Tuần 5
Thích 0 bình luận
Tác giả: Phạm Thị Thảo
Chủ đề:
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 02/10/22 21:24
Lượt xem: 3
Dung lượng: 56.3kB
Nguồn: Tự biên
Mô tả: TUẦN 5 Ngày soạn: 01/10/2022 Ngày giảng: Thứ hai ngày 03 tháng 10 năm 2022 KĨ THUẬT KHÂU THƯỜNG (tiết 2) I. YẾU CẦU CẦN ĐẠT: - Nắm rõ quy trình khâu thường - Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa cách đều nhau. Đường khâu có thể bị rúm. * Với HS khéo tay: Khâu được các mũi khâu thường. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị rúm. - Giáo dục tính cẩn thận, an toàn khi thực hành II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: - Tranh quy trình khâu thường. - Mẫu khâu thường được khâu bằng len trên các vải khác màu và một số sản phẩm được khâu bằng mũi khâu thườmg. - Vật liệu và dụng cụ cần thiết: vải, kim, chỉ màu, thước may, kéo, phấn vạch. - HS: Bộ ĐDHT lớp 4, vở. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu (3p) - HS hát bài hát khởi động: - Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS - TBVN điều hành 2. Hoạt động thực hành, luyện tập: (35p) HĐ1: HS thực hành khâu thường - Gọi HS nhắc lại kĩ thuật khâu thường. Gọi 2 em lên bảng thực hiện khâu một vài mũi khâu thường để kiểm tra cách cầm vải, cầm kim, vạch dấu. - GV nhận xét, nhắc lại kỹ thuật khâu mũi thường theo các bước: - GV nhắc lại và hướng dẫn thêm cách kết thúc đường khâu. Có thể yêu cầu HS vừa nhắc lại vừa thực hiện các thao tác để GV uốn nắn, hướng dẫn thêm. - HS thực hành cá nhân - GV chỉ dẫn thêm cho các HS còn lúng túng. HĐ 2: Đánh giá kết quả học tập của HS - GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm thực hành. - GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm: + Đường vạch dấu thẳng và cách đều cạnh dài của mảnh vải. + Các mũi khâu tương đối đều và bằng nhau, không bị rúm và thẳng theo đường vạch dấu. + Hoàn thành đúng thời gian quy định. - GV gợi ý cho HS trang trí sản phẩm và chọn ra những sản phẩm đẹp để khen nhằm động viên, khích lệ các em. - Đánh giá sản phẩm của HS. 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (1p) - HS nêu. - 2 HS lên bảng làm. + Bước 1: Vạch dấu đường khâu. + Bước 2: Khâu các mũi khâu thường theo đường dấu. - HS nghe - HS thực hành cá nhân - HS trình bày sản phẩm. - HS tự đánh giá theo tiêu chuẩn. - HS trưng bày sp vào bảng trưng bày của lớp - Khâu thường tại nhà - Tạo sản phẩm từ mũi khâu thường IV. ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG (nếu có) ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Toán TIẾT 21: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Củng cố về nhận biết số ngày trong một tháng của một năm. Biết năm nhuận có 366 ngày, năm không nhuận có 365 ngày. Ôn tập về mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học, cách tính mốc thế kỷ. - Chuyển đổi được đơn vị đo ngày, giờ, phút, giây; Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào. Phân tích được đề bài, kiểm tra bài làm của mình và nhận xét được bài làm của bạn.Trình bày được bài làm của mình và giải thích kết quả theo câu hỏi của GV. - HS có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao và thái độ học tập tích cực, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: SGK, Bảng phụ. 2. Học sinh: SGK, Vở ô li. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5’): *Khởi động: -Tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn - Nêu luật chơi, cách chơi - Tổ chức cho HS chơi: Thi điền nhanh kết quả vào chỗ chấm 1 phút = … giây 2 phút = … giây 1 phút 8 giây = … giây 1 thế kỉ = … năm *Kết nối: - GV tổng kết, dẫn vào bài mới. 2. Hoạt động luyện tập, thực hành(30’): Bài 1: - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, hoàn thành bài tập. ? Những tháng nào có 30 ngày? Những tháng nào có 31 ngày? ? Tháng 2 có bao nhiêu ngày? - Giới thiệu: những năm tháng hai có 28 ngày gọi là năm thường. Một năm thường có 365 ngày. … là năm nhuận, năm nhuận có 366 ngày. Cứ 4 năm thì có một năm nhuận. Ví dụ năm 2000 là năm nhuận thì đến 2004 là năm nhuận… ? Năm nhuận có bao nhiêu ngày? ?Năm không nhuận có bao nhiêu ngày? * Kết luận: GV những năm mà tháng 2 có 28 ngày gọi là năm thường. Một năm thường có 365 ngày. Những năm, tháng 2 có 29 ngày gọi là năm nhuận. Một năm nhuận có 366 ngày. Cứ 4 năm thì có một năm nhuận. Ví dụ năm 2000 là năm nhuận thì đến năm 2004 là năm nhuận, năm 2008 là năm nhuận … Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm. - Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm bài, 3 HS làm bài vào bảng phụ. - Gọi HS đọc bài làm. - Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ. - Nhận xét, chữa bài. ? Một ngày có bao nhiêu giờ? * Kết luận: GV chốt đáp án đúng Bài 3: a) Quang Trung đại phá quân Thanh… - Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi hoàn thành bài tập. ? Quang Trung đại phá quân Thanh và năm 1789. Năm đó thuộc thế kỉ nào? ? Từ năm đó đến nay là bao nhiêu năm? ? Lễ kỉ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi được tổ chức vào năm 1980. Như vậy Nguyễn Trãi sinh năm nào? Năm đó thuộc thế kỉ nào? * Kết luận: GV chốt đáp án đúng Bài 4: Trong cuộc thi chạy… - Gọi HS đọc đề bài ? Muốn biết bạn nào chạy nhanh hơn chúng ta phải làm gì? - Yêu cầu HS thực hiện đổi và so sánh, 1 HS làm vào bảng phụ. - Gọi HS đọc bài làm. - Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ. - Nhận xét, chữa bài. ? Muốn so sánh hai số đo thời gian với nhau ta cần lưu ý gì? * Kết luận: Muốn so sánh hai số đo thời gian ta cần đưa chúng về cùng đơn vị đo Bài 5: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. - Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS quan sát đồng hồ(SGK) ? Đồng hồ chỉ mấy giờ? ? Vậy khoanh vào đáp án nào ? - Yêu cầu HS làm phần b. - Gọi HS đọc bài làm và giải thích cách làm. * Kết luận: Nhận xét, chữa bài. 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5’): Bài toán: Cách đây 6 năm, tuổi con bằng 1/6 tuổi mẹ. Hỏi con sinh vào năm nào, năm đó thuộc thế kỉ nào? Biết năm nay mẹ 36 tuổi. - Gọi HS đọc đề bài - Yêu cầu HS trao đổi cặp làm bài - Gọi đại diện trình bày kết quả, nêu cách làm. - GV chốt đáp án đúng * Củng cố - dặn dò: - Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài: Tìm số trung bình cộng. - 2 đội lên chơi 1 phút = 60 giây 2 phút = 120 giây 1 phút 8 giây = 68 giây 1 thế kỉ = 100 năm - Lắng nghe. - Thảo luận cặp đôi, hoàn thành bài tập. - Tháng có 30 ngày là: 4, 6, 9, 11; Những tháng có 31 ngày là: 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12. - Tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày. - Lắng nghe và ghi nhớ. - Năm nhuận có 366 ngày. - Năm không nhuận có 365 ngày. - HS lắng nghe - 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - 3 HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm bài vào vở. 3 ngày = 72 giờ 4 giờ = 240 phút 8 phút = 480 giây … - 3 HS đọc bài làm. - Nhận xét bài bạn. - Một ngày có 24 giờ. - 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - Thảo luận cặp đôi, hoàn thành bài tập. - Năm đó thuộc thế kỷ 18. - Từ năm đó đến nay là 2015 – 1789 = 226 năm. - Nguyễn Trãi sinh năm: 1980 – 600 = 1380 Năm đó thuộc thế kỉ 14. - 1 HS đọc bài toán, lớp theo dõi. - Chúng ta phải đổi thời gian chạy của hai bạn ra giây rồi so sánh. - 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vào vở. - 3 HS đọc bài làm. - Nhận xét bài bạn. - Ta cần chú ý đưa chúng về cùng đơn vị đo. - Lắng nghe. - 1 HS nêu yêu cầu. - Quan sát đồng hồ. - Đồng hồ chỉ 8 giờ 40 phút. - Khoanh vào: B. 8 giờ 40 phút. - Đáp án: C. 5008 g - 2 HS đọc và nêu cách làm. - Lắng nghe. - HS đọc yêu cầu - HS trao đổi làm bài - Đại diện trình bày kết quả, nêu cách làm - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bài giải Tuổi con trước đây là: (36 – 6) : 6 = 5 (tuổi) Năm sinh của con là: 2020 – 5 = 2015 Năm đó thuộc thế kỉ XXI Đáp số: 2015; thế kỉ XXI IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): .................................................................................................................................................................................................................................................................. Tập đọc TIẾT 9. NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Hiểu được nghĩa một số từ ngữ khó trong bài: bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh; Hiểu ND bài: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật - Đọc trơn toàn bộ bài với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi. Đọc phân biệt lời nhân vật (chú bé mồ côi, nhà vua) với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi. - Giáo dục HS đức tính trung thực, dũng cảm trong học tập và cuộc sống. * GDKNS: Xác định giá trị ; Nhận thức về bản thân; Tư duy phê phán . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Tranh minh họa SGK, bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc. 2. Học sinh: Sưu tầm các tranh, SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: (5’) * Khởi động: - Yêu cầu HS thi đọc thuộc bài thơ Tre Việt Nam và trả lời câu hỏi: + Nêu những hình ảnh mình thích trong bài. + Bài thơ ca ngợi những phẩm chất gì? Của ai? - GV nhận xét, tuyên dương * Kết nối: GV dẫn vào bài: - GV cho HS quan sát tranh: + Bức tranh vẽ cảnh gì? Cảnh này thường gặp ở đâu? => GV giới thiệu: Từ bao đời nay những câu chuyện cổ luôn là những bài học ông cha ta muốn răn dạy con cháu. Qua câu chuyện Những hạt thóc giống ông cha ta muốn nói gì với chúng ta? Các em cùng học bài tập đọc hôm nay. - 2 HS đọc và trả lời: - HS quan sát và trả lời + Bức tranh vẽ cảnh một ông vua già đang dắt một tay một cậu bé trước đám dân chúng nô nức chở hàng hóa. Cảnh này thường thấy ở câu chuyện cổ. - HS lắng nghe 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (30’) * Khám phá a. Luyện đọc: - Gọi 1 HS đọc bài (M3) - GV lưu ý giọng đọc cho HS: giọng kể chậm rãi, chú ý phân biệt lời của nhà vua và lời của chú bé Chôm - GV chốt vị trí các đoạn: - HS đọc cá nhân từng đoạn nối tiếp + Lần 1: Đọc nối tiếp, GV chú ý sửa phát âm sai cho HS. + Lần 2: Đọc nối tiếp, kết hợp giải nghĩa từ chỳ giải ở SGK. - Gọi 1 HS đọc chú giải + Lần 3: Đọc nối tiếp, nhận xét đánh giá, hướng dẫn HS đọc câu khó. - HS luyện đọc nhóm đôi. - GV đọc diễn cảm toàn bài: Toàn bài đọc với giọng chậm rãi, cảm hứng ca gợi đức tính thật thà. Lời Chôm tâu vua: ngây thơ, lo lắng. Lời vua lúc giải thích thóc đã được luộc kĩ ôn tồn, lúc khen gợi Chôm: dõng dạc. - 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn - Bài chia làm 4 đoạn: + Đoạn 1:Ngày xưa.....bị trừng phạt. + Đoạn 1:Có chú bé......nảy mầm được. + Đoạn 1:Moi người.....của ta. + Đoạn 4: Rồi vua dõng dạc.....hiền minh - nẩy mầm, thu hoạch, lo lắng…. - Các từ chú giải SGk + “ Vua ra lệnh….gieo trồng/ và giao hẹn:…..nhất/ sẽ được……, thóc nộp/ sẽ bị trừng phạt”. - Lắng nghe. b .Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi: + Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi? * Vậy nhà vua đã làm cách nào tìm được người trung thực để truyền ngôi? chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 1. * HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: + Nhà vua đã làm cách nào để chọn người trung thực? + Theo em, hạt thóc giống đó có nảy mầm được không? Vì sao ? + Thóc luộc kĩ thì không thể nảy mầm được.Vậy nhà vua lại giao hẹn, nếu không có thóc sẽ bị trừng trị.Theo em nhà vua có mưu kế gì trong việc này? * GV kết luận: Nhà vua đã cố tình luộc thóc chín để thử xem ai là người trung thực, ai là người chỉ mong làm đẹp lòng vua, tham lam quyền chức. + Vậy nội dung của đoạn 1 là gì? - Gọi 1 HS đọc to đoạn 2, lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi: + Theo lệnh vua chú bé Chôm đã làm gì? Kết quả ra sao? + Đến kỳ nộp thóc cho vua, chuyện gì đã xảy ra? + Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người?KNS * GV kết luận: Mặc dù biết là nếu làm trái lệnh của vua thì sẽ bị trừng phạt nhưng khác với mọi người,cậu bé Chôm đã rất dũng cảm nói lên sự thật.Vậy nội dung của đoạn 2 là gì? => Chuyển ý: Khi thấy hành động của cậu bé Chôm như vậy thì mọi người đã có thái độ ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 3. Thái độ của mọi người khi nghe lời nói thật của Chôm - GV ghi bảng nội dung đoạn 3. Gọi HS nhắc lại nội dung. * HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi: + Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe lời nói thật của Chôm?KNS + Vậy nội dung của đoạn 3 cho ta biết điều gì? *GV kết luận: Trước hành động dũng cảm của Chôm, mọi người đã rất ngạc nhiên và sợ hãi. Không biết rồi cậu bé Chôm của chúng ta sẽ bị vua trừng phạt như thế nào? Cô cùng cả lớp tìm hiểu đoạn 4 *HS đọc thầm đoạn còn lại và thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: + Nhà vua đã nói như thế nào? + Vua khen cậu bé Chôm những gì ? ( KNS) + Cậu bé Chôm được hưởng những gì do tính thật thà, dũng cảm của mình ? + Theo em vì sao trung thực lại là người đáng quý ?( KNS) + Em hãy nêu nội dung đoạn 4? *GV kết luận+ GDKNS: Chúng ta phải có đức tính trung thực và dũng cảm trong học tập và trong cuộc sống. Đó là đức tính tốt, giúp chúng ta tiến bộ. + Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào? + Nhà vua muốn chọn người trung thực để truyền ngôi 1. Nhà vua chọn người trung thực để nối ngôi. + Phát cho mỗi người một thúng thóc giống đã luộc chín về gieo trồng và ra hẹn: Ai thu được nhiều thóc sẽ truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt. + Hạt thóc giống đó không thể nảy mầm được vì nó đã được luộc kĩ rồi. + Vua muốn tìm xem ai là người trung thực, ai là người chỉ mong làm đẹp lòng vua, tham lam quyền chức. - Lắng nghe. - 2- 3 HS nhắc lại: Nhà vua chọn người trung thực để nối ngôi. 2. Cậu bé Chôm là người trung thực dám nói lên sự thật. + Chôm đã gieo trồng, dốc công chăm sóc nhưng hạt không nảy mầm. + Mọi người: nô nức chở thóc về kinh thành nộp. Chôm không có thóc lo lắng, đến trước vua qùy tâu: “Tâu bệ hạ! con không làm sao cho thóc nảy mầm được” + Chôm dũng cảm, dám nói lên sự thật, không sợ bị trừng phạt. - Lắng nghe. 2- 3 HS nêu lại. 3. Thái độ của mọi người khi nghe lời nói thật của Chôm: + Mọi người sững sờ, ngạc nhiên, sợ hãi thay cho Chôm vì Chôm dám nói sự thật, sẽ bị trừng phạt - 2- 3 HS nhắc lại - Lắng nghe. 4. Chôm được truyền ngôi + Thóc đã luộc thì không thể nảy mầm được, mọi người có thóc nộp thì không phải là hạt giống vua ban. + Vua khen Chôm trung thực, dũng cảm + Cậu được vua truyền ngôi báu và trở thành ông vua hiền minh. +Vì người trung thực bao giờ cũng nói thật, không vì lợi ích của mình mà nói dối, làm hỏng việc chung - 2- 3 hs nêu - Lắng nghe. * Câu chuyện ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm nói lên sự thật và cậu được hưởng hạnh phúc. - HS ghi vào vở – nhắc lại ý nghĩa. c. Luyện đọc diễn cảm: - Gọi 1 HS đọc lại toàn bài. - HS nêu giọng đọc toàn bài, cách thể hiện tình cảm. - 4 HS nối tiếp đọc 4 đoạn. - Hướng dẫn HS luyện đọc đoạn: + GV chiếu nội dung + HS đọc thầm và nêu cách đọc + 3HS đọc và nhận xét cách đọc + Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm ( đoạn 1) - GV cùng cả lớp nhận xét, bình chọn học sinh đọc hay. - GV tổ chức cho HS đọc phân vai theo nhóm 4. HĐ vận dụng, trải nghiệm (4’) + Qua bài đọc giúp các em hiểu điều gì ? + Em biết về ai hoặc câu chuyện nào nói về về tính trung thực và sự dũng cảm mà em biết.? + Qua câu chuyện, em học tập được điều gì? * GV kết luận: Qua câu chuyện chúng ta thấy trung thực là đức tính quý nhất của con người, nó tạo niêm tin giữa con người với nhau. khi làm sai chúng ta cũng cần nhận lỗi và sửa lỗi đó cũng là một cách thể hiện tính trung thực dũng cảm. * Củng cố- dặn dò: (1’) - Gọi 1 HS nêu lại nội dung bài. - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS. - 1 HS đọc lại toàn bài * Giọng đọc của toàn bài: Giọng chậm rãi, rõ ràng Lời Chôm tâu vua: ngây thơ, lo lắng. Lời nhà vua khi ôn tồn, khi dõng dạc. *Đoạn cần luyện đọc: Chôm lo lắng đến trước nhà vua quì tâu: - Tâu bệ hạ!....... …..thóc giống của ta. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai từ "Chôm lo lắng....đến hết" + Phân vai trong nhóm + Luyện đọc phân vai trong nhóm. - Thi đọc phân vai trước lớp - Lớp nhận xét, bình chọn. - HS nêu suy nghĩ của mình - Nêu 1 tấm gương về tính trung thực và sự dũng cảm mà em biết. + Tìm đọc các câu chuyện cùng chủ đề trong sách Truyện đọc 4. + Trong cuộc sống, chúng ta cần có tấm lòng trung thực, dũng cảm nói lên sự thật thì sẽ được hưởng hạnh phúc. - 1HS nêu lại. - Lắng nghe, TH ở nhà. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): .................................................................................................................................................................................................................................................................. Chính tả ( Nghe - viết ) TIẾT 5: NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Nghe - viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ đúng hình thức văn xuôi; biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật. - Làm đúng bài tập 2 a/b hoặc bài tập chính tả phương ngữ do GV soạn. - HS hiểu được nội dung đoạn chính tả, viết được các từ khó, dễ lẫn và các hiện tượng chính tả, cách trình bày đoạn văn. Củng cố cho HS cách tìm và viết đúng các tiếng chứa phụ âm đầu l/n; Rèn ý thức viết và trình bày bài sạch, đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1.GV: Giấy khổ to + bút dạ. Bài tập 2a/b viết sẵn. 2.HS: Bút, SGK, VBT, vở chính tả. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động(5’) : *Khởi động : Cả lớp cùng đứng dậy vừa hát kết hợp với vận động bài hát Một sợi rơm vàng. * Kết nối: GV dẫn vào bài học 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (10’): *Khám phá : Tìm hiểu nội dung đoạn viết và hướng dẫn viết từ khó - Gọi HS đọc đoan cần viết - Yêu cầu thảo luận nhóm 2. ? Nhà vua chọn người ntn để nối ngôi? ? Vì sao người trung thực là người đáng quý? -Yêu cầu HS tìm các từ khó dễ lẫn khi viết chính tả -Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được - Gọi HS nhận xét, bổ sung. * Kết luận: GV chốt nội dung bài 3. Hoạt động luyện tập a/Nghe - viết chính tả (12’) - Đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu, nhắc HS viết lời nói trực tiếp sau dấu hai chấm phối hợp với dấu gạch đầu dòng. - Yêu cầu HS tự soát lỗi. - Thu một số bài chấm - Nhận xét bài viết của HS. * Kết luận : Nhận xét, đánh giá chung chữ viết HS b/ Làm bài tập chính tả (8’) Bài 2: Tìm những chữ bị bỏ trống để hoàn chỉnh các đoạn văn dưới đây… (bảng phụ). a) Tổ chức cho HS thi nối tiếp nhau điền từ còn thiếu vào ô trống. b) Tiến hành tương tự phần a. Bài 3: Giải những câu đố sau: - Gọi HS đọc các câu đố. - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, tìm lời giải cho câu đố. ? Tên con vật có chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n, đó là con vật nào? ? Em biết gì về con nòng nọc ? ? Con vật nào chứa tiếng có vần en hoặc eng? - Nhận xét, tuyên dương HS tìm đúng tên các con vật theo yêu cầu. * Kết luận: GV chốt đáp án đúng 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng(5’) - Tìm các câu đố nói về loài hoa hoặc một số đồ vật khác có chứa phụ âm đầu l/n. - Nhận xét, chốt đáp án. *Củng cố - dặn dò: GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài mới. - HS cả lớp hát - Lắng nghe. - 1 học sinh đọc. - HS thảo luận và báo cáo trước lớp + Nhà vua chọn người trung thực để nối ngôi. + Vì người trung thực dám nói lên sự thực... - đầy ắp, trung thực, truyền ngôi, ôn tồn. - 2HS lên bảng viết, lớp viết ra nháp. - Nhận xét, bổ sung (nếu thiếu). - HS lắng nghe và viết đúng theo yêu cầu của GV - HS tự soát lỗi - 5, 7 HS nộp bài để GV nhận xét. - Lắng nghe. - Nối tiếp nhau điền các từ: Lời giải – nộp bài – lần này – làm em – lâu nay – lòng thanh thản – làm bài. - Đáp án: chen chân – len qua – leng keng – áo len – màu đen – khen em. - 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - 1 HS đọc, lớp theo dõi. - Thảo luận cặp đôi, tìm lời giải cho câu đố. - Đó là con nòng nọc. - Ếch nhái đẻ trứng dưới nước. Trứng nở thành nòng nọc có đuôi, bơi lội dưới nước. Lớn lên nòng nọc rụng đuôi, nhảy lên sông trên cạn. - Chim én. - Lắng nghe. - HS trao đổi làm việc theo cặp. - Đại diện trình bày kết quả. - Lắng nghe. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): .................................................................................................................................................................................................................................................................. . Ngày soạn: 01/10/2022 Ngày giảng: Thứ ba ngày 04 tháng 10 năm 2022 Toán TIẾT 22: TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Bước đầu hiểu biết về số trung bình cộng của nhiều số. - Biết tìm số trung bình cộng của 2, 3, 4 số. - HS biết cách tính trung bình cộng của nhiều số và vận dụng giải các BT liên quan và một số bài toán thực tế; Phát huy tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, sự ham thích học toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: SGK, Bảng phụ. 2. Học sinh: SGK, vở ô li. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5’): *Khởi động Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng - GV nêu luật chơi: Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 3HS lần lượt lên nhẩm và điền nhanh kết quả các phép tính vào bảng nhóm. Đội nào điền nhanh và đúng nhất sẽ thắng cuộc. - Cho HS tham gia chơi - Tổng kết trò chơi *Kết nối: GV nhận xét, chuyển ý vào bài mới. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới(12’): *Khám phá (Giới thiệu số trung bình cộng và cách tìm số trung bình cộng.) Bài toán 1: Rót vào can thứ nhất 6l dầu, rót vào can thứ hai 4l dầu. Hỏi nếu số lít dầu đó rót đều vào hai can thì mỗi can có bao nhiêu lít dầu? ? Cả hai can có tất cả bao nhiêu lít dầu ? ? Nếu rót đều số dầu ấy vào 2 can thì mỗi can có bao nhiêu lít dầu? - Gọi HS lên bảng trình bày bài toán, lớp làm ra nháp. - Nhận xét và giới thiệu: Can thứ nhất có 6 lít dầu, can thứ hai có 4 lít dầu. Nếu rót số dầu này vào hai can thì mỗi can có 5 lít dầu. Ta nói trung bình mỗi can có 5 lít dầu. Số 5 được gọi là số trung bình cộng của hai số 4 và 6. ? Can thứ nhất có 6 lít dầu, can thứ hai có 4 lít dầu. Vậy trung bình mỗi can có mấy lít dầu? ? Số trung bình cộng của 6 và 4 là mấy? ? Để tìm được số dầu trung bình mỗi can có chúng ta cần thực hiện qua mấy bước? đó là những bước nào? ? Tổng của 6 và 4 có mấy số hạng. - Giảng: để tìm số trung bình cộng của 6 và 4 chúng ta tính tổng của hai số rồi lấy tổng đó chia cho 2, 2 chính là số các số hạng của tổng 4 + 6. Bài toán 2: - Gọi HS đọc bài toán. ? Bài toán hỏi gì? ? Em hiểu câu hỏi của bài toán như thế nào? - Y/c HS làm bài, 1 HS lên bảng ? Ba số 25, 27, 32 có trung bình cộng là bao nhiêu ? ? Muốn tìm số trung bình cộng của 25, 27 và 32 ta làm thế nào ? ? Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm thế nào? ? Hãy tính trung bình cộng của các số 32, 48, 64, 72? * Kết luận: Muốn tìm số TBC của nhiều số, ta tính tổng các số đó, rồi chia tổng đó cho các số hạng. 3. Hoạt động luyện tập, thực hành(18’): Bài 1: Tìm số trung bình cộng của các số sau: - Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm bài, 2 HS làm bài vào bảng phụ, mỗi HS 2 ý. - Gọi HS đọc bài làm. - Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ. ? Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm thế nào? * Kết luận: GV chốt kiến thức Bài 2: Bốn em Mai, Hoa, Hưng, Thịnh,… - Gọi HS đọc bài toán - Yêu cầu HS làm bài, 1 HS làm bài vào bảng phụ. - Chú ý: HS có thể gộp 2 bước vào thành một bước tính và một lời giải. - Gọi HS đọc bài làm. - Gọi HS nhận xét bài trên bảng. - Nhận xét, tuyên dương HS làm bài tốt. * Kết luận: GV chốt đáp án đúng Bài 3: Tìm số TBC của các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 9 ? - Gọi HS nêu yêu cầu ? Hãy nêu các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 9? - Yêu cầu HS vận dụng quy tắc làm bài. - Gọi HS đọc bài làm. - Nhận xét, chữa bài. ? Nêu các bước tìm số trung bình cộng của nhiều số? * Kết luận: GV chốt lại đáp án đúng 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5’): Bài toán: Có 3 bể đựng nước. Bể thứ nhất còn 1560l nước, bể thứ hai còn nhiều hơn bể thứ nhất 360l nước, bể thứ ba còn ít hơn trung bình cộng số nước của hai bể đầu là 360l. Hỏi bể thứ ba còn bao nhiêu lít nước? - Gọi HS đọc đề bài - Yêu cầu HS trao đổi cặp làm bài - Gọi đại diện trình bày kết quả, nêu cách làm - GV chốt đáp án đúng. * Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài: Luyện tập. - Hai đội, mỗi đội 3HS chơi 1 giờ 24 phút < 84 phút 4 giây. 3 ngày > 70 giờ 56 phút. - 2 HS đọc bài toán, lớp theo dõi. - Cả hai can có: 6 + 4 = 10 lít dầu. - Nếu rót đều số dầu ấy vào hai can thì mỗi can có 10 : 2 = 5 lít dầu. - 1 HS lên bảng làm, lớp làm nháp Bài giải Tổng số lít dầu của cả hai can là: 6 + 4 = 10 (l) Số lít dầu rót đều vào mỗi can là: 10 : 2 = 5 (l) Đáp số: 5 lít dầu. - Lắng nghe và nhắc lại. - Trung bình mỗi can có 5 lít dầu. - Số trung bình cộng của 4 và 6 là 5. - Ta cần thực hiện theo hai bước: + Bước 1: Tính tổng số dầu cả hai can có. + Bước hai: thực hiện phép chia tổng số dầu cho hai can. - Có hai số hạng. - Lắng nghe và ghi nhớ. - 2 HS đọc bài toán. - Trung bình mỗi lớp có bao nhiêu học sinh? - Nếu chia đều số học sinh cho 3 lớp thì mỗi lớp có bao nhiêu học sinh. - 1 HS lên bảng, lớp làm vở - Trung bình cộng của ba số 25, 27, 32 là 28. - Ta tính tổng của 3 số rồi lấy tổng vừa tìm được chia cho 3. - HS nêu - 1 HS lên bảng thực hiện, lớp thực hiện ra nháp. - Lắng nghe. - 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - 2 HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm bài vào vở. a) Số trung bình cộng của 42 và 52 là: ( 42 + 54) : 2 = 47 b) Số trung bình cộng của 36, 42 và 57 là: ( 36 + 42 + 57) : 3 = 45 - 4 HS đọc bài làm. - Nhận xét bài bạn. - Ta tính tổng của các số đó, rồi lấy tổng đó chia cho số các số hạng. - 1 HS đọc bài toán. - 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vở Bài giải Cả bốn em cân nặng là: 36 + 38 + 40 + 34 = 148(kg) Trung bình mỗi em cân nặng là: 148:4 = 37 (kg) Đáp số: 37kg - 3 HS đọc bài làm. - Nhận xét bài bạn. - Lắng nghe - 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - Nêu: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. - 1 HS làm vào bảng phụ, lớp làm vào vở. Trung bình cộng của các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 9 là: (1 + 2+ 3+ 4+5+6+7+8+9): 9=45 - 3 HS đọc bài làm. - 1 HS nêu. - Lắng nghe - HS đọc yêu cầu - HS trao đổi làm bài - Đại diện trình bày kết quả, nêu cách làm - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung Bài giải Bể thứ hai còn số lít nước là: 1560 + 360 = 1920 ( l) Trung bình cộng số nước của hai bể đầu là: ( 1560 + 1920) : 2 = 1740( l) Bể thứ ba còn số lít nước là: 1740 – 360 = 1380 (l) Đáp số: 1380 l nước. - Lắng nghe - TH ở nhà. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): .................................................................................................................................................................................................................................................................. Đạo đức BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Nhận thức được các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề về có liên quan đến trẻ em. - Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường. - Vận dụng kiến thức giải quyết các tình huống, trình bày ý kiến bản thân liên quan đến trẻ em và nguyện vọng bản thân với gia đình, mọi người xung quanh; Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, tôn trọng ý kiến của người khác. * KNS: Trình bày ý kiến ở gia đình và lớp học; Lắng nghe người khác trình bày; Kiềm chế cảm xúc; Biết tôn trọng và thể hiện sự tự tin * BVMT: HS biết bày tỏ ý kiến với cha mẹ, thầy cô giáo, chính quyền địa phương về môi trường sống của em trong gia đình; về môi trường lớp học, trường học; về môi trường ở cộng đồng địa phương... II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. GV: Một vài bức tranh hoặc đồ vật dùng cho hoạt động khởi động. 2. HS: SGK+ VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5’): *Khám phá: Trò chơi “Diễn tả” - GV nêu cách chơi - tổ chức cho HS chơi: - GV chia HS thành 4- 6 nhóm và giao cho mỗi nhóm 1 đồ vật hoặc 1 bức tranh. Mỗi nhóm ngồi thành 1 vòng tròn và lần lượt từng người trong nhóm vừa cầm đồ vật hoặc bức tranh quan sát, vừa nêu nhận xét của mình về đồ vật, bức tranh đó. - Ý kiến của cả nhóm về đồ vật, bức tranh có giống nhau không? *Kết nối - GV: Mỗi người có thể có ý kiến nhận xét khác nhau về cùng một sự vật nên cần được bày tỏ ý kiến riêng của mình - GV dẫn vào bài. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (15’): *Khám phá Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 4 (Câu 1, 2- SGK/9) - GV chia HS thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống ở câu 1.  Nhóm 1: Em sẽ làm gì nếu em được phân công làm 1 việc không phù hợp với khả năng?  Nhóm 2: Em sẽ làm gì khi bị cô giáo hiểu lầm và phê bình? Nhóm 3: Em sẽ làm gì nếu chủ nhật này bố mẹ cho em đi chơi công viên nhưng em lại muốn đi xem xiếc? Nhóm 4: Em sẽ làm gì khi muốn được tham gia vào một hoạt động nào đó của lớp, của trường nhưng chưa được phân công? + Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em, đến lớp em? * KNS: Trong mọi tình huống, em nên nói rõ để mọi người xung quanh hiểu về khả năng, nhu cầu, mong muốn, ý kiến của em. Điều đó có lợi cho em và cho tất cả mọi người. Nếu em không bày tỏ ý kiến của mình, mọi người có thể sẽ không hỏi và đưa ra những quyết định không phù hợp với nhu cầu, mong muốn của em nói riêng và của trẻ em nói chung. - Mỗi người, mỗi trẻ em có quyền có ý kiến riêng và cần bày tỏ ý kiến của mình về mọi vấn đề trong đó có môi trường. - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ 3. Hoạt động luyện tập, thực hành (10’) Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm đôi. - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm bài. - Gọi đại diện các cặp báo cáo kết quả, cả lớp nhận xét, bổ sung. * Kết luận: Việc làm của bạn Dung là đúng, vì bạn đã biết bày tỏ mong muốn, nguyện vọng của mình. Còn việc làm của bạn Hồng và Khánh là không đúng. *Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến. - GV phổ biến cho HS cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa màu: + Màu đỏ: Biểu lộ thái độ tán thành. + Màu xanh: Biểu lộ thái độ không tán thành - GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2 (SGK/10) và yêu cầu HS giải thích lí do. - GV: Em hãy cho biết môi trường xung quanh trường em có đảm bảo vệ sinh an toàn hay không, gia đình em có ăn ở hợp vệ sinh không? * BVMT: Để có được môi trường hợp vệ sinh, chúng ta cần có ý thức bảo vệ và biết nêu ra ý kiến với những người xung quanh cùng thực hiện tốt như mình. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5’): - Xây dựng 1 kịch bản về việc bày tỏ ý kiến *Củng cố - dặn dò: GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài mới. - HS thực hiện chơi theo hướng dẫn của GV - Mỗi bạn có một ý kiến riêng. - Lắng nghe. - HS thảo luận nhóm. - Đại diện từng nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. VD: -> Em sẽ gặp cô giáo để xin cô giáo cho việc khác phù hợp hơn với sức khoẻ và sở thích. -> Em xin phép cô giáo được kể lại để không bị hiểu lầm. -> Em trình bày suy nghĩ của mình và xin bố mẹ cho đi xem xiếc. -> Em nói với người tổ chức nguyện vọng và khả năng của mình. + ... mọi người sẽ không biết đến những mong muốn, khả năng của mình... - Lắng nghe - HS đọc Nhóm 2- Lớp - HS từng nhóm đôi thảo luận và chọn ý đúng bằng cách giơ thẻ mặt cười (đúng), mặt mếu (sai) - HS nêu cầu bài tập 1 - HS thảo luận cặp đôi làm bài - HS biểu lộ thái độ theo cách đã quy ước. - Vài HS giải thích. Các ý kiến a, b, c, d là đúng. Ý kiến (đ) là sai vì trẻ em còn nhỏ tuổi nên mong muốn của các em nhiều khi lại không có lợi cho sự phát triển của chính các em hoặc không phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình, của đất nước - HS trả lời. - HS thực hiện, chia sẻ trước lớp. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): .................................................................................................................................................................................................................................................................. Hoạt động ngoài giờ lên lớp ĐẠI HỘI CHI ĐỘI NĂM HỌC 2022 – 2023 I. Ổn định tổ chức: * Tập hợp Chi đội - kiểm tra số lượng, tư thế, trang phục của đội viên. II. Nội dung Đại hội: 1. Chào cờ theo nghi thức Đội: giơ tay chào, hát Quốc ca, Đội ca, hô đáp khẩu hiệu đội, (không có đội trống) 2. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, công bố số lượng đội viên dự Đại hội. - Tuyên bố lí do: - Giới thiệu Đại biểu: + Về tham dự Đại hội hôm nay xin trân trọng giới thiệu cô: Vũ Thu Thảo- Giáo viên Tổng phụ trách Đội. (nếu có). + Có mặt trong buổi lễ hôm nay tôi xin giới thiệu có cô: Phạm Thị Thảo Phụ trách Chi đội lớp 4A + Cùng toàn thể 33 đội viên - học sinh của lớp cũng có đông đủ, một lần nữa đề nghị chúng ta nhiệt liệt hoan nghênh. 3. Bầu đoàn chủ tịch: + Theo phiên trù bị ngày 30 tháng 9 năm 2022, Chi đội dự kiến Đoàn chủ tịch : (3 bạn) gồm: Bạn : Trần Thu Hương Bạn : Mạc Thanh Thu Bạn : Phạm Chí Công 4. Đoàn chủ tịch giới thiệu thư ký Đại hội. Thư kí Đại hội: (1 đội viên) Bạn : Trịnh Cao Phương Huyền * Đại hội có ý kiến gì không, nếu không xin biểu quyết nhất trí bằng giơ tay. * Đoàn Chủ tịch và Đoàn Thư kí lên phía trên làm việc. III. Phần làm việc của Đoàn chủ tịch: Bạn Trần Thu Hương - công bố chương trình làm việc và nội dung Đại hội. 1. Trình bày báo cáo tổng kết công tác của Chi đội trong nhiệm kì qua, bạn: Mạc Thanh Thu 2. Dự thảo chương trình công tác nhiệm kỳ mới bạn: Phạm Chí Công 3. Tiến hành thảo luận và biểu quyết những đánh giá trong báo cáo tổng kết và những chỉ tiêu cụ thể trong dự thảo chương trình nhiệm kỳ mới. (đội viên) 4. Phát biểu của đại biểu hoặc phụ trách Chi đội. - Phụ trách Chi đội phát biểu ý kiến. - Ý kiến của Tổng phụ trách. (nếu có) 5. Bầu Ban chỉ huy Chi đội. * Chủ tịch đoàn công bố Ban chỉ huy Chi đội cũ hết nhiệm kỳ, nêu tiêu chuẩn, cơ cấu số lượng được bầu Ban chỉ huy Chi đội mới. • Biểu quyết thống nhất số lượng bầu Ban chỉ huy Chi đội (3 đội viên). - Có ứng cử: ..........................đội viên. - Đề cử: ............................