trung thực, dũng cảm, yêu thương mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ, lá thăm - HS: bút, vbt III. Hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động mở đầu: (5’) Trò chơi: Lá thăm may mắn - GV phổ biến luật chơi:HS thực hiện được nội dung của lá thăm bốc được, được tặng 1 phần quà. 1. Thế nào là kể chuyện? 2. Em hãy hát 1 bài hát tặng cho cả lớp 3. Em hãy bắt chước tiếng kêu của 3 loài động vật 4. Bài văn kể chuyện khác các bài văn không phải là văn kể chuyện ở những điểm nào ? - Tổng kết trò chơi - Giới thiệu bài 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (12’) * Nhận xét Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu + Các em mới được học những câu chuyện nào? - Cho HS làm bài. - Chốt lại lời giải đúng: a, Con người: Hai mẹ con bà nông dân, Bà cụ ăn xin, những người dự lễ hội. b, Giao long; Dế Mèn, Nhà Trò; bọn Nhện. + Nhân vật trong truyện có thể là ai? Bài 2 : - Yêu cầu HS trao đổi theo cặp(2’) nhận xét tính cách nhân vật? + Nhờ đâu mà em biết tính cách của nhân vật? - Căn cứ nêu nhận xét: Trong Dế Mèn bênh vực kẻ yếu: Nhân vật Dế Mèn khẳng khái có lòng thương người, ghét áp bức bất công, sẵn sàng làm việc nghĩa. Trong Sự tích hồ Ba Bể: Mẹ con bà nông dân giàu lòng nhân hậu * Ghi nhớ - Gọi HS đọc ghi nhớ. + Hãy lấy VD về tính cách của nhân vật trong những câu chuyện mà em đã được đọc hoặc nghe. 3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (18’) Bài 1: - Đọc yêu cầu + Câu chuyện Ba anh em có những nhân vật nào? +Nhìn vào tranh minh hoạ em thấy ba anh em có gì khác nhau? - Yêu cầu đọc thầm câu chuyện + Bà nhận xét về tính cách của từng cháu như thế nào? Dựa vào căn cứ nào mà bà nhận xét như vậy? + Em có đồng ý với những nhận xét của bà về tính cách của từng cháu không? Vì sao? - Làm bài Bài 2 - Đọc yêu cầu - Nếu bạn nhỏ biết quan tâm đến người khác bạn sẽ làm gì ? - Nếu bạn không quan tâm đến người khác thái độ bạn sẽ ra sao? - GV nhận xét. 4. Vận dụng, trải nghiệm: (5’) - Em thích câu chuyện gì? Em thích nhân vật nào trong câu chuyện đó? Vì sao? - Đọc lại ghi nhớ SGK - Dặn HS học thuộc ghi nhớ - Nhận xét tiết học - HS bốc thăm, thực hiện nội dung trong thăm - 1 em đọc yêu cầu 1. - Sự tích hồ Ba Bể, Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. - Làm bài vào vở BT; 2HS bảng phụ mỗi HS 1 ý. - Nhận xét. - Nhân vật trong truyện có thể là người, con vật. - Trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến - Dế Mèn: khảng khái, thương người, ghét áp bức bất công,… - Mẹ con bà nông dân có lòng nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ mọi người gặp hoạn nạn. - Nhờ hành động, lời nói của nhân vật nói lên tính cách của nhân vật ấy. - 3 – 4 em đọc phần Ghi nhớ - 2 HS lấy VD. - 1 em đọc nội dung bài tập và từ được giải nghĩa - Ni-ki-ta, Gô –sa, Chi-ôm-ca - Cả lớp đọc thầm, quan sát tranh minh họa. Trao đổi, trả lời các câu hỏi. - HS đọc - Nhờ qua hành động của ba anh em mà bà nhận xét được như vậy. - Có vì qua việc làm của từng cháu bộc lộ tính cách của mình. - 1 em đọc nội dung bài tập. - Kể với bạn cặp đôi. - Đại diện kể. - Lớp nhận xét. - Nhận xét cách kể, kết luận bạn kể hay nhất. - HS trả lời IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….......