tuần 16
Thích 0 bình luận
Tác giả: Phạm Thị Thảo
Chủ đề:
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 22:17 03/01/2022
Lượt xem: 5
Dung lượng: 56,5kB
Nguồn: Tự biên
Mô tả: TUẦN 16 Ngày soạn: 17/12/2021 Ngày giảng: Thứ hai ngày 20 tháng 12 năm 2021 Tập đọc Tiết 37: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT I . YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Đọc đúng các tiếng, từ: phắc - tuya, Sa - xơ - lu Lô - ba, Phú Lãng Sa, làng Tây, lương bổng, ... Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài. - Hiểu các từ ngữ: Anh Thành, phắc - tuya, trường Sa - xơ - lu Lô – ba. Hiểu nội dung bài: Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân của người thanh niên Nguyễn Tất Thành - Trung thực trong học tập, hăng say trong công việc. II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Sách giáo khoa, tranh minh hoạ , bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc - HS: Sách giáo khoa III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động mở đầu - GV nhận xét kết quả đọc của hs trong bài kiểm tra định kì cuối học kì 1 và nhắc nhở hs tập trung vào luyện đọc cho trôi chảy, diễn cảm các bài tập đọc trong học kì 2. - Giớ thiệu bài. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới a, Luyện đọc: - Cho HS đọc toàn bài, chia đoạn + Đoạn 1: Từ đầu đến...Sài Gòn làm gì ? + Đoạn 2: Tiếp theo.....Sài Gòn này nữa ? + Đoạn 3: Còn lại - Đọc nối tiếp lần 1. - GV sửa lỗi phát âm cho hs + Luyện đọc từ khó : phắc - tuya, Sa - xơ - lu Lô - ba, Phú Lãng Sa, làng Tây, lương bổng, ... -Gọi Hs đọc chú giải. - Đọc nối tiếp lần 2. + giải nghĩa từ khó ngoài chú giải. - Luyện đọc theo cặp. - Gọi HS đọc toàn bài * Kết luận: GV nêu giọng đọc,đọc mẫu. b, Tìm hiểu bài: -Anh Lê giúp anh Thành làm việc gì? - Anh Lê giúp anh Thành tìm việc đạt kết quả như thế nào? - Thái độ của anh Thành khi nghe anh Lê nói về việc làm như thế nào? - Theo em vì sao anh Thành lại nói như vậy? - Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ tới dân, tới nước? - Em có nhận xét gì về câu chuyện giữa anh Lê và anh Thành? - Câu chuyện giữa anh Lê và anh Thành nhiều lúc không ăn nhập với nhau. hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy? - Theo em, tại sao câu chuyện giữa họ lại không ăn nhập với nhau? - Phần 1 của trích đoạn kịch cho em biết điều gì? * Kết luận: GV chốt lại nội dung và ghi bảng. 3. Hoạt động luyện tập: * Đọc diễn cảm: - Gọi hs đọc tiếp nối theo đoạn. -Tổ chức cho hs đọc diễn cảm đoạn 1. + GV treo bảng phụ có đoạn 1. + Gv đọc mẫu. + Yêu cầu hs luyện đọc theo cặp. - Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm. * Kết luận:Gv nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt. . 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - Trích đoạn kịch có ý nghĩa như thế nào? *Kết luận: Gv liên hệ việc học tập của hs trong lớp. - Dặn dò chuẩn bị bài giờ sau. - Hs lắng nghe. - 1 HS đọc toàn bài + 3 HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó -1 HS đọc chú giải. + 3 HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ - HS luyện đọc theo cặp. - 1Hs đọc toàn bài - Lớp theo dõi. - HS theo dõi + Anh Lê giúp anh Thành tìm việc làm ở Sài Gòn. + Anh Lê đòi thêm được cho anh Thành mỗi năm 2 bộ quần áo và mỗi tháng thêm 5 hào. + Anh Thành không để ý đến công việc và món lương anh Lê tìm cho. Anh nói: "Nếu chỉ vì miếng cơm manh áo thì tôi ở Phan Thiết cũng đủ sống". + Vì anh không nghĩ đến miếng cơm manh áo của cá nhân mình mà nghĩ đến dân, đến nước. + Những câu nói đó là: Chúng ta là đồng bào, .... anh có nghĩ đến đồng bào không? Vì anh với tôi ... chúng ta là công dân nước Việt ... + Câu chuyện giữa anh Lê và anh Thành không cùng nội dung, mỗi người nói 1 chuyện khác. - Vì anh Lê thì nghĩ đến công ăn việc làm miếng cơm manh áo hằng ngày của bạn còn anh Thành nghĩ đến việc cứu nước, cứu dân. *Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân của người thanh niên Nguyễn Tất Thành - Học sinh nhắc lại. - 3 học sinh tiếp nối nhau đọc. + Theo dõi GV đọc mẫu tìm cách đọc hay. + 2 hs ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc. - 3 đến 5 hs thi đọc, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất. - HS tiếp nối nhau nêu. Điều chỉnh- bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Chính tả (nghe- viết ) Tiết 19: NHÀ YÊU NƯỚC NGUYỄN TRUNG TRỰC I - YÊU CẦU CẦN ĐẠT:Giúp học sinh - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt r/ d/ gi hoặc o/ ô. - Nghe - viết chính xác, đẹp bài chính tả Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực. - Giáo dục HS ‎ thức viết đúng chính tả, giữ vở sạch, viết chữ đẹp. *GDAN-QP: Nêu những tấm gương anh dũng hi sinh trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giáo viên: Bảng phụ - Học sinh: Vở viết. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu - GV nhận xét kết quả bài viết chính tả trong bài KTĐK cuối học kì 1, nhắc nhở hs rút kinh nghiệm. -Giới thiệu bài 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: * Tìm hiểu nội dung bài viết -Yêu cầu hs đọc bài viết. - Em biết gì về nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực? - Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực đã có câu nói nào lưu danh muôn đời? +QPAN: Nêu những tấm gương anh dũng hi sinh trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm ? *Hướng dẫn viết từ khó - GV yêu cầu hs viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả: Chài lưới, nổi dậy, khởi nghĩa, khẳng khái, ... - Gọi học sinh nhận xét bạn viết trên bảng. - GV nhận xét, sửa sai cho hs. 3. Hoạt động luyện tập: * Viết chính tả - GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận câu cho hs viết. - GV đọc toàn bài cho học sinh soát lỗi. * Chấm, chữa bài - GV yêu cầu 1 số hs nộp bài - Yêu cầu hs đổi vở soát lỗi cho nhau - Gọi hs nêu những lỗi sai trong bài của bạn, cách sửa. *Kết luận: GV nhận xét chữa lỗi sai trong bài của hs. *Hướng dẫn làm bài tập chính tả. Bài 2: Tìm chữ cái thích hợp với mỗi ô trống... - Gọi hs đọc yêu cầu và mẫu của bài tập. - Yêu cầu hs tự làm bài theo cặp. Nhắc hs lưu ý: Ô trống có số 1 phải điền tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi, ô trống có số 2 phải điền tiếng có o hoặc ô. - Gọi hs nhận xét bài trên bảng. - Gọi hs đọc bài thơ hoàn chỉnh. - GV nhận xét, kết luận lời giải đúng. Bài 3:Tìm tiếng bắt đầu bằng r, d, gi... - Gọi hs đọc yêu cầu và mẫu của bài tập. - Tổ chức cho hs điền nhanh theo nhóm. - Gọi hs nhận xét từng đội thi. - Tổng kết cuộc thi. - GV nhận xét. *Kết luận: chốt lời giải đúng. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - Giải câu đố sau: Mênh mông không sắc không hình, Gợn trên sóng nước rung rinh lúa vàng, Dắt đàn mây trắng lang thang, Hương đồng cỏ nội gửi hương đem về - Là gì? *Kết luận: gv giải đáp câu đố. - GV nhận xét tiết học, chữ viết của hs. - Dặn dò HS chuẩn bị bài sau. - HS lắng nghe. - 1 hs đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. + Nguyễn Trung Trực sinh ra trong 1 gia đình ngèo. Năm 23 tuổi, ông lãnh đạo cuộc nổi dậy ở Phủ Tây AN và lập nhiều chiến công. Ông bị giặc bắt và hành hình. + Câu nói: Bao giờ người tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh tây. - HS nêu: Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản, Lý Tự Trọng, Vừ A Dính, Võ Thị Sáu, Kim Đồng, Nguyễn Văn Trỗi,... - 1 hs lên bảng viết, cả lớp viết ra nháp. - HS nhận xét bài trên bảng. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh nghe và viết bài. - Học sinh tự soát lỗi bài viết của mình. - Những hs có tên đem bài lên nộp - 2 hs ngồi cạnh nhau đổi chéo vở soát lỗi cho nhau. - Vài hs nêu lỗi sai, cách sửa. - Hs sửa lỗi sai ra lề vở. - 1 hs đọc trước lớp. - 2 hs ngồi cạnh thảo luận làm bài vào VBT, 1 hs làm trên bảng phụ. - 1 hs nhận xét bổ sung ý kiến. - 1 hs đọc bài thơ hoàn chỉnh. (Bài thơ Tháng giêng của bé - theo Đỗ Quang Huỳnh). - 1 hs đọc trước lớp. - 2 nhóm tiếp sức thi điền tiếng. Mỗi hs chỉ điền 1 tiếng. - 1 hs nhận xét. - Các tiếng điền đúng: + Ve nghĩ mãi không ra lại hỏi. + Bác nông dân ô tồn giảng giải. + Nhà tôi có bố mẹ già. + Còn làm để nuôi con là dành dụm. - Hs lắng nghe. - Hs giải đố dưới lớp: là gió Điều chỉnh- bổ sung: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Luyện từ và câu Tiết 37: CÂU GHÉP I - YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Hiểu thế nào là câu ghép. Xác định được câu ghép trong đoạn văn, xác định đúng các vế câu trong câu ghép. - Đặt được câu ghép đúng yêu cầu. - Tích cực học tập. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Sách giáo khoa, bảng phụ. - Hs: Vở viết, SGK III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu - Cho HS hát - Cho HS thi đặt câu theo các mẫu câu đã học nói về các bạn trong lớp. - GV nhận xét - Giới thiệu bài 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới Bài 1: Đánh số thứ tự các câu trong - Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung của đoạn văn và bài tập 1, 2, 3 phần nhận xét. Yêu cầu hs đánh dấu số thứ tự của các câu trong đoạn văn. - Gọi hs nêu thứ tự các câu trong đoạn văn. Bài 2: Xếp các câu trên thành nhóm thích hợp. - Em có nhận xét gì về số vế câu của các câu ở đoạn văn trên? - Thế nào là câu đơn? - Em hãy xếp các câu trong đoạn văn trên vào 2 nhóm: Câu đơn, câu ghép. - GV nhận xét. * Kết luận: chốt lời giải đúng. Bài 3: Có thể tách mỗi cụm C _V ... -Yêu cầu hs đọc lại các câu ghép trong đoạn văn. - Yêu cầu hs tách mỗi vế câu ghép nói trên thành 1 câu đơn và nhận xét về nghĩa của câu sau khi tách. - Gọi hs phát biểu. - Thế nào là câu ghép? - Câu ghép có đặc điểm gì? *Kết luận: Đó là các đặc điểm cơ bản của câu ghép. * Ghi nhớ - Yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ trong SGK. - Em hãy lấy ví dụ về câu ghép để mình hoạ cho ghi nhớ. - GV ghi nhanh câu hs đặt lên bảng. 3. Hoạt động luyện tập Bài tập 1: Tìm câu ghép trong... - Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - Gọi 1 hs lên bảng tìm câu ghép có trong đoạn văn (các câu văn viết rời vào từng băng giấy) dán lên bảng. - Em hãy xác định các vế câu trong từng câu ghép? - GV nhận xét, kết luận lời giải đúng Bài tập 2: Có thể tách... - Có thể tách mỗi vế câu ghép vừa tìm được thành 1 câu đơn được không ? vì sao? *Kết luận: Không thể tách mỗi vế câu ghép thành 1 câu đơn được vì chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bài tập 3: - Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - Yêu cầu hs tự làm bài. - Gọi hs nhận xét câu bạn đặt . - Gọi hs dưới lớp đọc câu mình đặt. - GV nhận xét, sửa chữa. *Kết luận:Khi đặt câu ghép các em cần chú ý viết đủ các vế câu, mỗi vế câu cần có đủ CN, VN; chúng phải có mối quan hệ với nhau về nghĩa. 4. Hoạt động vận dụng mở rộng - Hãy viết 1 đoạn văn khoảng 5 câu giới thiệu về quê hương của em trong đó sử dụng câu ghép. *Kết luận: Gv nhận xét, tuyên dương HS viết đoạn văn đúng theo y.c. - Thế nào là câu ghép? Câu ghép có đặc điểm gì? - HS hát - HS đặt câu - Hs nghe - HS ghi vở - 1 hs đọc thành tiếng. Hs cả lớp đọc thầm và đánh số thứ tự các câu trong đoạn văn. C1: Mỗi lần ... con chó to. C2: Hễ con chó ... giật giật. C3: Con chó ... phi ngựa. C4: Chó chạy ... ngúc nga ngúc ngắc. - Hs trả lời. - 2 hs ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, làm bài, 2 hs làm trên bảng lớp. - Hs chữa bài (nếu sai). + Câu 1 có 1 vế câu, câu 2, 3, 4 có 2 vế câu. - HS đọc - 1 hs làm trên bảng lớp. Hs dưới lớp làm vào VBT. - 1 hs nhận xét, chữa bài. a, Câu đơn: câu 1 b, Câu ghép: câu 2, 3, 4. - HS phát biểu. + Không thể tách rời mỗi cụm CN - VN trong các câu ghép trên thành mỗi câu đơ vì các câu rời rạc không liên quan đến nhau, khác nhau về nghĩa. + Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại. + Mỗi vế của câu ghép thường có cấu tạo giống như 1 câu đơn. Có đủ CN và VN, các vế câu diễn đạt những ý có quan hệ chặt chẽ với nhau. - 1 hs đọc thành tiếng trước lớp. - 3 hs nối tiếp nhau lấy ví dụ. - 1 hs làm bài trên bảng lớp. + Căn cứ vào số lượng vế câu có trong câu. - 2 hs làm vào giấy khổ to, hs dưới lớp làm vào VBT. - Hs dán phiếu, cả lớp nhận xét - Hs chữa bài vào VBT. - Hs nối tiếp nhau trả lời cho đến khi có câu trả lời đúng. - 1 học sinh đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - 2 hs làm trên bảng lớp. Hs dưới lớp làm vào VBT. - Hs nhận xét. - 4 hs tiếp nối nhau đọc câu mình đặt. - 2 hs nêu lại. - Hs đọc y.c - Hs viết bài vào vở, 1 HS lên bảng. Điều chỉnh- bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Toán Tiết 91: DIỆN TÍCH HÌNH THANG I - YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Hình thành công thức tính diện tích của hình thang. - Nhớ và vận dụng đúng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài toán có liên quan. - Yêu thích môn toán học. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ, giấy màu cắt thành hình thang để giải các bài toán có liên quan. - HS: Cắt 2 hình thang ABCD như SGK, thước kẻ, kéo. III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu - Cho HS thi đua: + Nêu công thức diện tích tam giác. + Nêu các đặc điểm của hình thang. + Hình như thế nào gọi là hình thang vuông? - Gv nhận xét - Giới thiệu bài 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 2.1.Hướng dẫn hs cách tính diện tích hình thang. a) Cắt, ghép hình. - GV yêu cầu HS lấy 1 trong 2 hình thang đã chuẩn bị, đặt tên là hình ABCD, trong đó AB là đáy bé, DC là đáy lớn. - GV hướng dẫn HS cách cắt ghép hình như SGK. - GV giảng: Vì DT hình thang bằng DT hình tam giác ADK nên ta có DT hình thang ABCD là: b, Rút ra công thức và quy tắc tính diện tích hình thang. ? Muốn tính diện tích hình thang ta làm như thế nào? - Gv giới thiệu công thức tính diện tích hình thang. 3. Hoạt động luyện tập Bài 1: Tính DT hình thang biết. - Gọi HS đọc đề bài - Yêu cầu học sinh làm bài. - Yêu cầu hs đổi vở kiểm tra chéo. - Gọi học sinh nhận xét bài trên bảng. - GV chữa bài ? Nêu cách tính diện tích hình thang? *Kết luận: Gv chốt đáp án đúng. Bài 2: Tính Dt mỗi hình thang sau - Yêu cầu HS đọc đề bài - Yêu cầu HS viết quy tắc tính diện tích hình thang - Yêu cầu HS làm bài vào vở, chia sẻ - GV nhận xét. * Kết luận: Gv hướng dẫn HS nhận biết được từng số đo có trong hình vẽ. Bài 3: - Gọi hs đọc bài toán. - Yêu cầu học sinh làm bài. - Gọi hs đọc bài làm của mình - Gọi học sinh nhận xét bài trên bảng. - GV chữa bài *Kết luận: Gv chốt kết quả đúng. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm Hình bình hành ABCD có AB = 4,5 dm, AH = 3,2 dm; DH = 1,5 dm ( xem hình vẽ bên) Tính diện tích hình thang ABCH. A B D D H C - GV giúp HS dựa vào hình vẽ để tính đáy bé , sau đó tìm diện tích hình thang ? Muốn tính diện tích hình thang ta làm như thế nào? *Kết luận: chốt kết quả đúng. - Yêu cầu hs nêu lại cách tính và công thức tính diện tích hình thang. - GV nhận xét tiết học - Dặn dò HS chuẩn bị bài sau. - HS thi trả lời. - HS lắng nghe. - HS làm theo hướng dẫn của GV. - HS thực hiện cắt, ghép hình. - HS nhắc lại. DC: Đáy lớn ; AB: Đáy nhỏ AH: Chiều cao - Hs phát biểu, hs khác bổ sung đến khi có câu trả lời chính xác. S = S dtích, a đáy lớn; bđáy nhỏ; h chiều cao - 1 HS đọc. - Tính diện tích hình thang biết : a. a = 12cm; b = 8cm; h = 5cm. - 1 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào vở. Đổi vở kiểm tra - Nhận xét, chữa bài Bài giải a. Diện tích hình thang là: (12 + 8 ) x 5 : 2 = 50 (cm2) Đáp số : 50 cm2 -HS nêu - HS đọc yêu cầu - HS viết ra vở nháp. - 1 HS chia sẻ trước lớp a) S = ( 9 + 4 ) x 5 : 2 = 32,5 (cm2) - 1 học sinh đọc trước lớp. - Cả lớp làm bài vào VBT, 1 học sinh lên bảng làm bài. - 2 hs đọc, hs nhận xét. Bài giải Chiều cao của thửa ruộng hình thang là: (110 + 90,2) : 2 = 100,1(m) Diện tích của thửa ruộng hình thang là: (110+90,2)x100,1: 2 = 10020,01(m2) Đáp số: 10020,01m2 - HS đọc kĩ đề phân tích đề và tìm cách giải. - Hs tự làm bài, 1 hs lên bảng làm bảng phụ. - Nhận xét, chữa bài cho bạn. Bài giải: Đáy bé của hình thang ABCH là: 4,5 – 1,5 = 3 (dm) Diện tích hình thang ABCH là: ( 4,5 + 3 ) x 3,2 : 2=12 (dm ) Đáp số: 12 dm - 1 HS trả lời. Điều chỉnh- bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn: 18/12/2021 Ngày giảng: Thứ ba ngày 21 tháng 12 năm 2021 Tập đọc Tiết 38: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT (Tiếp theo) I - YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Hiểu nội dung toàn bộ trích đoạn kịch: Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra nước ngoài tìm con đường cứu dân, cứu nước (đó chính là người công dân số Một của Việt Nam). - Đọc đúng các tiếng, từ: lạy súng, non sông, La - tút - sơ Tơ - rê - vin, say sóng, A - lê hấp, nô lệ, ... Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài. - Giáo dục ý thức trở thành một công dân tốt. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: + Tranh minh hoạ bài trong SGK + Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc - HS: Sách giáo khoa . III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu - Gọi 2 hs lên đọc diễn cảm theo vai anh Thành, anh Lê trong đoạn kịch ở phần 1 và trả lời các câu hỏi về nội dung bài. - GV nhận xét . - Giới thiệu bài 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới a, Luyện đọc: - Gọi hs toàn bài - GV chia đoạn: 2 đoạn. - Gọi HS đọc nt đoạn lần 1: - Luyện đọc: La - tút - sơ Tơ - rê -vin, A - lê hấp... - GV sửa lỗi phát âm cho hs - Gọi hs đọc chú giải. - Gọi HS đọc nt đoạn lần 2 - Giải nghĩa từ: Súng thần công, hùng tâm tráng khí... - HS luyện đọc bài theo cặp. - Gọi HS đọc lại bài * Kết luận: GV đọc mẫu, nêu giọng đọc toàn bài. b, Tìm hiểu bài: - Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê diễn ra như thế nào? - Theo em, anh Thành và anh Lê là người như thế nào? - Giữa họ có gì khác nhau? - Quyết tâm của anh Thành đi tìm đường cứu nước được thể hiện qua những lời nói, cử chỉ nào? - Em hiểu "công dân" nghĩa là gì? - "Người công dân số Một" trong đoạn kịch là ai? vì sao có thể gọi như vậy? - Nội dung chính của phần 2 là gì? * Kết luận: GV chốt lại nội dung và ghi lên bảng. 3. Hoạt động luyện tập: *Đọc diễn cảm - Chúng ta nên đọc vở kịch thế nào cho phù hợp với từng nhân vật? - Gọi 4 hs đọc đoạn kịch theo vai. GV chú ý sửa giọng đọc của từng hs cho phù hợp với từng nhân vật. - GV yêu cầu hs luyện đọc phân vai theo nhóm. - Tổ chức cho hs đọc phân vai trước lớp. * Kết luận: GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt. 4,Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - Qua vở kịch này, tác giả muốn nói điều gì ? - Em học tập được đức tính gì của Bác Hồ ? *Kết luận: Người công dân số một ở đây là Nguyễn Tất Thành, sau này là chủ tịch Hồ Chí Minh. Có thể gọi Nguyễn Tất Thành là “Người công dân số Một” vì ý thức là công dân của một nước Việt Nam độc lập được thức tỉnh rất sớm ở Người. Nguyễn Tất Thành đã ra nước ngoài tìm con đường cứu nước, lãnh đạo nhân dân giành độc lập. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương hs học tốt. - 2 hs lên bảng thực hiện yêu cầu. - Hs nhận xét -HS nghe - 1 Hs đọc. - 2 Hs nối tiếp nhau đọc bài theo đoạn. - 1 hs đọc chú giải. -2 HS đọc đọc nối tiếp lần 2 - 2 hs ngồi cùng bàn luyện đọc theo cặp. - HS đọc phân vai. - HS lắng nghe. + Anh Lê thấy toàn khó khăn trước mắt của 2 anh và toàn dân tộc ta. Anh Thành muốn ra nước ngoài để học cách làm ăn, trí khôn của người nước ngoài để cứu nước, cứu dân. + Đều là những thanh niên yêu nước. + Anh Lê: có tâm lí ngại khổ, cam chịu cảnh sống nô lệ vì cảm thấy mình yếu đuối trước sức mạnh vật chất củ kẻ xâm lược. Anh Thành không cam chịu mà ngược lại rất tin tưởng ở con đường mình đã chọn. + Lời nói: Để giành lại non sông ..........Sẽ có 1 ngọn đền khác anh ạ. + Lời nói với anh Mai: Làm thân nô lệ ...... là đầy tớ cho người ta. + Cử chỉ: xoè 2 bàn tay ra và nói Tiền đây chứ đâu? và nhanh chóng thu xếp đồ đạc. + Là người dân sống trong 1 đất nước có chủ quyền, người đó có quyền lợi và nghĩa vụ đối với nhà nước. + Là anh Thành . Vì ý thức công dân được thức tỉnh rất sớm và anh đã ra đi tìm đường cứu nước, đưa toàn dân ta thoát khỏi kiếp sống nô lệ. *Người thanh niên Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra nước ngoài tìm con đường cứu nước, cứu dân. - Hs nối tiếp nhau nhắc lại. - 1 hs nêu ý kiến, các hs khác bổ sung và thống nhất cách đọc. - HS đọc theo vai. - 4 hs ngồi gần nhau tạo thành 1 nhóm cùng luyện đọc. - 3 nhóm hs thi đọc diễn cảm theo vai cả lớp theo dõi bình chọn người đọc hay nhất. - Tác giả ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. - Yêu nước, thương dân,quyết tâm thực hiện mục tiêu của mình,... - HS nêu. Điều chỉnh- bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Kể chuyện Tiết 19: CHIẾC ĐỒNG HỒ I - YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Hiểu ý nghĩa truyện: Qua câu chuyện Chiếc đồng hồ, Bác Hồ muốn khuyên cán bộ: Nhiệm vụ nào của cách mạng cũng cần thiết, quan trọng, do đó cần làm tốt việc được phân công, không nên suy bì chỉ biết đến việc riêng của mình. - Dựa vào tranh minh hoạ và lời kể của GV, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Chiếc đồng hồ. Thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung truyện. Biết theo dõi, đánh giá lời kể của bạn. -Mỗi người lao động trong xã hội đều gắn bó với một công việc, công việc nào cũng quan trọng cũng đáng quý. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: SGK, bảng phụ,tranh minh họa. - HS: Sách giáo khoa,vở viết III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu - GV nêu tác dụng của phân môn kể chuyện lớp 5. - Giới thiệu bài mới, ghi bảng 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới *Hướng dẫn kể chuyện a, GV kể chuyện. - GV kể chuyện lần 1. - GV kể chuyện lần 2, yêu cầu hs giải thích các từ: tiếp quản, đồng hồ quả quýt. (GV có thể giải thích cho hs hiểu). - GV nêu câu hỏi giúp hs nhớ lại nội dung truyện. - Câu chuyện xảy ra vào thời gian nào? - Mọi người dự hội nghị bàn tán về chuyện gì? - Bác Hồ mượn câu chuyện Chiếc đồng hồ để làm gì? - Chi tiết nào trong truyện làm em nhớ nhất? - Gv kể lần 2: kết hợp chỉ vào tranh minh hoạ. 3. Hoạt động luyện tập b, Kể trong nhóm - Tổ chức cho hs kể chuyện trong nhóm theo hướng dẫn: + Chia hs thành nhóm, mỗi nhóm 4 hs. + yêu cầu từng em kể từng đoạn trong nhóm theo tranh. - GV đi giúp đỡ từng nhóm, để hs nào cũng được kể chuyện, trình bày khả năng phỏng đoán của mình. c, Kể trước lớp. - Hãy nêu nội dung chính của từng tranh minh hoạ? - GV nhận xét, ghi câu trả lời đúng dưới mỗi tranh. - Tổ chức cho hs thi kể từng đoạn trước lớp. Gv nhận xét để những hs sau rút kinh nghiệm. - Tổ chức cho hs thi kể chuyện trước lớp. Sau mỗi hs kể, GV tổ chức cho hs dưới lớp hỏi lại bạn về ý nghĩa câu chuyện. - Yêu cầu hs nhận xét, tìm ra bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất *Kết luận: Qua câu chuyện Chiếc đồng hồ, Bác Hồ muốn khuyên cán bộ: Nhiệm vụ nào của cách mạng cũng cần thiết, quan trọng, do đó cần làm tốt việc được phân công, không nên suy bì, chỉ nghĩ đến việc riêng của mình. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - Câu chuyện khuyên ta điều gì? - Em có nhận xét gì về cách nói chuyện của Bác Hồ với các cán bộ? *Kết luận: gv giáo dục hs: trong xã hội mỗi người 1 công việc, cần làm tốt công việc phân công, không phân bì, không chỉ nghĩ cho riêng mình. - GV nhận xét tiết học - Dặn dò : Về nhà kể lại câu chuyện, chuẩn bị câu chuyện em đã được nghe, được đọc về những tấm gương sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - Hs lắng nghe. - Hs tiếp nối nhau giải thích theo ý hiểu của mình. - Hs nối tiếp nhau trả lời. + Vào năm 1954. + Về chuyện đi học lớp tiếp quản ở Thủ đô Hà Nội. + Để nói về công việc của mỗi người, để mọi người đều hiểu công việc nào cũng quý. - Hs nối tiếp nhau nêu ý kiến. - Hs lắng nghe. - Mỗi bàn hs tạo thành 1 nhóm cùng kể chuyện nhận xét, bổ sung cho nhau. - Hs nối tiếp nhau trả lời. - 4 HS trong nhóm thi kể tiếp nối từng đoạn truyện. - 4 hs kể từng đoạn trước lớp. - 2 - 3 hs kể toàn bộ câu chuyện trước lớp và trả lời câu hỏi về ý nghĩa truyện mà các bạn dưới lớp hỏi. - Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất. - HS nêu lại nội dung câu chuyện. + Khi nói chuyện, Bác nói nhỏ nhẹ ôn tồn, dễ hiểu, vui vẻ, dí dỏm. - Hs lắng nghe Điều chỉnh- bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tập làm văn Tiết 37: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI ( Dựng đoạn mở bài ) I - YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Củng cố kiến thức về cách viết đoạn mở bài theo kiểu trực tiếp và gián tiếp. - Thực hành viết đoạn mở bài cho bài văn tả người theo kiểu trực tiếp và gián tiếp. - Giáo dục ý thức biết quan tâm đến người thân. II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ viết sẵn mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu - GV nhận xét về bài văn hs viết trong bài kiểm tra, rút kinh nghiệm cách diễn đạt cho hs. - Giới thiệu bài mới, ghi bảng. 2.Hoạt động luyện tập Bài tập 1:Dưới đây là 2 đoạn mở đầu của bài văn tả người... - Yêu cầu hs đọc yêu cầu và nội dung bài tập. ? Đoạn mở bài a là đoạn mở bài cho kiểu bài nào? ? Người định tả là ai? ? Người định tả được giới thiệu như thế nào? ? Người định tả xuất hiện như thế nào? ? Kiểu mở bài đó là gì? ? Đoạn mở bài b Người định tả được giới thiệu như thế nào? ? Bác nông dân đang cày ruộng xuất hiện như thế nào? ? Vậy đây là kiểu mở bài nào? ? Cách MB ở 2 đoạn này có gì khác nhau? - GV nhận xét câu trả lời của hs. * Kết luận: gv nhận xét về 2 cách mở bài trên. Bài tập 2: Hãy viết 2 đoạn mở bài... - Gọi hs đọc yêu cầu của bài. ? Người em định tả là ai? ? Em gặp gỡ, quen biết người đó như thế nào? ? Tình cảm của em với người đó ra sao? - Yêu cầu hs tự làm bài. - Gọi 2 hs viết bài vào bảng phụ dán lên bảng, đọc các đoạn MB. GV cùng hs cả lớp nhận xét, sửa chữa. - Gọi hs dưới lớp đọc đoạn văn của mình. *Kết luận: gv kết luận và hướng hs nên viết kiểu mở bài gián tiếp. 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - Y.c hs viết mở bài theo cách trực tiếp và gián tiếp tả người bạn thân của em. *Kết luận: gv khen ngợi hs viết hay, đúng y.c. ? Thế nào là MB trực tiếp? ? Thế nào là MB gián tiếp? - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS - HS lắng nghe. - HS lắng nghe - 1 hs đọc thành tiếng. + Đoạn mở bài cho bài văn tả người. + Là người bà trong gia đình. + Người định tả được giới thiệu trực tiếp. + Xuất hiện trực tiếp khi có ai hỏi "Em yêu ai nhất?". + MB trực tiếp. + Người định tả không được giới thiệu trực tiếp mà qua hoàn cảnh. + Bác xuất hiện sau hàng loạt các cảnh vật. + MB gián tiếp. + Đoạn a: MB trực tiếp, giới thiệu trực tiếp người định tả là người bà trong gia đình. + Đoạn b: MB gián tiếp giới thiệu hoàn cảnh nhìn thấy bác nông dân sau đó mới giới thiệu người định tả là bác nông dân đang cày ruộng. - Hs lắng nghe - 1 hs đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - Hs trả lời nối tiếp. - 2 hs viết vào bảng phụ, hs cả lớp làm bài vào VBT. - Hs đọc bài, cả lớp theo dõi, nhận xét. - 3 đến 5 hs đọc 2 đoạn MB của mình. -HS viết bài dưới lớp. -Đọc bài- nhận xét. Điều chỉnh- bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Toán Tiết 92: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Ôn lại công thức tính diện tích hình thang - Rèn luyện kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thang ( kể cả hình thang vuông ) để giải toán. - Yêu thích môn toán học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Sách giáo khoa, bảng phụ. - Hs: Sách giáo khoa. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: - Cho HS thi đua: + Nêu quy tắc tính diện tích hình thang + Viết công thức tính diện tích - GV nhận xét - Giới thiệu bài 2. Hoạt động luyện tập Bài tập 1: Tính diện tích hình thang.. - Yêu cầu học sinh làm bài. - Yêu cầu hs đổi vở kiểm tra chéo. - Gọi học sinh nhận xét bài trên bảng. - GV chữa bài ? Muốn tính diện tích hình thang ta làm như thế nào? *Kết luận: Muốn tính DTHT ta lấy tổng của đáy lớn và đáy bé nhân với chiều cao rồi chia 2. Bài tập 2:Giải toán - Gọi hs đọc bài toán. - Gv yêu cầu học sinh làm bài theo nhóm. - Gọi nhóm làm xong trước lên dán kết quả và trình bày bài của nhóm mình. - GV nhận xét chữa bài. ? Bài toán thuộc dạng toán gì? *Kết luận: Với dạng toán thu hoạch trước khi tính được sản lượng cần tính được DT. Bài tập 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S - GV gọi HS đọc đề toán. - GV yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài. GV nhận xét . ? Muốn tính DTHT vuông ta làm tn? *Kết luận: Trong hình thang vuông, độ dài của cạnh bên vuông góc với 2 đáy cũng chính là chiều cao của hình thang, khi tính diện tích hình thang vuông ta lấy tổng độ dài 2 đáy nhân với độ dài cạnh bên vuông góc với 2 đáy và chia cho 2. 