đội viên. • Nếu có đội viên nào trong danh sách ứng cử và đề cử xin rút tên thì nêu rõ lí do, chủ tịch đoàn sẽ hội ý và quyết định có cho đội viên đó rút tên hay không. • Biểu quyết chốt danh sách bầu cử. • Biểu quyết chọn hình thức bỏ phiếu kín. • Bầu ban kiểm phiếu: Thống nhất số lượng, danh sách Ban kiểm phiếu (bằng hình thức giơ tay). • Ban kiểm phiếu làm việc: Ban kiểm phiếu công bố nguyên tắc, thể lệ bầu cử, kiểm tra phiếu, phát phiếu bầu cử, kiểm tra hòm phiếu, hướng dẫn bỏ phiếu và tiến hành bỏ phiếu (phiếu hợp lệ là phiếu bầu đúng tên người trong danh sách bầu cử, không thừa so với số lượng quy định). Người trúng cử phải được trên một phần hai tổng số phiếu bầu và theo thứ tự từ cao xuống (có thể bầu trực tiếp chi đội trưởng và các chi đội phó). • Đại hội giải lao và sinh hoạt văn nghệ (khi Ban kiểm phiếu làm việc) + Ban Kiểm phiếu, ghi vào biên bản và công bố kết quả bầu cử trước Đại hội. + Ban chỉ huy Chi đội mới ra mắt Đại hội, đại diện GVCV - PTCĐ công nhận Ban chỉ huy mới và giao nhiệm vụ. 7. Thư ký Đại hội trình bày dự thảo nghị quyết của Đại hội. Đại hội biểu quyết thông qua Nghị quyết. 8. Tổng kết Đại hội. Đoàn chủ tịch đánh giá kết quả Đại hội, cảm ơn các đại biểu và tuyên bố bế mạc. IV. Chào cờ bế mạc. - Tất cả đứng nghiêm, chỉ huy hô : “Nghiêm, chào cờ - chào” .....thôi. THỂ DỤC ĐỔI CHÂN KHI ĐI SAI NHỊP - TRÒ CHƠI "BỊT MẮT BẮT DÊ" I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Thực hiện được đổi chân khi đi sai nhịp.Trò chơi"Bịt mắt bắt dê". YC biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. - Rèn KN vận động và tham gia trò chơi đúng luật - Giáo dục tình thần tập luyện tích cực và tham gia trò chơi trung thực. II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN - Địa điểm: Sân trường bằng phẳng, an toàn khi tập luyện, vệ sinh sạch sẽ. - Phương tiện: Còi, kẻ sân chơi trò chơi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU NỘI DUNG Định lượng PH/pháp và hình thức tổ chức 1.Hoạt động mở đầu - GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học. - Khởi động 1-2p 3-5p X X X X X X X X X X X X X X X X  2.Hoạt động luyện tập, thực hành a. Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số và quay sau + GV điều khiển, lớp tập. Có nhận xét sửa chữa sai sót cho HS. + Chia tổ tập luyện, do tổ trưởng điều khiển. GV quan sát, nhận xét sửa chữa sai sót cho HS các tổ. * Tập cả lớp do GV điều khiển để củng cố. b. Trò chơi"Bịt mắt bắt dê". GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luậtchơi. Sau đó cho cả lớp cùng chơi. 3. Hoạt động vân dụng, trải nghiệm - Cho HS chạy thường một vòng quanh sân trường, chuyển thành đi chậm, vừa đi vừa thả lỏng. - GV cùng HS hệ thống bài. - GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. 10-15p 3- 5p 5p 5p X X X X X X X X X X X X X X X X  X X X X X O O X X X X X  X X X X X X X  X X X X X X X ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Lịch sử BÀI 3. NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Biết từ năm 179 TCN đến năm 938, nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ; Một số chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta. - Hiểu nhân dân ta đã không cam chịu làm nô lệ, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn nền văn hoá dân tộc. - Hình thành và phát triển NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo khi tìm hiểu về các triều đại phong kiến phương Bắc; Giáo dục HS lòng tự hào dân tộc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. GV: Tranh SGK, phiếu học tập. 2. HS: SGK+ vở ôly. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (4 ’) * Khởi động: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Tung hoa” - GV phổ biến trò chơi: Trên tay cô là những bông hoa, trong các bông hoa này có các câu hỏi liên quan đến bài cũ, có bông hoa sẽ không có câu hỏi. Cô giáo cho các con nghe nhạc vận động, và sau đó cô tung hoa bạn nào hứng được bông hoa có câu hỏi theo thứ tự sẽ phải trả lời. Trả lời đúng được thưởng quà, trả lời sai hoặc không trả lời được cuối giờ sẽ hát cho cả lớp nghe 1 bài hát. + Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào? + Thành tựu lớn nhất của nước Âu Lạc là gì? + Nêu nguyên nhân thắng lợi và nguyên nhân thất bại của người Lạc Việt trước sự xâm lược của Triệu Đà? - GV nhận xét, khen/động viên. *Kết nối: Cuối bài học trước, chúng ta đã biết năm 179 TCN, quân Triệu Đà đã chiếm được nước Âu Lạc. Tình hình nước Âu Lạc sau năm 179 TCN như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài: Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc. - HS tham gia trò chơi. + Năm 218, quân Tần tràn xuống xâm lược các nước phương Nam. + Kỹ thuật chế tạo ra nỏ bắn được nhiều mũi tên và việc xây dựng thành Cổ Loa. + Nguyên nhân thắng lợi: Vì người dân Âu Lạc đoàn kết một lòng chống giặc ngoại xâm. + Nguyên nhân thất bại: Vì Triệu Đà dùng kế hoãn binh cho con trai sang làm rể để điều tra lực lượng và chia rẽ nội bộ nước Âu Lạc. Do An Dương Vương chủ quan, tin tưởng con rể. - Lắng nghe. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới * Khám phá: HĐ1: Chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta: - GV yêu cầu HS đọc SGK từ “Sau khi Triệu Đà…của người Hán” và trả lời câu hỏi: + Sau khi thôn tính được nước ta, các triều đại PK PB đã thi hành những chính sách áp bức bóc lột nào đối với nhân dân ta như thế nào? - GV phát phiếu học tập, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4: + Tìm sự khác biệt về tình hình nước ta về chủ quyền, về kinh tế, về văn hoá trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ?. - GV giải thích các khái niệm chủ quyền, văn hoá . - Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. * GV kết luận: Từ năm 179 TCN đến năm 938, các triều đại phong kiến phương Bắc tiếp nối nhau đô hộ nước ta. Chúng biến nước ta từ một nước độc lập trở thành một quận huyện của chúng và thi hành nhiều chính sách áp bức bóc lột tàn khốc khiến nhân dân ta vô cùng cực nhục. Không chịu khuất phục, nhân dân ta vẫn giữ gìn các phong tục truyền thống, lại học thêm nhiều nghề mới của người dân phương Bắc, đồng thời liên tục khởi nghĩa chống lại phong kiến phương Bắc. HĐ 2: Các cuộc khởi nghĩa lớn của nhân dân ta: - GV phát phiếu học tập cho HS - Yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận cặp đôi điền những thông tin cần thiết vào phiếu học tập. - Đại diện HS trình bày kết quả - GV ghi các ý kiến của HS để hoàn chỉnh bảng thống kê. + Từ năm 179 TCN đến năm 938 nhân dân ta đã có bao nhiêu cuộc khởi nghĩa lớn chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc? + Mở đầu là cuộc khởi nghĩa nào? + Cuộc khởi nghĩa nào đã kết thúc hơn 1000 năm đô hộ và giành lại độc lập hoàn toàn cho đất nước ta? * GV kết luận: Nước ta bị bọn phong kiến phương Bắc đô hộ suốt gần một ngàn năm, các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta liên tiếp nổ ra. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã mở ra một thời kì độc lập lâu dài của dân tộc ta. 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5’) + Việc nhân dân ta liên tục khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc nói lên điều gì? * GV kết luận: Việc nhân dân ta liên tục khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của quân xâm lược chứng tỏ nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, quyết tâm, bền chí đánh giặc giữ nước. Chúng ta phải luôn tự hào và phát huy những truyền thống quý báu đó của dân tộc ta. - GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK. * Củng cố - dặn dò: 3 phút - GV tổng kết nội dung bài. - Nhận xét tiết học - Nhận xét tiết học, dặn dò về nhà. - HS đọc và chia sẻ trước lớp: + Chúng chia nước ta thành nhiều quận, huyện do người Hán cai quản. Bắt dân ta lên rừng săn voi, tê giác…. Đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục của người Hán… - HS điền nội dung vào các ô trống như ở bảng trong phiếu bài tập. Sau đó HS báo cáo kết quả làm việc của mình trước lớp. - HS khác nhận xét, bổ sung. T/gian Các mặt Trước năm 179 TCN Từ năm 179 TCN đến năm 938 Chủ quyền Là một nước độc lập Trở thành quận, huyện của PKPB Kinh tế Độc lập và tự chủ Bị phụ thuộc, phải cống nạp. Văn hoá Có phong tục tập quán riêng Phải theo phong tục của người Hán, học chữ Hán nhưng nhân dân ta vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc. - HS thảo luận làm bài tập theo nhóm 4 dưới sư điều hành của nhóm trưởng và báo cáo trước lớp: Thời gian Các cuộc khởi nghĩa Năm 40 Khởi nghĩa Hai Bà Trưng Năm 248 Khởi nghĩa Bà Triệu Năm 542 Khởi nghĩa Lý Bí Năm 550 Khởi nghĩa Triệu Quang Phục Năm 722 Khởi nghĩa Mai Thúc Loan Năm 766 Khởi nghĩa Phùng Hưng Năm 905 Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ Năm 931 Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ Năm 938 Chiến thắng Bạch Đằng. + Có 9 cuộc khởi nghĩa lớn. + Là khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. + Khởi nghĩa Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng năm 938. - Lắng nghe. + Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, quyết tâm, bền chí đấnh giặc giữ nước. - Lắng nghe. - 2 HS dọc ghi nhớ SGK - Về nhà tìm đọc các thông tin về cuộc khởi nghĩa HBT và cuộc khởi nghĩa Ngô Quyền. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): .................................................................................................................................................................................................................................................................. Ngày soạn: 02/10/2022 Ngày giảng: Thứ tư ngày 05 tháng 10 năm 2022 Luyện từ và câu TIẾT 9: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Trung thực – Tự trọng (BT4). - Tìm được 1, 2 từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với một từ tìm được (BT1, BT2). Nắm được nghĩa từ “Tự trọng” (BT3). - Góp phần hình thành năng lực: Hiểu được nghĩa của từ, ngữ, các câu thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ điểm Trung thực – Tự trọng. Tìm được từ cùng nghĩa, trái nghĩa, một số câu tục ngữ, thành ngữ nói về tính trung thực, tự trọng. - Chăm chỉ, trung thực trong học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1.Giáo viên: SGK, Bảng phụ. 2. Học sinh: SGK, VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5’): *Khởi động - Gọi 2 HS lên bảng xếp các từ sau thành 2 nhóm (từ ghép có nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại): bạn học, bạn đời, bạn đường, anh em, anh cả, em út, hòa thuận, thương yêu, buồn vui. *Kết nối: Nhận xét, đánh giá HS, dẫn vào bài mới. 2. Hoạt động luyện tập, thực hành (30’) *Khám phá Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi hoàn thành bài tập, 2 cặp HS làm bài vào bảng phụ. - Gọi HS đọc bài làm. - Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ. * Kết luận: Nhận xét, chốt đáp án Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS suy nghĩ, mỗi HS đặt 2 câu, 1 câu với từ cùng nghĩa với trung thực, 1 câu với từ trái nghĩa với trung thực. ? Khi đặt câu cần lưu ý điều gì? * Kết luận: Nhận xét, tuyên dương HS có câu đặt hay. Bài 3: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để tìm đúng nghĩa của từ tự trọng. - Gọi HS trình bày, các HS khác bổ sung (nếu sai). - Mở rộng cho HS tìm các từ còn lại có nghĩa a, b, d. - Nhận xét, tuyên dương HS tìm đúng các từ. Thế nào là tự trọng? * Kết luận: GV chốt kiến thức Bài 4: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4, hoàn thành bài tập. - Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của các câu tục ngữ, thành ngữ. ? Em thích nhất câu thành ngữ, tục ngữ nào? Vì sao? * Kết luận: GV có thể mở rộng nghĩa của các câu thành ngữ, tục ngữ cho HS hiểu thêm. 