……… Toán Tiết 5: LUYỆN TẬP I. Yêu cầu cần đạt: - Biết công thức tính chu vi hình vuông và tính được chu vi hình vuông có độ dài cạnh a (bài 4). - Tính được giá trị của biểu thức có chứa một chữ khi thay chữ bằng số Bài 1, bài 2 (2 câu). - GT: Bài 1, mỗi ý làm 1 trường hợp. HS cả lớp làm bài 2 (2 câu), bài 4 (chọn 1 trong 3 trường hợp). HS NK: Hoàn thành cả bài 2,3 - Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Hình vuông, bảng phụ chơi trò chơi, bài tập 1, 3 (40/SGK). - HS: Bút dạ. III Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5’) - GV tổ chức trò chơi : Thỏ ăn cà rốt - GV phổ biến luật chơi: Trong mỗi con thỏ có chứa một biểu thức chứa chữ, trong mõi của cà rốt có chứa giá trị của một biểu thức. HS nhanh tay giúp chú thỏ tìm củ cà rốt phù hợp với nó. => GV nhận xét đánh giá. - GV giới thiệu: Giờ học toán hôm nay các em sẽ tiếp tục làm quen với biểu thức có chứa chữ và thực hiện tính giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới và luyện tập (20’) Bài 1: Tính giá trị biểu thức (theo mẫu). Giảm tải (Mỗi ý làm 1 trường hợp) - GV yêu cầu HS đọc và nêu cách làm phần a. - Yêu cầu HS làm phần b, c, d tương tự vào vở. - Gọi HS báo cáo => GV nhận xét chữa bài. * Kết luận: Khi biết giá trị cụ thể của một chữ khi tính giá trị của biểu thức ta chỉ việc thay giá trị của a vào biểu thức rồi thực hiện phép tính. Bài 2: Tính giá trị của biểu thức. - Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài. - Yêu cầu HS cặp đôi thảo luận làm bài. - Yêu cầu 4 báo cáo bài làm => GV nhận xét chữa bài. * Kết luận: Các biểu thức trong bài có đến hai dấu tính, có dấu ngoặc sau khi thay chữ bằng số chugns ta chú ý thực hiện các phép tính cho đúng thứ tự. Bài 3:Viết vào ô trống (theo mẫu) - Gọi Hs đọc yêu cầu. + Biểu thức đầu tiên trong bài là gì? + Bài mẫu cho giá trị biểu thức 8 × c là bao nhiêu? + Vì sao ở ô trống giá trị của biểu thức cùng dòng lại là 40? - GV hướng dẫn HS làm bài. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 hoàn thành giá trị biểu thức vào bảng phụ. - GV gọi Hs báo cáo kết quả. - Gv nhật xét, chốt. * Kết luận: Củng cố cách tính giá trị biểu thức chứa chữ có hai dấu tính, có ngoặc đơn. 4. Hoạt động vận dụng (10’) Bài 4: - GV y/c HS nhắc lại cách tính chu vi hình vuông. + Nếu hình vuông có cạnh là a thì chu vi là bao nhiêu? - GV vẽ hình vuông (độ dài cạnh là a) lên bảng và giới thiệu về cu vi hình vuông. - Yêu cầu HS làm bài. - GV gọi HS báo cáo. => GV nhận xét chữa bài. * Kết luận: Củng cố cách tính chu vi hình vuông. + Giờ học hôm nay em được củng cố lại kiến thức gì? + Nêu lại công thức tính chu vi hình vuông? - Nhận xét giờ học. - Dặn dò hoàn thành bài và chuẩn bị bài sau: Các số có sau chữ số. - HS lắng nghe. - HS tham gia chơi. 8 - b với b = 6 = > 8 - 6 = 2 9000 + b với b = 1000 = > 9 000 + 1 000 = 10 000 a + 30 với b = 800 = > 800 + 30 = 830 c - 20 với c = 960 = > 960 – 20 = 940 - HS nhận xét. - Theo dõi và đọc tên bài. - HS nêu yêu cầu. - HS làm bài vào vở, 4 HS làm bảng phụ. - HS báo cáo bài làm a. 6 × 7 = 42 