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - Cho hs làm BT sau: Một miếng đất hình thang có diện tích 1053 m . Biết rằng nếu tăng đáy bé thêm 4 m thì được hình thang mới có diện tích bằng 1107 m . Tìm độ dài mỗi đáy của miếng đất. - GV gợi ý : Khi tăng đáy bé 4m thì diện tích tăng thêm là bao nhiêu? + Phần diện tích tăng thêm là tam giác có đáy là bao nhiêu, chiều cao là gì? + Dựa vào hình tam giác để tìm chiều cao của hình thang. + Tìm tổng độ dài 2 đáy của hình thang và tìm đáy be, đáy lớn. - Gọi HS chữa bài, nhận xét *Kết luận: Gv củng cố lại cách tính tổng hai đáy, cách tìm chiều cao và diện tích hình thanh - Người ta còn nêu quy tắc tính diện tích hình thang bằng thơ lục bát, em có biết câu thơ đó không ? Hãy đọc cho cả lớp cùng nghe. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. - HS thi đua nêu - HS nghe - 1 học sinh đọc trước lớp. - 3 hs lên bảng, cả lớp thực hiện làm bài vào vở ôli. - 2 Học sinh đổi vở kiểm tra chéo, nhận xét bài của bạn. a, S = (14 + 6) x 7 : 2 = 70 (cm2) b, S = ( (m2) c, S=(2,8 + 1,8)x 0,5 : 2 =1,15(m 2) - HS nêu - 1 hs đọc cho cả lớp cùng nghe. - 2 bàn hs quay lại với nhau tạo thành 1 nhóm, cùng trao đổi làm bài vào bảng nhóm. - Đại diện nhóm làm xong trước lên trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bài giải Độ dài đáy bé của thửa ruộng là: 120 x = 80 (m) Chiều cao của thửa ruộng là: 80 – 5 = 75 (m) Diện tích của thửa ruộng là: (120 + 80) x 75 : 2 = 7500 (m2) Số ki - lô - gam thóc thu hoạch được là: 7500 : 100 x 64,5 = 4837,5 (kg) Đáp số: 4837,5 kg - HS đọc đề toán - HS làm bài. Bài giải a) Diện tích hình thangAMCD; MNCD; NBCD bằng nhau là đúng vì 3 hình thang này đều có chung đáy lớn, chiều cao và đáy nhỏ đều bằng 3cm b) Diện tích hình thang AMCD bằng diện tích hình chữ nhật là sai. - HS làm bài cá nhân sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. - HS: Ta lấy tổng độ dài 2 đáy nhân với độ dài cạnh bên vuông góc với 2 đáy và chia cho 2. - HS đọc kĩ đề, phân tích bài và tự tìm cách giải và trình bày. - Hs làm bài theo cặp. - 1 cặp hs làm ra bảng phụ. Bài giải: Diện tích miếng đất tăng thêm là: 1107 – 1053 = 54( m ) Chiều cao miếng đất là: 54 x 2 : 4 = 27 ( m) Tổng hai đáy của miếng đất là: 1053 x 2 : 27 = 78 ( m) Đáy bé của miếng đất là : ( 78 – 4 ) : 2 = 37 ( m) Đáy lớn miếng đất là: 37 + 4 = 41 ( m) Đáp số: Đáy bé:37 m Đáy lớn:41 m - HS nêu: Muốn tính diện tích hình thang Đáy lớn, đáy nhỏ ta mang cộng vào Rồi đem nhân với chiều cao Chia đôi lấy nửa thế nào cũng ra. Điều chỉnh- bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn: 19/12/20211 Ngày soạn:Thứ tư ngày 22 tháng 12 năm 2021 Toán Tiết 93: LUYỆN TẬP CHUNG I - YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Tính diện tích hình tam giác, diện tích hình thang. Giải toán có liên quan đến tỉ số phần trăm, đại lượng tỉ lệ. - Thực hiện các phép tính trên các tập số đã học. - Tích cực học tập. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giáo viên: Sách giáo khoa - Học sinh: Sách giáo khoa, vở III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu - Cho HS chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" - Cách chơi: Chuẩn bị một chiếc hộp nhỏ, một số câu hỏi có nội dung về tính diện tích hình tam giác, hình thang cũng như bài boán về tỉ số phần trăm. Cho HS chuyền tay nhau và hát. Khi có tín hiệu của quản trò, chiếc hộ dừng lại trên tay ai thì người đó phải bốc thăm phiếu và trả lời câu hỏi ghi trong phiếu đó, cứ như vậy chiếc hộp lại được chuyển tiếp đến người khác cho đến khi quản trò cho dừng cuộc chơi thì thôi, - GV nhận xét, tuyên dương. - Giới thiệu bài, ghi bảng. 2. Hoạt động luyện tập Bài tập 1:Tính diện tích hình tam giác vuông.. - Gọi hs đọc đề bài toán. - Yêu cầu học sinh làm bài. - Yêu cầu hs đổi vở kiểm tra chéo. - Gọi học sinh nhận xét bài trên bảng. - GV chữa bài học sinh. ? Muốn tính diện tích hình hình tam giác, hình tam giác vuông ta làm như thế nào? *Kết luận: Trong HTG vuông, 1 trong hai cạnh góc vuông sẽ là đường cao, cạnh còn lại sẽ là cạnh đáy. Bài tập 2: - Gọi hs đọc đề bài. - Gv yêu cầu học sinh làm bài theo nhóm. GV hướng dẫn nhóm hs làm bài còn lúng túng. - Gọi nhóm làm xong trước lên dán kết quả và trình bày bài của nhóm mình. - GV nhận xét chữa bài ? Muốn tính DT HT ta làm tn? *Kết luận: gv chốt lại quy tắc tính DT hình thang. Bài tập 3: Giải toán .. - GV yêu cầu hs quan sát hình vẽ, đọc đề bài và tự làm bài vào vở - GV yêu cầu hs làm bài, sau đó đi theo dõi, hướng dẫn hs chưa hoàn thành. - Yêu cầu hs đổi vở kiểm tra chéo. - Gọi hs nhận xét bài làm trên bảng. - GV chỉnh sửa bài làm của hs cho chính xác. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - Cho Hs làm BT sau: Tính diện tích hình tam giác vuông có độ dài hai cạnh góc vuông là 1,25m và 0,48m. - Gọi hs đọc bài dưới lớp. *Kết luận: gv chốt kết quả đúng. ? Muốn tính diện tích hình hình tam giác, hình tam giác vuông ta làm như thế nào? ? Nêu: + Cách tính diện tích của hình thang. + Cách tìm 1 số phần trăm của 1 số. - GV nhận xét tiết học - Về nhà vận dụng cách tính diện tích hình tam giác và hình thang vào thực tế. - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở - 1 học sinh đọc trước lớp. - 1 hs lên bảng làm , cả lớp thực hiện làm bài vào vở. - 2 Học sinh đổi vở kiểm tra chéo, nhận xét bài của bạn. - 1 học sinh nhận xét, chữa bài. a, S = 3 x 4 : 2 = 6(cm2) b, S = 2,5 x 1,6 : 2 = 2(m2) c, S = (dm2) - HS nêu. - 1 hs đọc cho cả lớp cùng nghe. - Đại diện nhóm làm xong trước lên trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Diện tích hình thang ABED là: (2,5 + 1,6) x 1,2 : 2 = 2,46(dm2) Diện tích hình tam giác BEC là: 1,3 x 1,2 : 2 =0,78(dm2) Diện tích hình thang ABED lớn hơn diện tích hình tam giác BEC là: 2,46 – 0,78 =1,68(dm2) Đáp số: 1,68dm2 - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. Bài giải Diện tích mảnh đất là: (70 + 50) x 40 : 2 = 2400 (m2) Diện tích trồng đu đủ là: 2400 : 100 x 30 = 720 (m2) Số cây đu đủ trồng được là: 720 : 1,5 = 480 (cây) Diện tích trồng chuối là: 2400 : 100 x 25 = 600 (m2) Số cây chuối trồng nhiều hơn số cây đu đủ là: 600 : 1 – 480 = 120(cây) Đáp số: a,480 cây b, 120 cây - HS làm bài vào vở: S = 1,25 x 0,48 : 2 = 0,3(m2) - Đọc bài, nhận xét bài bạn. - Nhiều học sinh nhắc lại. Điều chỉnh- bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn: 20/12/2021 Ngày giảng: Thứ năm ngày 23 tháng 12 năm 2021 Luyện từ và câu Tiết 38: CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP I - YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Hiểu được 2 cách nối vế câu trong câu ghép: nối bằng từ có tác dụng nối và nối trực tiếp. Phân tích được câu tạo của câu ghép. - Đặt được câu ghép theo yêu cầu. - Yêu thích môn học, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Gv: Sách giáo khoa, bảng phụ, Từ điển Tiếng Việt - Hs: Vở viết, SGK III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu - Gọi hs lên bảng đặt câu ghép và xác định CN, VN trong từng câu. - Gọi hs dưới lớp nhắc lại phần ghi nhớ bài trước . - GV nhận xét. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới * Hướng dẫn hs tìm hiểu ví dụ Bài tập 1, 2: - Yêu cầu hs đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - Yêu cầu hs làm bài tập. Gợi ý hs dùng gạch chéo (/) xác định ranh giới từng vế câu, khoanh tròn vào từ ngữ hoặc dấu câu là ranh giới giữa các vế câu. - Mỗi câu ghép trên có mấy vế câu? Ranh giới giữa các vế câu được đánh dấu bằng những từ hoặc những dấu câu nào? - Theo em có những cách nào để nối các vế trong câu ghép? *Kết luận: Có 2 cách nối các vế trong câu ghép. *Ghi nhớ: - Yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ. - Yêu cầu hs lấy ví dụ về câu ghép có sử dụng cách nối giữa các vế câu. 3. Hoạt động luyện tập: Bài tập 1:Trong những câu dưới đây... - Gọi hs đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu hs tự làm bài. - GV gợi ý: Em tìm CN, VN để xác định các vế trong từng câu. Căn cứ vào số lượng vế câu để xác định câu ghép và tìm xem các vế câu được nối với nhau bằng cách nào. - Gọi hs nhận xét bài bạn làm trên bảng. - GV nhận xét * Kết luận: lời giải đúng. Bài tập 2:Viết đoạn văn 3 đến 5 câu... - Gọi hs đọc yêu cầu, nội dung của bài. - Người em tả là ai? - Em tả những đặc điểm nào về ngoại hình của bạn? - Gv nhắc hs: Đoạn văn chỉ có 3 đến 5 câu nên em chú ý chỉ tả những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu nhất. Em dùng bút chì gạch chân dưới câu ghép có trong đoạn văn của mình. - Gọi hs dưới lớp đọc đoạn văn của mình và chỉ ra đâu là câu ghép - Gọi 2 hs dán phiếu lên bảng, đọc đoạn văn. *Kết luận: khi viết đoạn văn cần chú ý viết đủ 3 phần của đoạn văn(mở đoạn - thân đoạn - kết đoạn.) 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm -Y.c hs viết một đoạn văn ngắn từ 5-7 câu giới thiệu về gia đình em trong đó có sử dụng câu ghép. - Để nối các vế của câu ghép người ta thường dùng những cách nào? cho vd? - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. - 2 hs lên bảng. Mỗi hs đặt và phân tích 1 câu. - HS lắng nghe. - 1 hs đọc thành tiếng. - 3 hs làm bài trên bảng lớp. Hs dưới lớp làm vào VBT. - Hs lắng nghe - 3 HS nối tiếp nhau trả lời. + Câu a gồm 2 câu ghép. mỗi câu ghép có 2 vế câu. Ranh giới giữa 2 vế câu của câu 1 được đánh dấu bằng từ thì, câu 2 được đánh dấu bẳng dấu phẩy. + Câu b có 2 vế câu. Ranh giới giữa 2 vế câu được đánh dấu bằng dấu hai chấm. + Câu c: Có 3 vế câu. Ranh giới giữa 3 vế câu được đánh dấu bằng dấu chấm phẩy. + Các vế câu ghép được nối với nhau bằng từ nối hoặc các dấu câu. - 3 hs tiếp nối nhau đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm để thuộc bài tại lớp. - 3 hs làm bài vào bảng phụ, hs cả lớp làm bài vào VBT. - HS đọc bài làm, nhận xét. - 1 HS đọc yêu cầu bài. - HS làm bài vào vở, 2 HS làm bảng phụ. - Hs đọc bài làm, nhận xét. - Chữa bài trên bảng phụ. - 2 hs viết bài vào bảng phụ, hs cả lớp viết bài vào VBT. - 3 đến 5 hs đọc đoạn văn mình viết. -Gv cùng hs cả lớp nhận xét, sửa chữa về cách dùng từ, đặt câu cho từng hs. - Hs dán phiếu, đọc đoạn văn. - 2 hs lần lượt trả lời. Điều chỉnh- bổ sung: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tập làm văn Tiết 36: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Dựng đoạn kết bài) I - YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: - Củng cố kiến thức về cách viết đoạn kết bài không mở rộng và mở rộng. - Thực hành viết đoạn kết bài cho bài văn tả người theo kiểu không mở rộng và mở rộng. - Giáo dục học sinh lòng yêu quý người xung quanh và say mê sáng tạo. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ viết 2 kiểu KB và BT 2,3. - HS : SGK, vở viết III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu - GV nhận xét về bài văn hs viết trong bài kiểm tra, rút kinh nghiệm cách diễn đạt cho hs. - Giới thiệu bài mới, ghi bảng. 2. Hoạt động luyện tập Bài tập 1: Đọc 2 đoạn kết bài và cho biết... - Yêu cầu hs đọc yêu cầu và nội dung bài tập. ? Kết bài a và b nói lên điều gì? ? Kết bài nào có thêm lời bình luận? ? Mỗi đoạn tương ứng với kiểu kết bài nào? ? 2 cách kết bài này có gì khác nhau? - GV nhận xét câu trả lời của hs và treo bảng phụ yêu cầu hs đọc 2 kiểu kết bài. *Kết luận : gv nhận xét rút ra 2 kiểu kết bài. Bài tập 2:Hãy viết đoạn kết bài... - Gọi hs đọc yêu cầu của bài. ? Em chọn đề bài nào? ? Tình cảm của em và người đó như thế nào? ? Em có suy nghĩ gì về người đó? - Yêu cầu hs tự làm bài. - Gọi 2 hs viết bài vào bảng phụ dán lên bảng, đọc các đoạn KB. GV cùng hs cả lớp nhận xét, sửa chữa. - Gọi hs dưới lớp đọc đoạn văn của mình. *Kết luận: gv hướng hs nên viết kết bài theo kiểu mở rộng. 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - Y.c HS viết kết bài mở rộng cho bài văn tả cô giáo của em. -Gv nhận xét bài làm của hs. ? Thế nào là KB mở rộng? ? Thế nào là KB Không mở rộng? - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài sau. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - 1 hs đọc thành tiếng. + KB a nói lên tình cảm của bạn nhỏ đối với người bà. KB b nói lên tình cảm của bác nông dân và công sức lao động của bác. + KB b: bình luận thêm về vai trò của người nông dân đối với việc làm ra hạt gạo nuôi sống con người. + Đoan a là KB tự nhiên; đoạn b là KB mở rộng. + KB b khác với KB a ở chỗ ngoài bộc lộ tình cảm của người viết, còn suy luận liên hệ về vai trò của người nông dân. - 2 hs tiếp nối nhau đọc. - 1 hs đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - Hs trả lời nối tiếp. - 2 hs viết vào bảng phụ, hs cả lớp làm bài vào VBT. - Hs đọc bài, cả lớp theo dõi, nhận xét. - 3 đến 5 hs đọc 2 đoạn KB của mình. - Hs làm bài dưới lớp. - 2 hs Đọc bài làm của mình. - 2 hs lần lượt trả lời. Điều chỉnh- bổ sung: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... . Khoa học Tiết 37: DUNG DỊCH I - YÊU CẦU CẦN ĐẠT:Giúp học sinh: - Hiểu thế nào là dung dịch. - Biết cách tạo ra 1 dung dịch. Biết cách tách các chất trong dung dịch (trường hợp đơn giản). - Có ý thức bảo vệ môi trường. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - HS : đường hoặc muối ăn, cốc, chén, thìa nhỏ. - GV : nước nguội, nước nóng, đĩa con. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động mở đầu - Cho HS tổ chức chơi trò chơi"Bắn tên" trả lời câu hỏi: + Hỗn hợp là gì? Hãy nêu cách tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng . + Hỗn hợp là gì? Hãy nêu cách tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước + Hỗn hợp là gì? Hãy nêu cách tách gạo ra khỏi hỗn hợp gạo lẫn với sạn - Giáo viên nhận xét 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới *Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề - GV tạo một dung dịch đường (từ đường và nước sôi) cho các nhóm nếm thử. - GV giới thiệu : Hỗn hợp cô vừa tạo ra đó chính là một dung dịch và ta gọi đó là dung dịch đường. Để hiểu rõ hơn về dung dịch thì chúng ta sẽ đi tìm hiểu qua bài học mới “ Dung dịch” -GV ghi mục bài lên bảng - GV hỏi: Dung dịch đường cô vừa tạo có mấy chất? *Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của HS - Yêu cầu HS lấy VD về dung dịch *Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án thực nghiệm - GV yêu cầu HS đặt câu hỏi để tìm hiểu về dung dịch và cách tách các chất trong dung dịch. 3. Hoạt động luyện tập *:Phương pháp tách các chất ra khỏi dung dịch. *Bước 4:Tiến hành thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu - GV HD HS làm thí nghiệm nhóm 4 theo hình 2 SGK trang 77. -GV phát phiếu học tập, HS quan sát hình kết hợp đọc thông tin ở SGK trang 77 thảo luận nhóm 4 để hoàn thành nội dung ở phiếu 2. Khoanh vào câu trả lời đúng Để sản xuất ra nước cất dùng trong y tế người ta sử dụng phương pháp nào? a. Lọc. b. Lắng. c. Chưng cất. d. Phơi nắng. 3. Khoanh vào câu trả lời đúng a. Lọc. b. Lắng. c. Chưng cất. d. Phơi nắng *Bước 5: Kết luận GV gợi ý HS ghi bài học rút ra vào vở khoa học - Dung dịch là gì? -Ta có thể làmthế nào để tách các chất trong dung dịch? - GV theo dõi, gợi ý để HS hoàn thành bài học vào vở khoa học của mình. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - Yêu cầu hs trả lời nhanh các câu hỏi. ? Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa hỗn hợp và dung dịch? ? Người ta có thể tách các chất trong dung dịch bằng cách nào? ? Để sản xuất ra nước cất dùng trong y tế người ta sử dụng phương pháp nào? ? Để sản xuất muối từ nước biển người ta đã làm cách nào? *Kết luận: Hệ thống lại bài học - Nhận xét giờ học. Dặn dò HS - HS chơi trò chơi - HS nghe -HS theo dõi - Có hai chất đó là đường và nước sôi -HS: Bằng sự hiểu biết của mình, HS tự ghi những ví dụ về dung dịch mà em biết vào vở ghi khoa học. Ví dụ: Dung dịch nước và xà phòng, dung dịch giấm và đường,dung dịch giấm và muối,.... HS tự nêu câu hỏi -Dung dịch là gì? -Muốn tạo một dung dịch thì ít nhất phải có mấy chất trở lên,trong đó phải có một chất ở thể gì?và chất kia phải thế nào? - Ta có thể tách các chất trong dung dịch bằng cách nào? -Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc mục HD thực hành Ở SGK trang 77 thảo luận, đưa ra dự đoán kết quả thí nghiệm theo câu hỏi trong SGK sau đó các nhóm tiến hành làm thí nghiệm + Úp đĩa lên một cốc nước muối nóng , sau ít phút nhấc đĩa ra, các thành viên trong nhóm nếm thử những giọt nước đọng trên đĩa để rút ra nhận xét, so sánh với kết quả dự đoán ban đầu, ghi vào vở khoa học. -HS quan sát hình và đọc mục bạn cần biết ở SGK trang 77 để hoàn thành nội dung ở phiếu BT. - Nội dung phiếu 1. Khoanh vào câu trả lời đúng nhất Dung dịch là gì? a. Là hỗn hợp của chất lỏng với chất rắn bị hòa tan và phân bố đều. b. Là hỗn hợp của chất lỏng với chất lỏng hòa tan vào nhau. c. Cả hai trường hợp trên. -HS tự ghi bài học vào vở khoa học + Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hòa tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hòa tan vào nhau được gọi là dung dịch + Ta có thể tách các chất trong dung dịch bằng cách chưng cất. - HS trình bày bài học - HS trả lời nhanh các câu hỏi. - Để sản xuất ra nước cất dùng trong y tế người ta sử dụng phương pháp chưng cất. - Để sản xuất muối từ nước biển người ta dẫn nước biển vào các ruộng làm muối. Dưới ánh nắng mặt trời, nước sẽ bay hơi và còn lại muối. - Về nhà chuẩn bị tốt cho bài Sự biến đổi hoá học. Điều chỉnh- bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Khoa học Tiết 38: SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC I - YÊU CẦU CẦN ĐẠT:Giúp học sinh: - Hiểu thế nào lócự biến đổi hoá học. - Phân biệt được sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lí học. - Có ý thức bảo vệ môi trường. * KNS: - KN quản lí thời gian trong quá trình thí nghiệm. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV : Giấy trắng, đèn cồn, giấm ( chanh) que tính, ống nghiệm hoặc lon sữa bò - HS : Chuẩn bị theo nhóm giấy trắng, chanh, lon sữa bò... III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu - Cho HS chơi trò chơi"Bắn tên" với các câu hỏi: + Dung dịch là gì? +Kể tên một số dung dịch mà bạn biết? + Làm thế nào để tách các chất trong dung dịch? - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới a. Hoạt động 1: Sự biến đổi hoá học. + Chia nhóm, mỗi nhóm 4 hs, phát đồ dùng làm thí nghiệm và phiếu báo cáo cho từng nhóm. Yêu cầu mỗi nhóm chỉ làm 1 thí nghiệm. + Yêu cầu hs đọc kĩ mục thực hành trong SGK/78. + Yêu cầu hs tiến hành làm thí nghệm. Nhắc hs chỉ nhóm trưởng làm thí nghiệm, các thành viên khác quan sát hiện tượng, nêu nhận xét cho 1 hs là thư kí viết vào phiếu. + GV đi hướng dẫn từng nhóm. + Gọi 2 nhóm lên báo cáo, các nhóm khác bổ sung (nếu có ý kiến khác). ? Giấy có tính chất gì? ? Khi bị cháy, tờ giấy có giữ được tính chất ban đầu của nó không? ? Hoà tan đường vào trong nước ta được gì? ? Đem chưng cất dung dịch đường ta được gì? ? Sự biến đổi hoá học là gì? *Kết luận: Như vậy dung dịch đường đã bị biến đổi thành 1 chất khác dưới tác động của nhiệt và nó không giữ được tính chất ban đầu của nó; giấy đã bị biến đổi thành than khi ta đốt trên ngọn lửa. Hiện tượng đó gọi là sự biến đổi hoá học. b. Hoạt động 2: Phân biệt sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lí học. - GV nêu: Các em hãy quan sát các hình minh hoạ trong SGK/79, giải thích từng sự biến đổi để xem đâu là sự biến đổi hoá học, đâu là sự biến đổi lí học. + Chia nhóm. + Yêu cầu mỗi nhóm quan sát 1 tranh minh hoạ và trao đổi, trả lời từng câu hỏi sau: ? Nội dung của tranh vẽ là gì? ? Đó là sự biến đổi nào? ? Hãy giải thích vì sao lại kết luận như vậy? - Gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm có cùng nội dung bổ sung ý kiến. *Kết luận: - Sự biến đổi hoá học là sự biến đổi từ chất này thành chất khác. - Sự biến đổi lí học là sự biến đổi mà trong đó tính chất của các chất không thay đổi. 3.Hoạt động luyện tập - Cho hs làm Bt sau: Bài 1: Hiện tượng gì xảy ra khi cho vôi sống vào nước? a. Không có hiện tượng gì. b. Vôi sống hòa tan vào nước tạo thành dung dịch nước vôi. c. Vôi sống trở nên dẻo quánh thành vôi tôi và kèm theo sự tỏa nhiệt. Bài 2:Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác được gọi là gì? a. Sự biến đổi lí học. b. Sự biến đổi hóa học. *Kết luận: gv chốt câu trả lời đúng. 4.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm ?Hãy nêu một vài ví dụ chứng tỏ nhiệt độ có tác dụng làm biến đổi hóa học của một số chất. ?Hãy nêu một vài ví dụ chứng tỏ ánh sáng cũng có tác dụng làm biến đổi hóa học của một số chất. *Kết luận: nhiệt độ, ánh sang cũng có tác dụng làm biến đổi hóa học của một số chất. ? Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa sự biến đổi hoá học và biến đổi lí học? ? Người ta có thể tách các chất trong dung dịch bằng cách nào? - Gv nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau: Sự biến đổi hoá học (tiếp). - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS lắng nghe. - Hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV. + Nhóm trưởng nhận đồ dùng học tập, cùng làm việc. + 2 nhóm lên báo cáo kết quả thí nghiệm. + Giấy dai. + Khi bị cháy, tờ giấy biến thành than, không còn tính chất như ban đầu của nó. + Ta được dung dịch nước đường. + Hs nối tiếp nhau kể. + Ta được 1 chất có màu nâu thẫm, có vị đắng, nếu đun lâu sẽ thành than. - Là sự biến đổi từ chất này sang chất khác. - Hs lắng nghe - HS lắng nghe. - HS hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV. + Nhận nhiệm vụ và trao đổi, thảo luận trả lời từng câu hỏi. - 6 hs đại diện cho các nhóm trình bày. Sau mỗi hs trình bày GV gọi 1 hs khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe - Hs làm bài vào VBT- đọc bài làm Bài 1: c, Bài 2: d - Nhận xét - HS có thể lấy 1 số ví dụ sau: - Ở nhiệt độ cao