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5’) - Tìm các câu thành ngữ, tục ngữ khác nói về tính trung thực, tự trọng. *Củng cố - dặn dò: Nhận xét, cung cấp thêm các câu tục ngữ, thành ngữ nói về tính trung thực, tự trọng - Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài: Danh từ. - 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm ra nháp nhận xét bài bạn. Từ ghép tổng hợp Từ ghép phân loại Anh em, hòa thuận, thương yêu, buồn vui. Bạn học, bạn đường, bạn đời, anh cả, em út. - Lắng nghe. - 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - Thảo luận cặp đôi hoàn thành bài tập, 2 cặp HS làm bài vào bảng phụ. Từ cùng nghĩa với trung thực Từ trái nghĩa với trung thực Thẳng thắn, thẳng tính, ngay thẳn, chân thật, thật thà, thật lòng, thật tâm,… Gian dối, xảo trá, gian lận, lưu manh, gian trá, lừa bịp, lừa lọc,. - 3 HS đọc bài làm. - Nhận xét bài làm của bạn. - Lắng nghe. - 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - Nối tiếp nhau đặt câu. + Bạn minh rất thật thà. + Chúng ta không nên gian dối. + Thẳng thắn là đức tính tốt. - HS nêu - Lắng nghe. - 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - Thảo luận cặp đôi, hoàn thành bài tập. - 2 -3 HS trình bày. + Tự trọng: coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình. - Tìm hiểu từ và nêu: + Tin vào bản thân: tự tin. + Quyết định lấy công việc của mình: tự quyết. + Đánh giá mình quá cao và coi trọng người khác: tự kiêu, tự cao. - 1 HS trả lời. - 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - Thảo luận nhóm 4, hoàn thành bài tập. + Các thành ngữ, tục ngữ a, c, d: nói về tính trung thực. + Các thành ngữ, tục ngữ b, e: nói về lòng tự trọng. - Tìm hiểu nghĩa của các câu theo GV hướng dẫn. - 3 HS nêu. + Ăn ngay ở thẳng: Sống thẳng thắn, chính trực, thật thà, trung thực. + Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng: Thuốc thật, thuốc tốt thường có vị đắng, khó uống nhưng lại rất công hiệu trong việc trị bệnh. Nói thẳng, nói thật là tốt và cần thiết nhưng nhiều khi lại làm cho người nghe không hài lòng, nhất là nói không khéo, không đúng chỗ. - Lắng nghe. - HS trao đổi cặp làm bài - Đại diện trình bày kết quả - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung + Giấy rách phải giữ lấy nề + Cây ngay không sợ chết đúng + Ở cho ngay thẳng giàu sau mới bền + Thẳng mực thì đau lòng gỗ + Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): .................................................................................................................................................................................................................................................................. Kể chuyện TIẾT 5: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về tính trung thực. - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện. - Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo diễn đạt khi kể chuyện. Năng lực giao tiếp, hợp tác khi tham gia thảo luận nhóm cùng các bạn tìm hiểu ý nghĩa nội dung câu chuyện. Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về tính trung thực; Hiểu được nội dung, ý nghĩa của câu chuyện mình kể; Giáo dục tính chăm chỉ, lòng nhân ái. Mạnh dạn, tự tin kể chuyện trước đám đông. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1.Giáo viên: SGK, bảng phụ. 2. Học sinh: SGK, câu chuyện. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Mở đầu (5’) *Khởi động: - Gọi 2 HS nối tiếp nhau kể từng đoạn câu chuyện Một nhà thơ chân chính. - Gọi 1 HS kể toàn bộ câu chuyện và nêu ý nghĩa của câu chuyện. - Nhận xét, đánh giá HS. * Kết nối: GV dẫn vào bài học. 2. Hoạt động luyện tập, thực hành (30’) 2.1.Tìm hiểu đề bài: - Gọi HS đọc đề bài. - Gọi HS nối tiếp nhau đọc gợi ý trong SGK. ? Tính trung thực biểu hiện như thế nào? Lấy ví dụ một truyện về tính trung thực mà em biết? ? Em đọc được câu chuyện ở đâu? 2.2. Kể chuyện trong nhóm. - Chia lớp thành các nhóm 6 HS, yêu cầu. - Y/c HS kể chuyện trong nhóm cho bạn nghe và tìm ra ý nghĩa của câu chuyện. 2.3. Kể trước lớp. - Tổ chức cho HS thi kể trước lớp. - Treo bảng phụ ghi các tiêu chí nhận xét câu chuyện HS kể. ? Câu chuyện em vừa kể có ý nghĩa gì? - Nhận xét, tuyên dương tốt và hay. * Kết luận: GV nhận xét, đánh giá liên hệ giáo dục lòng trung thực. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (5’) - Mời Hs kể 1 số tấm gương về tính trung thực * Kết luận: nhận xét, đánh giá liên hệ giáo dục tính trung thực và bảo vệ lẽ phải. - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, lớp nhận xét. - Lắng nghe. - 2 HS đọc đề bài. - 4 HS nối tiếp nhau đọc gợi ý. - Biểu hiện của tính trung thực: + Không vì tình cảm riêng hay của cải mà làm trái lẽ công bằng: ví dụ ông Tô Hiến Thành trong truyện Một người chính trực. + Dám nói ra sự thật, dám nhận lỗi: cậu bé chôm trong truyện Những hạt thóc giống. … - Em đọc trên báo, trong sách Đạo đức, trong truyện cổ tích, em nghe bà kể,… - Nhận nhóm, kể chuyện trong nhóm. - HS kể trong nhóm và nêu ý nghĩa câu chuyện. - 5 – 6 HS thi kể trước lớp, các HS khác lắng nghe, nhận xét theo các tiêu chí ghi trên bảng phụ. - Lắng nghe. - HS phát biểu - Lắng nghe. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): ................................................................................................................................................................................................................................................................. Toán TIẾT 23. LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Tính được trung bình cộng của nhiều số. - Bước đầu biết giải bài toán về tìm số trung bình cộng. - Phân tích được đề bài, kiểm tra bài làm của mình và nhận xét được bài làm của bạn; Có trách nhiệm với nhiệm vụ học tập; Trình bày bài toán khoa học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: SGK, Bảng phụ. 2. Học sinh: SGK, Vở ô li III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Mở đầu: (5’) *Khởi động - Gọi 2HS lên bảng: Tìm số trung bình cộng của các số a) 25, 37 và 46 b) 36, 45, 53 và 86 *Kết nối ? Muốn tìm trung bình cộng của nhiều số ta làm thế nào? Nhận xét, dẫn vào bài mới 2. Hoạt động luyện tập, thực hành: Bài 1: Tìm số trung bình cộng của các số sau: (6’) - Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài, 2 HS làm bảng - Gọi HS đọc bài làm. - Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ. - Nhận xét, đánh giá ? Muốn tìm trung bình cộng của nhiều số ta làm thế nào? * Kết luận: GV chốt kiến thức. Bài 2: Số dân của một xã trong ba năm liền… (6’) - Gọi HS đọc đề bài ? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? - Yêu cầu HS tự làm bài, 1 HS làm bài vào bảng phụ. - Gọi HS đọc bài làm. - Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ. - Nhận xét, đánh giá ? Nêu cách tìm trung bình số dân tăng thêm mỗi năm của xã đó? * Kết luận: GV nhận xét , chốt lời giải đúng Bài 3: Số đo chiều cao của năm học sinh lớp Bốn… (6’) - Gọi HS đọc đề bài ? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? - Yêu cầu HS làm bài, 1 HS làm bài vào bảng phụ. - Gọi HS đọc bài làm. - Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ. * Kết luận: GV chốt đáp án đúng. Bài 4: Có 9 ô tô chuyển thực phẩm… (6’) - Gọi HS đọc đề bài ? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? ? Muốn biết trung bình mỗi ô tô chở được bao nhiêu hàng ta cần biết gì? - Yêu cầu HS làm bài, 1 HS làm bài vào bảng phụ. - Gọi HS đọc bài làm. * Kết luận: GV nhận xét , chốt lời giải đúng Bài 5: (6’) - Gọi HS nêu yêu cầu a) Muốn biết số còn lại chúng ta cần biết gì? - Yêu cầu HS làm bài. - Yêu cầu HS suy nghĩ làm phần b tương tự. * Kết luận: Muốn tìm số chưa biết ta cần biết tổng của hai số, sau đó lấy tổng trừ đi số đã biết. 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (5’) - Tổ chức trò chơi: Ai nhanh ai đúng - Nêu luật chơi, cách chơi: GV đưa ra 5 bông hoa, mỗi bông hoa tương ứng với 1 câu hỏi trắc nghiệm. Chia lớp 3 đội, mỗi đội 3HS chơi. Các đội lần lượt giành quyền lựa chọn bông hoa…mỗi câu trả lời đúng được 20đ 1. Trung bình cộng của 132, 268 và 350 là: A. 250 B. 750 C.375 D. 350 2. Trung bình cộng của hai số là 1990. Biết một trong hai số là 1968. Số kia là: A.995 B. 2012 C. 2963 D. 5948 * Kết luận: Muốn tìm số TBC của nhiều số, ta tính tổng các số đó, rồi chia tổng đó cho các số hạng. * Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét tiết học, nhắc HS chuẩn bị bài sau - 2HS lên bảng, lớp làm nháp - Nhận xét bài bạn - Muốn tìm trung bình cộng của nhiều số ta tính tổng các số đó, rồi lấy tổng đó chia cho số các số hạng. - 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - 2 HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm bài vào vở. a) ( 96+ 121 + 143) : 3 = 120. b) (35 + 12 + 24 + 21 + 43): 5 = 27 - 2 HS đọc bài làm. - Nhận xét bài trên bảng phụ. - 1 HS nêu. - 1 HS đọc bài toán. - HS phân tích đề bài - 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vở. Bài giải Số dân tăng thêm của ba năm liền là: 96 + 82 + 71 = 249 (người) Trung bình mỗi năm dân số xã đó tăng thêm số người là: 249 : 3 = 83 (người) Đáp số: 83 người. - 3 HS đọc bài làm. - Nhận xét bài bạn. - 1 HS nêu. - 1 HS đọc bài toán. - HS phân tích đề bài - 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vở. Bài giải Trung bình mỗi bạn cao số xăng-ti-mét là: (138+132+130+136+134): 5=134(cm) Đáp số: 134 cm - 2 HS đọc bài làm. - Nhận xét bài bạn. - 1 HS nêu yêu cầu. - HS đọc đề bài - HS phân tích bài toán - Ta cần biết tổng số hàng chở trong cả hai chuyến. - 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vở. Bài giải Năm ô tô đầu chở được số hàng là: 36 x 5 = 180 ( tạ) Bốn ô tô sau chở được số hàng là: 45 x 4 = 180 ( tạ) Trung bình mỗi ô tô chở được số hàng là: (180 + 180) : 9 = 40( tạ) = 4 tấn Đáp số: 4 tấn - HS nêu yêu cầu - Ta cần biết tổng của hai số, sau đó lấy tổng trừ đi số đã biết. - Làm bài cá nhân. a) Số cần tìm là: 9 x 2 – 12 = 6 b) Số cần tìm là: 28 x 2 – 30 = 26 - 2 HS nêu lại. - HS lắng nghe, chia đội và tham gia chơi Chiến cao 145cm, Thắng cao 143cm. Chiều cao của Lợi nhiều hơn TBC số đo chiều cao của 2 bạn là 3cm. Hỏi Lợi cao bao nhiêu xăng-ti-mét? - Lắng nghe. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): .................................................................................................................................................................................................................................................................. THỂ DỤC QUAY SAU, ĐI ĐỀU – TRÒ CHƠI "BỎ KHĂN". I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết cách quay sau và đi đều. Trò chơi"Bỏ khăn". YC biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. - Rèn KN vận động và tham gia trò chơi đúng luật - Giáo dục tình thần tập luyện tích cực và tham gia trò chơi trung thực. II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN - Địa điểm: Sân trường bằng phẳng, an toàn khi tập luyện, vệ sinh sạch sẽ. - Phương tiện: Còi, kẻ sân chơi trò chơi. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP NỘI DUNG Định lượng PH/pháp và hình thức tổ chức 1. Hoạt động mở đầu - GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học. - Chạy theo hàng dọc quanh sân trường(200 - 300m). - Trò chơi"Làm theo hiệu lệnh" 1-2p 1-2p 1-2p X X X X X X X X X X X X X X X X  2. Hoạt động luyện a. Ôn đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại. +GV điều khiển lớp tập, có quan sát sửa chữa sai sót cho HS. + Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển.GV quan sát, nhận xét, sửa chữa sai sót cho HS các tổ. + Tập hợp cả lớp, cho từng tổ thi đua trình diễn.GV quan sát, nhận xét, sửa chữa sai sót, biểu dương thi đua. b. Trò chơi"Bỏ khăn". - GV nêu tên trò chơi, giải thích lại cách chơi và luật chơi. - Sau đó cho cả lớp cùng chơi. 5-7p 5-6p X X X X X X X X X X X X X X X X  X X X X X O O X X X X X  3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - GV cho cả lớp vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp. - GV cùng HS hệ thống bài. - GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà. 2-3p 1-2p 1-2p X X X X X X X X X X X X X X X X  Ngày soạn: 03/10/2022 Ngày giảng: Thứ năm ngày 06 tháng 10 năm 2022 Toán TIẾT 24: BIỂU ĐỒ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Bước đầu có hiểu biết về biểu đồ tranh. - Biết đọc thông tin trên biểu đồ tranh. - Hình thành phẩm chất, năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic khi thảo luận tìm hiểu và làm BT về biểu đồ; Chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1.Giáo viên: Bảng phụ; biểu đồ tranh các con của năm gia đình. 2. Học sinh: SGK, vở ôly,... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5’) * Khởi động: + Nêu cách tìm số TBC +Tìm số TBC của các số: 11; 12; 13; 14; 15 - GV kết luận, hướng dẫn cách nhẩm tìm số TBC với TH 3, 5, 7, 9...số tự nhiên liên tiếp. Số TBC là số ở giữa * Kết nối: GV nhận xét, dẫn vào bài mới. 2. Hoạt động hình thành kiến thức (12’) * Khám phá: Giới thiệu biểu đồ tranh - Treo biểu đồ tranh Các con của năm gia đình và giới thiệu về biểu đồ. ? Biểu đồ gồm mấy cột? ? Cột bên trái cho biết gì? ? Cột bên phải cho biết gì? ? Biểu đồ cho biết số con của những gia đình nào? ? Gia đình cô Mai có mấy con? Đó là trai hay gái? ? Gia đình cô Lan có mấy con? Đó là trai hay gái? ? Biểu đồ cho biết những gì về các con của gia đình cô Hồng? ? Nêu số con của gia đình cô Đào, cô Cúc ? - Giới thiệu tác dụng của biểu đồ: Giúp HS đọc, phân tích, xử lý số liệu trên biểu đồ. * Kết luận: GV Biểu đồ tranh là biểu đồ trong đó các thông tin, số liệu được thể hiện bằng hình vẽ 3. Hoạt động luyện tập: (19’) Bài 1:Cho HS quan sát biểu đồ Các môn thể thao khối lớp Bốn tham gia - Gọi HS đọc tên biểu đồ. ? Khối bốn có mấy lớp tham gia? Đó là những lớp nào? ? Cả ba lớp tham gia mấy môn thể thao? Đó là những môn thể thao nào? ? Môn bơi có mấy lớp tham gia? Là những lớp nào? ? Môn nào có ít lớp tham gia nhất? ? Lớp 4A tham gia nhiều hơn lớp 4B mấy môn ? ?Lớp 4A và 4B cùng tham gia những môn thể thao nào ? - Nhận xét, chốt bài ? Biểu đồ trên cho các em biết gì? * Kết luận: GV Biểu đồ tranh là biểu đồ trong đó các thông tin, số liệu được thể hiện bằng hình vẽ Bài 2: Gọi HS đọc đề bài. ? Đây là biểu đồ gì? ? Năm 2002 gia đình bác Hà thu hoạch được bao thóc? ? Năm 2002 gia đình bác Hà thu hoạch nhiều hơn năm 2000 bao nhiêu tạ thóc? ? Cả ba năm gia đình bác Hà thu hoạch được bao nhiêu tấn thóc? ? Năm nào thu được nhiều thóc nhât? ?Năm nào thu được ít thóc nhất? - Nhận xét, chốt bài. ? Biểu đồ trên thể hiện điều gì? *Kết luận: Gv nhận xét, chốt kết quả đúng. 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng: (4’) - Khối lớp 4 của một trường tiểu học tham gia thu gom giấy làm kế hoạch nhỏ kết quả thể hiện trong bảng bên: Lớp 4A 4B 4C Số lượng (kg) 40 30 35 -Sử dụng thông tin trong bảng, em hãy hoàn thành biểu đồ cột sau đây: * Kết luận: Biểu đồ tranh là biểu đồ trong đó các thông tin, số liệu được thể hiện bằng hình vẽ * Củng cố, dặn dò: Dặn HS xem lại kiến thức bài, chuẩn bị bài Biểu đồ (tiếp theo). + Tìm tổng các số rồi lấy tổng chia cho số các số hạng + 13 - HS nghe để vận dụng làm bài trắc nghiệm. - Quan sát biểu đồ và nghe GV giới thiệu. - Biểu đồ gồm 2 cột. - Cột bên trái nêu tên của các gia đình. - Cột bên phải cho biết số con, mỗi con của từng gia đình là trai hay gái. - Gia đình cô Mai, gia đình cô Lan, gia đình cô Hồng, gia đình cô Đào, gia đình cô Cúc. - Gia đình cô Mai có hai con đều là gái. - Gia đình cô Lan chỉ có một con trai. - Gia đình cô Hồng có một con trai và một con gái. - Gia đình cô Đào chỉ có một con gái. Gia đình cô Cúc có hai con trai. - Lắng nghe. - Quan sát biểu đồ. - 1 HS đọc: biểu đồ Các môn thể thao khối lớp Bốn tham gia. - Khối bốn có 3 lớp tham gia là 4A, 4B, 4C. - Cả ba lớp tham gia 4 môn thể thao: bơi, nhảy dây, cờ vua, đá cầu. - Môn bơi có 2 lớp tham gia là 4A và 4C. - Môn cờ vua ít lớp tham gia nhất, chỉ có lớp 4A tham gia. - Một môn đó là : Cờ vua. - Môn đá cầu. - Biểu đồ trên cho em biết Các môn thể thao khối lớp Bốn tham gia. - 1 HS đọc đề bài. - Đây là biểu đồ tranh. - Biểu đồ Số thóc gia đình bác Hà đã thu hoạch. - Năm 2002 gia đình bác Hà thu hoạch được 40 tạ thóc. - Năm 2002 gia đình bác Hà thu hoạch được nhiều hơn năm 2000 là: 50 – 40 = 10 (tạ thóc) - Cả ba năm gia đình bác Hà thu hoạch được số tấn thóc là: 40 + 30 + 50 = 120 (tạ thóc) 120 tạ thóc = 12 tấn thóc. - Năm 2002 thu được nhiều thóc nhất - Năm 2001 thu được ít thóc nhất. - Biểu đồ thể hiện Số thóc gia đình bác Hà đã thu hoach được trong ba năm. - Lắng nghe. - HS nêu. Số lượng kế hoạch nhỏ của mỗi lớp. 45 40 35 30 25 20 15 10 Lớp 4A 4B 4C - Lắng nghe. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): .................................................................................................................................................................................................................................................................. Tập đọc TIẾT 10: GÀ TRỐNG VÀ CÁO I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Đọc rành mạch, trôi chảy, ngắt, nghỉ đúng nhịp điệu câu thơ, đoạn thơ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. - Đọc diễn cảm toàn bài, bước đầu biết đọc một đoạn thơ lục bát với giọng vui tươi, dí dỏm; Hiểu các từ ngữ: đon đả, dụ, loan tin, hồn lạc phách bay, từ rày, thiệt hơn; Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ: Khuyên con người hãy cảnh giác, thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời lẽ ngọt ngào của kẻ xấu như Cáo (trả lời được các câu hỏi; thuộc được đoạn thơ khoảng 10 dòng). - Phát triển năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo khi tự luyện đọc và tìm hiểu câu trả lời cho các câu hỏi trong bài, sử dụng ngôn ngữ gần gũi, dễ hiểu; Biết giao tiếp, hợp tác khi tham gia thảo luận nhóm cùng các bạn tìm hiểu những nội dung kiến thức trong bài đọc; GD HS có tính cảnh giác với người lạ, kẻ xấu, biết cảnh giác, suy xét những sự việc trong cuộc sống. * GDQPAN: Phải có tinh thần cảnh giác mới có thể phòng và tránh được nguy hiểm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Tranh minh họa, bảng phụ. 2. Học sinh: SGK, Vở ô li. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Mở đầu (5’) *Khởi động: Hát bài hát “ Gà trống gáy ” *Kết nối - Cho HS quan sát tranh minh họa, giới thiệu và ghi tên bài. - GV dẫn vào bài. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: *Khám phá: HĐ1.Luyện đọc: (10’) - Chia bài làm 3 đoạn, HD HS giọng đọc toàn bài; gọi 3 HS nối tiếp đọc bài. - Chú ý sửa phát âm cho HS. - Cho HS luyện đọc từ khó. - Gọi HS đọc chú giải. - Gọi HS nối tiếp đọc lần 2, kết hợp giải nghĩa từ ngoài chú giải. - Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp. - Gọi HS đọc toàn bài. * Kết luận: Đọc mẫu, nêu giọng đọc. HĐ2. Tìm hiểu bài: (12’) - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: ? Gà Trống đứng ở đâu ? Cáo đứng ở đâu ? ? Cáo làm gì để dụ gà xuống đất ? ? Tin tức Cáo thông báo là sự thật hay bịa đặt? Nhằm mục đích gì? ? Đoạn 1 cho em biết gì? - Gọi HS đọc đoạn 2,3 và trả lời câu hỏi: ? Thái độ của Cáo như thế nào khi nghe Gà nói ? ? Thấy Cáo bỏ chạy thái độ của Gà ra sao ? ? Theo em Gà Trống thông minh ở điểm nào ? - Nêu ý chính của đoạn 2, 3? ? Nội dung chính của bài là gì? * Kết luận: nêu nội dung bài. 3. Hoạt động luyện tập, thực hành : * Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng: (8’) - Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc lại bài, nêu giọng đọc từng đoạn. - Hướng dẫn HS luyện đọc đoạn 2. + Đọc mẫu + Gọi HS đọc thể hiện lại + Cho HS luyện đọc theo cặp + Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm + Gọi HS nhận xét bạn đọc - Hướng dẫn HS luyện đọc thuộc lòng từng đoạn và cả bài thơ. - Gọi HS đọc thuộc từng đoạn bài thơ. - Gọi HS thuộc lòng bài thơ. - Gọi HS nhận xét bạn đọc. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (4’) ? Bài thơ nói lên điều gì ? ? Cần làm gì để phòng và tránh được nguy hiểm trong cuộc sống? (QPAN) *Củng cố , dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca. - Cả lớp hát - Quan sát tranh và lắng nghe GV giới thiệu. - 3 HS nối tiếp đọc bài. + HS1: Nhác trông … tỏ bày tình thân. + HS 2: Nghe lời cáo … loan tin này. + HS 3: Cáo nghe… làm gì được ai. - Luyện đọc từ khó. - 1 HS đọc chú giải. - HS đọc nối tiếp lần 2, kết hợp giải nghĩa từ. - Luyện đọc theo cặp. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo. - Đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi. - Gà Trống đứng vắt vẻo trên cành cây cao. Cáo đứng dưới gốc cây. - Cáo đon đả mời gà để báo cho gà biết tin mới: từ rày muôn loài kết thân, Gà hãy xuống để Cáo hôn gà tỏ tình thân. - Đó là tin Cáo bịa ra nhằm dụ Gà trống xuống đất ăn thịt. 1. Âm mưu của Cáo. - 1 HS đọc, lớp theo dõi. - Cáo khiếp sợ, hồn lạc, phách bay quắp đuôi, co cẳng bỏ chạy. - Gà khoái chí cười vì Cáo đã chẳng làm gì được mình, còn bị lừa lại phát khiếp. - Gà không bóc trần mưu gian của Cáo mà giả bộ tin lời Cáo, mừng khi nghe thông báo của Cáo. Sau đó báo lại cho Cáo biết chó săn đang chạy đến làm Cáo khiếp sợ. 2. Ca ngợi sự thông minh của Gà Trống. - Khuyên con người hãy cảnh giác, thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời lẽ ngọt ngào của kẻ xấu như Cáo. - Lắng nghe. - 3 HS nối tiếp đọc bài, nêu giọng đọc từng đoạn. - Luyện đọc theo GV hướng dẫn + Lắng nghe + 2 HS đọc thể hiện lại + Luyện đọc theo cặp + 3-5 HS thi đọc diễn cảm + Nhận xét bạn đọc - Luyện đọc thuộc lòng từng đoạn và cả bài thơ. - 3 HS nối tiếp nhau đọc thuộc từng đoạn thơ. - 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ. - Nhận xét bạn đọc. + Khuyên con người hãy cảnh giác, thông minh như Gà Trống,… + Cần nâng cao tinh thần cảnh giác… - Lắng nghe. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): .................................................................................................................................................................................................................................................................. Tập làm văn TIẾT 9: VIẾT THƯ (Kiểm tra viết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Viết được một lá thư thăm hỏi, chúc mừng hoặc chia buồn đúng thể thức (đủ 3 phần: đầu thư, phần chính, phần cuối thư). - Rèn kĩ năng viết thư cho HS. - Viết được một lá thư thăm hỏi, chúc mừng hoặc chia buồn đúng thể thức (đủ ba phần: đầu thư, phần chính, phần cuối thư). Có kĩ năng viết văn, trình bày đúng hình thức một lá thư; Giáo dục HS lòng nhân ái. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1.GV: SGK+ Bảng phụ ghi nội dung các đề bài gợi ý. 2.HS: SGK+ vở ô ly. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5’) *khởi động + Một bức thư gồm mấy phần? + Đó là những phần nào ? + Nêu nội dung từng phần ? - Nhận xét, đánh giá HS. * Kết nối: GV dẫn vào bài mới. 2.Hoạt động luyện tập, thực hành: Hướng dẫn HS viết thư. (30’) 2.1.Tìm hiểu đề bài. - Treo bảng phụ ghi sẵn nội dung các đề bài, gọi HS đọc. ? Em chọn viết cho ai? Viết thư với mục đích gì? - Lưu ý HS có thể chọn một trong các đề để làm bài + Lời lẽ trong thư cần thân mật, thể hiện sự chân thành. + Viết xong cho vào phong bì, ghi đầy đủ thông tin của người viết, người nhận, địa chỉ vào phong bì. 2.2.Viết bài. - Yêu cầu HS viết bài. - Chú ý giúp đỡ những HS gặp khó khăn. - Thu một số bài NX tại lớp. - Nhận xét, tuyên dương HS viết đúng bố cục bức thư và có nội dung sâu sắc. 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5’) - Hs tự viết bìa ngoài phong bì của lá thư *Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài: Đoạn văn trong bài văn kể chuyện. - Một bức thư gồm 3 phần: phần đầu thư, phần chính và phần cuối thư. - Phần đầu thư nêu địa điểm và thời gian viết thư; lời thưa gửi. + Phần chính: nêu mục đích, lí do viết thư… + Phần cuối thư: lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn; chữ kí và ghi họ tên. - Lắng nghe. - 2 HS đọc, lớp theo dõi: 1. Nhân dịp năm mới, em hãy viết thư cho một người thân (ông bà, cô giáo cũ, bạn học cũ,…) để hỏi thăm và chúc mừng năm mới. 2. Nhân dịp sinh nhật của một người thân đang ở xa, hãy viết thư để thăm hỏi và chúc mừng sinh nhật người thân đó. - 5 – 7 HS nêu. - Lắng nghe. - Lựa chọn đề bài và thực hành viết bức thư. - 3HS nộp bài để GV đánh giá. - Hs viết phong bì thư theo cách riêng. - Lắng nghe. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): .................................................................................................................................................................................................................................................................. Ngày soạn: 04/10/2022 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 07 tháng 10 năm 2022 Luyện từ và câu TIẾT 10: DANH TỪ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Hiểu được danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng;…) - Xác định được danh từ trong câu. Biết đặt câu với danh từ. - Biết danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật); Tìm được danh từ theo yêu cầu và đặt câu với danh từ đó; Nhận biết được các danh từ trong câu. Biết tự học, tự tra từ điển để xác định từ loại, giao tiếp hợp tác nhóm tìm được các từ, sắp xếp từ vào nhóm phù hợp, biết tìm từ, đặt câu với các từ ngữ vừa tìm được. GHHS ý thức chăm học, tinh thần yêu nước, trách nhiệm. * Giảm tải: Không học danh từ chỉ khái niệm, chỉ đơn vị; chỉ làm bài 1, 2 ở phần nhận xét nhưng giảm bớt yêu cầu tìm danh từ chỉ khái niệm, chỉ đơn vị. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1.Giáo viên: Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 1 phần nhận xét; Phiếu học tập. 2. Học sinh: SGK, VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5’) * Khởi động - Yêu cầu HS tìm từ ngữ chỉ tên gọi của đồ vật, cây cối xung quanh em. -Những từ trên thuộc loại từ gì ? Cô và các em cùng tìm hiểu qua bài học… * Kết nối: Gv dẫn vào bài mới. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (30’) * Khám phá: HĐ1.Nhận xét: * Giảm tải: Không học danh từ chỉ khái niệm, chỉ đơn vị. Bài 1: Treo bảng phụ gi sẵn nội dung bài tập. Tìm các từ chỉ sự vật trong đoạn thơ sau: - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và tìm từ. - Gọi HS đọc câu trả lời, mỗi HS tìm từ ở một dòng thơ. Các HS khác lắng nghe, nhận xét bài bạn. - Nhận xét, tuyên dương HS tìm đúng các từ. - Gọi HS đọc lại các từ vừa tìm được. Bài 2: Xếp các từ em mới tìm được vào nhóm thích hợp. - Tổ chức cho HS làm việc nhóm 4, phát phiếu bài tập, yêu cầu HS thảo luận hoàn thành phiếu. - Yêu cầu HS dán phiếu và trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Giảng: Những từ chỉ sự vật, chỉ người, vật, hiện tượng được gọi là danh từ. ? Danh từ là gì ? ? Danh từ chỉ người là gì? 2. Ghi nhớ: Gọi HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK/ 53. - Yêu cầu HS lần lượt lấy ví dụ về các loại danh từ. - Nhận xét, tuyên dương HS lấy được ví dụ đúng yêu cầu. 3. Hoạt động luyện tập, thực hành: Giảm tải: không yêu cầu HS làm phần này. 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5’) - Hs tìm theo cặp các câu thành ngữ, tục ngữ có chứa danh từ * Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau. - Các từ: bàn ghế, lớp học, cây ổi, nước, bút, mực, giấy, vở,… - Lắng nghe. - 1 HS nêu yêu cầu và nội dung bài tập. - Thảo luận cặp đôi, tìm các từ chỉ sự vật trong từng dòng thơ vào nháp. - Nối tiếp nhau nêu các từ: + Dòng 1: truyện cổ. + Dòng 2: cuộc sống, tiếng, xưa. + Dòng 3: cơn, nắng, mưa. + Dòng 4: con, sông, rặng, dừa. + Dòng 5: đời, cha ông. + Dòng 6: con, sông, chân trời. + Dòng 7: truyện cổ. + Dòng 8: mặt, ông cha. - Nhận xét, bổ sung. - 2 HS đọc lại các từ. - 1 HS nêu yêu cầu. - Nhận nhóm và phiếu bài tập, thảo luận để hoàn thành phiếu. - Dán phiếu, đại diện nhóm trình bày. + Từ chỉ người: ông cha, cha ông. + Từ chỉ vật: sông, dừa, chân trời. + Từ chỉ hiện tượng: nắng, mưa. + Từ chỉ đơn vị: cơn, con, rặng. - Lắng nghe. - Danh từ là từ chỉ người, vật, hiện tượng. - Danh từ chỉ người là những từ dùng để chỉ người. - 3 HS đọc, lớp đọc thầm theo. - Nối tiếp nhau lấy ví dụ: + Danh từ chỉ người: học sinh, thầy giáo, anh trai, chị gái, em bé,… + Danh từ chỉ vật: bàn, ghế, bút, vở, sách, mực,… + Danh từ chỉ hiện tượng: gió, mưa, sấm, chớp, giông tố,… + Danh từ chỉ đơn vị: cái, con, chiếc,… - Lắng nghe. - Hs làm việc theo cặp. - Lắng nghe. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): .................................................................................................................................................................................................................................................................. Tập làm văn TIẾT 10: ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện (nội dung ghi nhớ). Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tập tạo dựng một đoạn văn kể chuyện. - Hợp tác được với bạn khi tham gia thảo luận nhóm; Xây dựng đoạn văn kể chuyện; -Giáo dục HS phẩm chất tốt đẹp về tính trung thực, lòng hiếu thảo. Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích ngôn ngữ, những câu chuyện của nước mình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. GV: Bảng phụ; phiếu học tập. 2. HS: SGK+ VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5’) * Khởi động ? Cốt truyện là gì? ? Cốt truyện thường gồm những phần nào? * Kết nối - Nhận xét, đánh giá HS. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (15’) * khám phá a.Nhận xét: Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - Gọi HS đọc lại truyện Những hạt thóc giống. - Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4, phát phiếu bài tập cho các nhóm. - Yêu cầu HS thảo luận, hoàn thành phiếu bài tập. - Gọi HS trình bày kết quả thảo luận, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, tuyên dương HS làm việc tích cực, tìm được đúng các sự việc chính. Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. ? Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc đoạn văn? ? Em có nhận xét gì về dấu hiệu này ở đoạn 2 ? - Trong khi viết văn những chỗ xuống dòng ở các lời thoại nhưng chưa kết thúc đoạn văn. Khi viết hết đoạn văn chúng ta cần viết xuống dòng. Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi. ? Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể điều gì? ? Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu hiệu nào? - Một bài văn kể chuyện có thể có nhiều sự việc … b. Ghi nhớ: sgk / 54 3. Hoạt động thực hành, luyện tập: (15’) - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. ? Câu chuyện kể lại chuyện gì? ? Đoạn nào đã viết hoàn chỉnh? Đoạn nào còn thiếu? ? Nêu nội dung của từng đoạn? - Yêu cầu HS làm bài cá nhân, 2 HS làm bài vào bảng phụ. - Gọi HS đọc bài làm. - Nhận xét, tuyên dương HS viết bài tốt. *Kết luận: Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể một sự việc trong một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện. Hết một đoạn văn, cần chấm xuống dòng. 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng (5’) - Mời Hs kể câu chuyện sau khi đã viết hoàn chỉnh ở bài tập trên *Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau: Trả bài văn viết thư. - 2 HS trả lời câu hỏi, lớp theo dõi, nhận xét bạn trả lời. - Lắng nghe. - 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. - Nhận nhóm và phiếu bài tập. -Thảo luận theo nhóm, hoàn thành phiếu bài tập. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Sự việc 1: Nhà vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi, nghĩ ra kế: luộc chín thóc giống rồi giao cho dân chúng, giao hẹn: ai thu được nhiều thóc thì sẽ truyền ngôi cho. + Sự việc 2: Chú bé Chôm dốc công chăm sóc mà thóc chẳng nảy mầm, dám tâu vua sự thật trước sự ngạc nhiên của mọi người. + Sự việc 3: Nhà vua khen ngợi Chôm trung thực và dũng cảm đã quyết định truyền ngôi cho Chôm. - Lắng nghe. - 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng, viết lùi vào 1 ô. Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng. - Ở đoạn 2 khi kết thúc lời thoại cũng viết xuống dòng nhưng không phải là một đoạn văn. - Lắng nghe. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - Thảo luận cặp đôi hoàn thành bài tập. - Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể về một sự việc trong một chuỗi sự việc làm cốt truyện của truyện. - Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu chấm xuống dòng. - Lắng nghe. - 2 HS đọc ghi nhớ. - 1 HS đọc yêu cầu. - 3 HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài. - Câu chuyện kể về một em bé vừa hiếu thảo, vừa trung thực, thật thà. - Đoạn 1 và 2 đã hoàn chỉnh, đoạn 3 còn thiếu. - 3 – 4 HS nêu, lớp nhận xét. - 2 HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm bài vào vở. - 5 HS đọc bài làm. - Lắng nghe. - 2Hs kể trước lớp. - Lắng nghe. - TH ở nhà. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): .................................................................................................................................................................................................................................................................. Toán TIẾT 20: BIỂU ĐỒ (Tiếp theo) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Bước đầu có hiểu biết về biểu đồ cột. Biết đọc thông tin trên biểu đồ cột. - Phân tích được đề bài, kiểm tra bài làm của mình và nhận xét được bài làm của bạn; Trình bày được bài làm của mình và giải thích kết quả theo câu hỏi của GV -Có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao. Tích cực, tự giác học bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1.GV: SGK, Bảng phụ; biểu đồ cột Số chuột bốn thôn đã diệt được. 2.HS: Bút, SGK, vở ôly. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5’) * Khởi động: ? Em đã được học loại biểu đồ nào? ? Biểu đồ tranh có tác dụng gì? *Kết nối: GV nhận xét, dẫn vào bài mới. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (12’) * Khám phá: Giới thiệu biểu đồ hình cột - Cho HS quan sát biểu đồ : - Gọi HS đọc tên biểu đồ. ? Biểu đồ có mấy cột? ? Dưới chân của các cột ghi gì? ? Trục bên trái của biểu đồ ghi gì? ? Số được ghi trên đầu mỗi cột là gì? ? Biểu đồ biểu diễn số chuột đã diệt được của những thôn nào ? ? Hãy nêu số chuột đã diệt được của các thôn ? ? Thôn nào diệt được nhiều chuột nhất? Thôn nào diệt được ít chuột nhất ? ? Cả bốn thôn diệt được bao nhiêu con chuột ? ? Có mấy thôn diệt được trên 2000 con chuột ? - Yêu cầu HS đọc lại các số liệu có trên bản đồ. * Kết luận: Biểu đồ cột là biểu đồ mà số liệu được biểu diễn bằng các cột. 3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (19’) Bài 1:Yêu cầu HS quan sát biểu đồ. ? Đây là biểu đồ gì ? - Gọi HS đọc tên biểu đồ. ? Có những lớp nào tham gia trồng cây ? Đó là những lớp nào ? ? Hãy nêu số cây của từng lớp? ? Khối 5 có mấy lớp tham gia trồng cây ? Có mấy lớp trồng được trên 30 cây? ? Trong các lớp , lớp nào trồng được nhiều cây nhất ? ? Lớp nào trồng được ít cây nhất? - Nhận xét, chốt bài: ? Biểu đồ trên biểu diễn gì? ? Đó là loại biểu đồ nào? * Kết luận: Biểu đồ trên là biểu đồ cột, biểu diễn số cây của khối lớp bốn và khối lớp năm đã trồng. Bài 2: Yêu cầu HS quan sát biểu đồ. ? Bài yêu cầu chúng ta làm gì? ? Cột đầu tiên trong biểu đồ biểu diễn gì? ? Số lớp Một của năm 2003- 2004 nhiều hơn của năm học 2002 – 2003 bao nhiêu lớp? ? Năm học 2002 – 2003 mỗi lớp Một có 35 học sinh. Hỏi trong năm học đó trường Tiểu học Hòa Bình có bao nhiêu học sinh? ? Nếu năm học 2004 – 2005 mỗi lớp một có 32 học sinh thì số học sinh lớp một năm học 2002 – 2003 ít hơn năm học 2004 – 2005 bao nhiêu học sinh? * Kết luận: Nhận xét, chốt bài. ? Qua biểu đồ trên các em biết được điều gì? 