b. 18 : 2 = 9 c. 50 + 56 = 106 d. 97 – 18 = 79 - HS nhận xét. - HS nêu. - HS làm bài, 4 cặp làm bảng phụ. - HS báo cáo bài làm. a) 35 + 3 x n với n = 7 Ta có: 35 + 3 × 7 = 35 + 21 = 56 b) 168 – m × 5 với m = 9 Ta có: 168 – 9 x 5 = 168 – 45 = 123 c) 237 – ( )× 5 với = 34 Ta có: d)( 37 × (18: y) với y = 9 Ta có: 37 × (18: 9) = 74 - 1 Hs đọc yêu cầu. + là 8 × c + Là 40 + Vì khi thay c = 5 vào 8 × c thì được 8 × 5 = 40 - HS thảo luận làm bài. - Đại diện nhóm báo cáo. c Biểu thức Giá trị của biểu thức 5 8 × c 8 × 5 = 40 7 7 + 3 × c 7 + 3 × 7 = 28 6 (92 – c) + 81 (92 – 6) + 81= 167 0 66 × c + 32 66 × 0 + 32 = 32 - Lớp nhận xét, chữa bài - HS: Muốn tính chu vi hình vuông ta lấy số đo độ dài 1 cạnh nhân với 4 + Nếu hình vuông có cạnh là a thì chu vi hình vuông là a × 4 - 1 HS nêu cách tính chu vi hình vuông khi độ dài cạnh bằng a, chu vi của hình vuông là: p = a × 4. - HS cá nhân làm bài vào vở. - 3 HS lên bảng a. a = 3cm, p = a × 4 = 3 × 4 = 12 (cm) b, a = 5dm, p = a × 4 = 5 × 4 = 20 (dm) c, a = 8m, p = a × 4 = 8 × 4 = 32 (m). - Lớp nhận xét báo cáo. - Củng cố lại cách tính giá trị biểu thức, cách tính chu vi hình vuông. - Muốn tính chu vi hình vuông ta lấy số đo độ dài 1 cạnh nhân với 4 IV. Điều chỉnh sau tiết dạy: ……………………………………………...………………………………………………………………………………………...………………………………………… SINH HOẠT AN TOÀN GIAO THÔNG CHO NỤ CƯỜI TRẺ THƠ Bài 5 : NHỚ ĐỘI MŨ BẢO HIỂM NHÉ (tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - HS hiểu vì sao cần đội mũ BH khi ngồi trên xe máy, xe đạp điện. - Học sinh luôn nhớ đội mũ bảo hiểm đúng quy cách khi ngồi trên xe máy, xe đạp. - Có ý thức chấp hành luật An toàn giao thông. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Máy chiếu (tranh các tình huống bài học). - Mũ bảo hiểm người lớn đạt tiêu chuẩn 03 cái; mũ bảo hiểm trẻ em đạt chuẩn 15 cái. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động mở đầu: - GV trình chiếu tranh: GV nói: Cô có 1 bức tranh, các em quan sát và trả lời câu hỏi sau: - HS quan sát tranh + Trong bức tranh những ai chưa đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy? (Xin mời một em lên bảng chỉ) - Người lái xe máy số 3, 5, 9 và người ngồi sau xe số 4 không đội mũ bảo hiểm. + Nhận xét, bổ sung. + GV chốt: Qua bức tranh đã có 3 người lớn và 01 trẻ em không đội muc bảo hiểm khi ngồi sau xe máy. Vậy theo em những người không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông có đảm bảo an toàn không? Vì sao? - GV Chốt để vào bài mới: Những hâu quả khi bị tai nạn giao thông do không đội mũ bảo hiểm là rất quan trọng phải không nào? Và bài học ngày hôm nay cô muốn nhấn mạnh với các em rằng các em hãy: Nhớ đội mũ bảo hiểm nhé! - Không an toàn vì khi bị tan nạn có thể bị thương ở phần đầu và có thể để lại di chứng nặng mất khả năng lao động hoặc tử vong. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: a. Hoạt động 1: Tác dụng của việc đội mũ bảo hiểm - Hoạt động cả lớp - Em hãy nêu tác dụng của việc đội mũ bảo hiểm? + GV gọi học sinh trả lời: Tổ 1 trả lời ý 1,2; tổ 2 trả lời 3,….tổ 4 trả lời ý 5. +GV khen ngợi: Các em đã phát hiện rất chính xác tác dụng của mũ bảo hiểm cô khen cả 4 bạn. - Bảo vệ đầu không bị tổn thương khi va chạm; - Che nắng, mưa; - Thực hiện đúng luật giao thông đường bộ; - Bảo vệ sức khỏe; - Bảo vệ tính mạng con người. - Chúng ta cần đội mũ bảo hiểm khi nào? - Cần đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện. ->GV: + Tại Khoản 2 Điều 30 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định: chúng ta bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi điều khiển hoặc ngồi sau xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng cách. + Theo định nghĩa của Bách khoa toàn thư, mũ bảo hiểm là vật dụng nhằm bảo vệ phần đầu của người đội trong trường hợp không may xảy ra tai nạn khi ngồi trên xe máy, xe đạp. Như vậy nếu không có mũ bảo hiểm, khi xảy ra tai nạn, người tham gia giao thông có thể bị chấn thương sọ não, thương tật suốt đời hoặc thậm chí có thể tử vong. Vì thế, khi tham gia giao thông chúng ta cần đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn. + Vậy: Đội mũ bảo hiểm như thế nào là đúng quy cách để đảm bảo an toàn chúng ta cùng tìm hiểu tiếp. b. Hoạt động 2: Quy cách đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn GV nói: Cô biết rằng, ở nội dung này các em đã được làm quen ở các tiết trước rồi, tuy nhiên để các em nhớ lại và hiểu rõ hơn về quy cách đội mũ bảo hiểm an toàn. - Thảo luận nhóm 4 (thời gian 3 phút) - Chia nhóm - 4 nhóm - Giao nhiệm vụ: - Học sinh thực hiện + Thực hành đội mũ (Đại diện 01 bạn trong nhóm) + Các thành viên trong nhóm quan sát - nêu các bước đội mũ bảo hiểm. - Bước 1: chọn mũ vừa với kích cỡ đầu của mình. + Thư kí ghi lại các bước đội mũ. - GV nói: Các em đã rõ nhiệm vụ của mình chưa? (HS rồi ạ). Vậy 3 phút dành cho các em thảo luận bắt đầu! - Bước 2: mở dây quai sang hai bên, đội mũ lên đầu sao cho vành dưới trước của mũ song song với chân mày. Phần đầu mũ cách chân mày khoảng 2 đốt ngón tay. - GV mời 01 nhóm xung phong trình bày. Gợi ý hs trả lời: Thưa cô theo quan sát chúng em thấy các bước đội mũ bảo hiểm gồm: +B1: Mở khóa dây đeo, đội mũ lên đầu, chỉnh mũ cho cân, trên long mày một đoạn +B2: Em chỉnh dây đeo cho vừa cằm +B3: Đóng khóa dây đeo - Gọi các nhóm bổ sung: Gợi ý + Nhóm..: Bổ sung bước 1: Vành dưới trước mũ phải song song vói chân mày + Nhóm...: Bổ sung bước 3: Khi cài quai dây đeo không quá chặt và vẫn có dây đeo vào là được. - Bước 3: Chỉnh khóa bên của dây quai mũ sao cho dây quai mũ nằm sát phía dưới tai. - Bước 4: Cài khóa nằm phía dưới cằm và chỉnh quai mũ sao cho có thể nhét vừa hai ngón tay dưới cằm. - Các nhóm còn lại nhận xét bổ sung. - GV trình chiếu các bước đội mũ bảo hiểm (GV nói: Cô thấy các nhóm thảo luận tương đối chính xác các bước đội mũ BH rồi, sau đây cô mời các em quan sát, cô sẽ sắp xếp lại các bước đội mũ BH kết hợp thực hành cho các em cùng quan sát như sau) + B1: Chọn mũ bảo hiểm vừa đầu + B2: Cố nhất trí với các em nhưng cô b/s phần đầu mũ phải cách lông mày khoảng 2 đốt ngón tay. +B3: Cô nhất trí và bổ sung ta không chỉ chỉnh dây vừa cằm mà phải sát vào tai +B4: Sau khi cài quai các em chỉnh quai mũ sao cho nhét vừa 2 ngón tay dưới cằm 3. Hoạt động luyện tập- Thực hành: - Học sinh nhắc lại các bước đội mũ. Học lên thực hiện (4 học sinh) - Học sinh thực hiện yêu cầu - HS quan sát nhận xét - Học sinh cả lớp thực hành đội mũ bảo hiểm. - GV nhận xét: Theo quan sát cô thấy các em đã đội mũ đầy đủ 4 bước và điều chỉnh các bộ phận của mũ vừa theo kích cỡ đầu của mình, cô khen cả lớp mình nào. ->GV: Chúng ta cần đội mũ bảo hiểm đúng quy cách khi đi xe máy, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện, xe đạp để đảm bảo an toàn. Chúng ta xem các bạn khác thực hiện đúng chưa? 4.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm Qua bài học cá em đã biết: 1. Mũ bảo hiểm có tác dụng gì ? 2. Ta cần đội mũ bảo hiểm khi nào? 3. Chọn và đội mũ bảo hiểm như thế nào là đúng quy cách? - GV trình chiếu, ghi nhớ. - Học sinh đọc - Nhận xét, bổ sung - Chia sẻ với người thân cách đội mũ bảo hiểm an toàn và vận động, nhắc nhở mọi người cùng đội mũ bảo hiểm khi đi xe.Thực hiện mua, đội mũ bảo hiểm đúng quy định để bảo vệ chính mình và hãy là tuyên truyền viên tích cực đối với người thân và bạn bè. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TUẦN 1 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Nắm đ¬¬ược ưu - khuyết điểm trong tuần. Biết đư¬¬ợc truyền thống nhà trư¬¬ờng. - Phát huy ¬¬ưu điểm, khắc phục nh¬¬ược điểm. - Biết đ¬¬ược phư¬ơng h¬¬ướng tuần tới. - GD HS có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Nắm được Ưu – khuyết điểm của HS trong tuần - HS: Các mảng ghi chép nội dung. III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH: Lớp báo cáo hoạt động trong tuần: - 4 tổ trư¬¬ởng lên nhận xét hoạt động của tổ trong tuần qua. Tổ viên đóng góp ý kiến. - Các lớp phó Học tập, Lao động, Văn thể báo cáo về hoạt động của lớp. - Lớp trưởng lên nhận xét chung, xếp loại thi đua các tổ. Đề nghị danh sách tuyên dương, phê bình thành viên của lớp. - GV nhận xét chung: + Nề nếp:..................................................................................................... ......................................................................................................................... .......................................................................................................................... + Học tập: .................................................................................................... .......................................................................................................................... .............................................................................................................................. - Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt. ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 4. Tuyên dương – Nhắc nhở: - Tuyên dương:....................................................................................................... - Phê bình :............................................................................................................. --------------------------------------------- Yên Đức, ngày …tháng 9 năm 2022 Tổ trưởng Vũ Thùy Linh

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.