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (4’) Sưu tầm một biểu đồ hình cột khác trong sách LS-ĐL Nêu cách đọc biểu đồ hình cột? *Củng cố, dặn dò: GV chốt kiến thức bài học, dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài: Luyện tập. - 2 HS trả lời câu hỏi. - Lớp nhận xét bạn trả lời. - Lắng nghe. - Quan sát. - Số chuột bốn thôn đã diệt được. - Biểu đồ có 4 cột. - Dưới chân của các cột ghi tên của 4 thôn. - Trục bên trái của biểu đồ ghi số con chuột đã diệt. - Là số con chuột được biểu diễn ở cột đó. -Thôn Đông ; Thôn Đoài; thôn Trung; Thôn Thượng - Thôn Đoài diệt được 2200 con chuột,Thôn Trung: 1600 con chuột, Thôn Đông :2000 con, Thôn Thượng: 2750 con chuột. - Thôn Thượng diệt được nhiều chuột nhất và Thôn Trung diệt được ít chuột nhất . - Cả bốn thôn diệt được: 8550 con chuột - Có 2Thôn đó là Thôn Đoài và Thôn Thượng . - 1 HS đọc. - Lắng nghe. - Quan sát biểu đồ. - Đây là biểu đồ cột. - Biểu đồ Số cây của khối lớp bốn và khối lớp năm đã trồng. - Lớp 4A, 4B, 5A, 5B, 5C. - Lớp 4A trồng được 35 cây, lớp 4B trồng … lớp 5B trồng được 40 cây, lớp 5C trồng được 23 cây. - Khối 5 có 3 lớp tham gia trồng cây là 5A, 5B, 5C. - Có 3 lớp trồng được trên 30 cây, đó là lớp 4A, 5A, 5B. - Lớp trồng được nhiều nhất là 5A. - Lớp 5C trồng được ít cây nhất - Biểu đồ trên biểu diễn Số cây của khối lớp bốn và khối lớp năm đã trồng. - HS: Biểu đồ hình cột. - Lắng nghe - Quan sát biểu đồ. - Bài yêu cầu điền vào chỗ còn thiếu trong biểu đồ rồi trả lời câu hỏi. - Biểu diễn số lớp 1 của năm học 2001- 2002. - Số lớp một của năm 2003 – 2004 nhiều hơn năm 2002 – 2003 là: 3 lớp. - Trong năm học đó trường Tiểu học Hòa Bình có số học sinh là: 105 học sinh. - Nếu năm 2004 – 2005 mỗi lớp một có 32 học sinh thì số học sinh lớp một là : 32 x 4 = 128 (em). Năm học 2002 – 2003 ít hơn năm học 2004 – 2005 số học sinh lớp một là: 128 – 105 = 23 (em) - Qua biểu đồ biết được Số cây của khối lớp bốn và khối lớp năm đã trồng. - HS đọc các thông tin biểu đồ hình cột trong sách LS-ĐL. - Lắng nghe. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): .................................................................................................................................................................................................................................................................. ĐỊA LÍ TRUNG DU BẮC BỘ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình của trung du Bắc Bộ: Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp. Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân trung du - Sử dụng tranh, ảnh để nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân: trồng cây ăn quả, trồng rừng và cây công nghiệp; quy trình chế biến chè. Kĩ năng đọc bảng số liệu để nhận xét về việc trồng rừng. - Biết trân quý người dân trên mọi miền Tổ quốc * BVMT: Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở trung du Bắc Bộ: che phủ đồi, ngăn cản tình trạng đất đang bị xấu đi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV:+Bản đồ hành chính Việt Nam. +Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. +Tranh, ảnh vùng trung du Bắc Bo - HS: Vở, sách GK,... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động mở đầu: (5p) + Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì? Nghề nào là nghề chính? + Kể tên một số khoáng sản ở Hoàng Liên Sơn? - Nhận xét, khen/ động viên. - GV chốt ý và giới thiệu bài + Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm những nghề trồng ngô, chè, trồng rau và cây ăn quả.. Nghề nông lànghề chính của họ + Hoàng Liện Sơn có một số khoáng sản: a-pa-tít, đồng, chì, kẽm,… 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (20p) HĐ 1: Nhóm 2-Lớp Yêu cầu 1 HS đọc mục 1 trong SGK, quan sát tranh, ảnh vùng trung du Bắc Bộ và trả lời các câu hỏi sau: + Vùng trung du là vùng núi, vùng đồi hay đồng bằng? + Các đồi ở đây như thế nào? + Mô tả sơ lược vùng trung du. + Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du Bắc Bộ? - GV cho HS chỉ trên bản đồ hành chính Việt Nam treo tường các tỉnh thuộc trung du BB: Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang HĐ2: Nhóm 4- Lớp -GV cho HS dựa vào kênh chữ và kênh hình ở mục 2 trong SGK và thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý sau: + Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì? + Hình 1, 2 cho biết những cây trồng nào có ở Thái Nguyên và Bắc Giang? - Xác định vị trí hai địa phương này trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. + Em biết gì về chè Thái Nguyên? + Chè ở đây được trồng để làm gì? + Trong những năm gần đây, ở trung du Bắc Bộ đã xuất hiện trang trại chuyên trồng loại cây gì? + Quan sát hình 3 và nêu quy trình chế biến chè. - GV tổng kết, nhận xét, chuyển hoạt động HĐ3: Cả lớp: - GV cho HS cả lớp quan sát tranh, ảnh đồi trọc + Vì sao ở vùng trung du Bắc Bộ lại có những nơi đất trống, đồi trọc? + Để khắc phục tình trạng này, người dân nơi đây đã trồng những loại cây gì? + Dựa vào bảng số liệu, nhận xét về diện tích rừng mới trồng ở Phú Thọ trong những năm gần đây. 3. Hoạt động luyện tập, thực hành - GV liên hệ với thực tế để giáo dục cho HS ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây: Đốt phá rừng bừa bãi làm cho diện tích đất trống, đồi trọc mở rộng tài nguyên rừng bị mất, đất bị xói mòn, lũ lụt tăng; cần phải bảo vệ rừng, trồng thêm rừng ở nơi đất trống . 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - Sưu tầm tranh, ảnh về hoạt động trồng và bảo vệ rừng. 1.Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải: - HS đọc SGK và quan sát tranh 1,2,4. - Làm việc nhóm 2-Chia sẻ trước lớp + Một vùng đồi + Các đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau. + Nằm giữa miền núi và đồng bằng là một vùng đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải, …gọi là trung du. + Mang những dấu hiệu vừa của đồng bằng vừa của miền núi. - 1 HS lên chỉ 2.Chè và cây ăn quả ở trung du: -HS đọc SGK và quan sát tranh, ảnh. - Thảo luận theo nhóm 4. - Báo cáo kết quả. + Vùng trung du thuận lợi cho việc phát triển cây ăn quả: cam, chanh, dứa, vải,.. + Đồi chè ở Thái nguyên, trang trại vải ở Bắc Giang. - 1HS lên chỉ bản đồ. + Thái Nguyên là nơi nổi tiếng có chè thơm ngon. + Để phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. + Trong những năm gần đây, ở trung du Bắc Bộ đã xuất hiện trang trại chuyên trồng cây ăn quả đạt kinh tế cao. + Chè được hái ở đồi về người ta đem ra phân loại, rồi vò, sấy khô mang đóng gói hoặc đóng hộp. 3.Hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp: -HS cả lớp quan sát tranh,ảnh . + Vì rừng bị khai thác cạn kiệt do đốt phá rừng làm nương rẫy để trồng trọt và khai thác gỗ bừa bãi,… + Trồng cây công nghiệp lâu năm (keo, dầu, sở, ) và cây ăn quả . + Diện tích ngày càng tăng. - Lắng nghe, liên hệ -2 HS đọc lại phần Ghi nhớ IV. ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG (nếu có) .................................................................................................................................................................................................................................................................................. SINH HOẠT TUẦN 5 A. Sinh hoạt I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - HS nhận biết được những ưu nhược điểm của cá nhân cũng như của tập thể lớp trong tuần vừa qua. - Biết tự nhận xét và sửa chữa, rút kinh nghiệm trong các tuần tới. - Nâng cao tinh thần đoàn kết, có ý thức xây dựng tập thể lớp ngày càng vững mạnh. II. NỘI DUNG SINH HOẠT 1.Ổn định tổ chức - Quản ca bắt nhịp cho cả lớp hát tập thể một bài. - GV gợi ý các nội dung sinh hoạt trọng tâm. 2.Tiến hành sinh hoạt - Các tổ trưởng báo cáo kết quả hoạt động của tổ mình trong tuần qua. 3. Đánh giá các hoạt động tuần qua: - Nề nếp: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… - Học tập: …………………………………………………………………………………… ……………………………………..…………………………………………….. - LĐVS: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..………….. - HĐNG: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…………... 4. Kế hoạch tuần 6: - Duy trì tốt nề nếp quy định của trư¬ờng, lớp. - Tiếp tục thực hiện tốt công tác vệ sinh. Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch. - Tiếp tục ổn định nề nếp đi học đúng giờ. Học và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp. - Soạn sách vở theo đúng thời khóa biểu. - Thực hiện tốt xếp hàng vào, ra lớp. - Thực hiện An toàn giao thông. - Phát động phong trào thi đua học tốt dành nhiều hoa điểm tốt chào mừng Ngày 20/10. - Phát huy những ưu điểm đã đạt được. - Khắc phục những hạn chế. 5. Sinh hoạt văn nghệ: - Hát cá nhân, hát tập thể. ____________________________________________ B. An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ BÀI 8: BIỂN BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ (Tiết 1) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Học sinh nhận biết được tầm quan trong của việc tuân thủ đèn báo hiệu đường bộ và ý nghĩa một số đèn báo hiệu đường bộ thường gặp. -Tuân thủ đèn báo hiệu khi tham gia giao thông. - Có ý thức chấp hành luật An toàn giao thông. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Tranh to in các biển báo bài học. - Giáo viên tự chuẩn bị bộ bìa cứng các đèn báo hiệu đường bộ trong bài học. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Hoạt động mở đầu Gọi 1-2 HS liệt kê những nơi an toàn để chơi đùa tại nơi em ở. GV đánh giá. 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới Hoạt động 1: Xem tranh và tìm hiểu ý nghĩa các biển báo thường gặp. - Cho học sinh xem tranh ở trang trước bài học. - Chia Iớp thành nhóm 4, yêu cầu thảo luận về ý nghĩa của từng biển báo. GV nhận xét 1. Biển báo “Cấm đi ngước chiều”: Báo đường cấm tất cả các loại xe (cơ giới và thô sơ) đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo quy định 2. Biển báo “Cấm rẽ trái”: Khi gặp biển này các phương tiện không được rẽ trái. Biển báo “Cấm rẽ phải”: Khi gặp biển này các phương tiện không được rẽ phải. 3. Biển báo nguy hiểm “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn”: Báo trước sắp đến chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt không có rào chắn, không có người điều khiển giao thông. 4. Biển báo “Ðường dành cho xe thô sơ”: Biển có hiệu lực bắt buộc các loại xe thô sơ (kể cả xe của người tàn tật) và người đi bộ phải dùng đường dành riêng này để đi và cấm các xe cơ giới kể cả xe gắn máy, các xe được ưu tiên theo quy định đi vào đường đã đặt biển này, trừ trường hợp đi cắt ngang qua nhưng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho xe thô sơ và người đi bộ. 5. Biển báo “Nơi đỗ xe”: Để chỉ dẫn những nơi được phép đỗ xe, những bãi đỗ xe, bến xe v.v... 6. Biển báo “Ðường người đi bộ sang ngang”: Để chỉ dẫn cho người đi bộ và người lái xe biết nơi dành cho người đi bộ sang ngang. Biển này được sử dụng độc lập ở những vị trí sang ngang, đường không có tổ chức điều khiển giao thông hoặc có thể sử dụng phối hợp với vạch kẻ đường. Gặp biển này người lái xe phải điều khiển xe chạy chậm, chú ý quan sát, ưu tiên cho người đi bộ sang ngang. 3. Hoạt động luyện tập, thực hành - Chia Iớp thành 3 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 bộ gồm 7 biển báo cỡ nhỏ. - Yêu cầu 1 nhóm giơ 1 biển bất kỳ Iên và 2 nhóm kia đưa ra câu A trả lời về ý nghĩa của biển báo. - Nhóm nào đưa ra câu trả lời đúng và nhanh hơn sẽ chiến thắng. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm Về nhà tìm hiểu thêm về hình dạng và ý nghĩa của 4 nhóm biển báo chính Gv nhận xét tiết học. HS nêu HS nhận xét HS quan sát tranh -Thảo luận về ý nghĩa của từng biển báo đại diện nhóm trả lời. Lắng nghe Hs chơi trò chơi

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.