đường cháy biến thành chất khác; - Khi đun với đá vôi ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra vôi sống và khí các-bô-níc,… -Quần áo màu khi phơi nắng sẽ bị bạc màu. - 2 hs nối tiếp nhau phát biểu. - Chuẩn bị tốt cho bài Sự biến đổi hoá học (tiếp). Điều chỉnh- bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn: 21/12/2021 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 24 tháng 12 năm 2021 Địa lí Tiết 19: CHÂU Á I - YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học, hs có thể: - Nêu được tên các châu lục và các đại dương dựa vào bản đồ (lược đồ) nêu được vị trí giới hạn của châu Á. Nhận biết được độ lớn và sự da dạng của thiên nhiên châu Á Đọc được tên các dãy núi cao và các đồng bằng lớn của châu Á - Nêu được 1 số cảnh thiên nhiên châu Á và nêu được chúng thuộc vùng nào của Châu Á. - Thích tìm hiểu, khám phá thế giới. * GDBVMT: - Bảo vệ cảnh đẹp thiên nhiên. - Hiểu được sự thích nghi của con người với MT của một số châu lục, quốc gia. *MTBĐ: - Biết được những nét lớn về đặc điểm tự nhiên Châu Á, trong đó biển, đại dương có vị trí quan trọng. - Biết một số ngành kinh tế của cư dân ven biển ở Châu Á: Đánh bắt, nuôi trồng hải sản II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bản đồ tự nhiên châu Á, các hình minh hoạ của SGK. - HS: SGK, vở III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu - GV nêu nhận xét về bài KTĐK môn Địa lí của hs, rút kinh nghiệm cho hs cách học bài và làm bài. - Giới thiệu bài mới, ghi bảng. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới * Hoạt động 1: Các châu lục và các đại dương trên thế giới - GV yêu cầu hs trao đổi nhóm - GV mời hs báo cáo kết quả làm việc nhóm trước lớp. - Gv nhận xét, sửa chữa hoàn thiện câu trả lời cho hs - GV yêu cầu hs quan sát lược đồ hình 1 trong SGK để tìm vị trí của các châu lục và các đại dương trên thế giới. - GV gọi hs lên bảng chỉ vị trí của các châu lục, các đại dương trên bản đồ thế giới (hoặc trên quả địa cầu). *Kết luận: Trái Đất chúng ta có 5 châu lục và 4 đại dương. Châu á là 1 trong 6 châu lục của Trái Đất. * Hoạt động 2: Vị trí địa lí và giới hạn của châu Á. - GV cho hs làm việc theo nhóm. + GV chia nhóm, phát phiếu nêu yêu cầu thảo luận cho các nhóm. + Yêu cầu nhóm báo cáo kết quả . - Gv nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng. 1, Chỉ vị trí của Châu Á trên lược đồ và cho biết châu Á gồm những phần nào? 2, Các phía của Châu Á tiếp giáp với các châu lục, đại dương nào? 3, Châu Á nằm ở vùng nào trên trái đất? 4, Châu Á chịu ảnh hưởng của các đới khí hậu nào? * Kết luận: Châu Á nằm ở bán cầu Bắc, có 3 phía giáp biển và đại dương. -MTBĐ: gv nêu tầm quan trọng của biển đối với nền kinh tế Châu Á * Hoạt động 3: Các khu vực của châu á và nét đặc trưng về tự nhiên của Châu Á. - Gv treo lược đồ các khu vực châu á và hỏi hs: Hãy nêu tên lược đồ và cho biết lược đồ thể hiện những nội dung gì? - Yêu cầu hs làm việc theo nhóm để thực hiện phiếu học tập GV đã chuẩn bị sẵn cho các nhóm. - Gv yêu cầu 1 nhóm dán phiếu của nhóm mình lên bảng, trình bày, yêu cầu các nhóm khác theo dõi. - Gv kết luận về phiếu làm đúng. *Kết luận: Núi và cao nguyên chiếm 3/4 diện tích châu Á. Trong đó có những vùng núi cao và đồ sộ. 3. Hoạt động luyện tập Câu 1: Châu Á có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới, ôn đới đến hàn đới vì: A.Châu Á nằm ở bán cầu Bắc. B.Châu Á có diện tích lớn nhất trong các châu lục. C.Châu Á trải dài từ tây sang đông. D.Châu Á trải dải từ gần cực Bắc tới quá Xích đạo. *Kết luận:gv chốt đáp án đúng. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm ? Kể tên một số ngành kinh tế của cư dân ven biển ở Châu Á? *Kết luận: Gv hệ thống kiến thức bài. - Gv nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau: Tìm hiểu về khu vực Đông Nam Á. - HS lắng nghe. - 2 hs ngồi cạnh nhau cùng trao đổi làm bài vào VBT. - Đại diện cặp lên kể tên các châu lục và đại dương trên thế giới (6 châu lục và 4 đại dương). - Hs làm việc theo cặp, 2 hs ngồi cạnh nhau vừa nêu tên châu lục, đại dương vừa chỉ vị trí tương ứng với châu lục, đại dương đó trên lược đồ. - 3 hs lần lượt lên bảng chỉ theo yêu cầu. Lưu ý: chỉ theo đường bao quanh của châu lục, của đại dương, không được chỉ vào 1 điểm. Hs cả lớp theo dõi và nhận xét. - HS lắng nghe. - 2 bàn hs quay lại với nhau tạo thành 1 nhóm cúng trao đổi thảo luận các câu hỏi trong phiếu thảo luận. - Đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả thảo luận, nhận xét, bổ sung. 1, Hs chỉ theo đường bao quanh châu á và nêu: châu Á gồm 2 phần là lục địa và các đảo xung quanh. 2, Vừa chỉ trên lược đồ vừa nêu: 3, Châu Á nằm ở bán cầu bắc, trải dài từ vùng cực bắc đến quá xích đạo. 4, Châu Á chịu ảnh hưởng của cả 3 đới khí hậu: Hàn đới ở Bắc Á; ôn đới ở giữa lục địa châu Á; Nhiệt đới ở Nam Á. - Lắng nghe. - Hs đọc lược đồ, đọc phần chú giải và nêu: Lược đồ các khu vực châu Á, lược đồ biểu diễn: + Địa hình châu Á. + Các khu vực và giới hạn từng khu vực của châu Á. - 2 bàn hs quay lại với nhau tạo thành 1 nhóm, cùng thảo luận để hoàn thành phiếu. - 1 nhóm hs trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Hs lắng nghe. - 2 hs trả lời dưới lớp. Câu 2: Châu Á tiếp giáp với các đại dương: A. Thái Bình Dương. B. Ấn Độ Dương. C. Đại Tây Dương. D. Bắc Băng Dương. Đáp án: Câu 1: D Câu 2: A – B - C - D - Nhận xát bạn trả lời - 2-3 hs thi kể trước lớp. - Lớp nhận xét. Điều chỉnh- bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Lịch sử Tiết 19: CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ I - YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Tầm quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ. - Ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. - Kể lại một số sự kiện về chiến dịch Điện Biên Phủ. - Biết tinh thần chiến đấu anh dũng của bộ đội ta trong chiến dịch: tiêu biểu là anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Sưu tầm các tranh ảnh, tư liệu về chiến thắng lịch sử ĐBP - HS: SGK,vở III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: - GV cho HS nghe bài hát “Chiến thắng Điện Biên”. + Hỏi: Qua bài hát em cảm nhận được điều gì? GV: Đó là một chiến thắng đó đi vào trong thơ: “ Chín năm làm một Điện Biên, Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng” Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu. Chiến thắng ấy diễn ra như thế nào và có ý nghĩa gì đối với lịch sử dân tộc, cô trò mình đi tìm hiểu qua bài: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (SGK/37) 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Hoạt động 1: Mục đích xây dựng pháo đài Điện Biên Phủ. - Cho HS quan sát bản đồ hành chính VN trên màn hình. - Yêu cầu HS xác định vị trí của tỉnh Điện Biên. - GV chỉ trên bản đồ và giới thiệu: Điện Biên Phủ trước đây thuộc tỉnh Lai Châu nay thuộc thành phố Điện Biên của tỉnh Điện Biên. Tỉnh Điện Biên giáp với các tỉnh Lai Châu, Sơn la của Việt Nam, Phongsali của Lào và Vân Nam của Trung Quốc. Đây là một thung lũng lòng chảo rộng lớn ở giữa vùng rừng núi Tây Bắc. Một vị trí chiến lược trọng yếu. Ở đây Pháp đã cho xây dựng 1 tập đoàn cứ điểm rộng lớn. - Yêu cầu HS giải nghĩa từ “tập đoàn cứ điểm” * Kết luận: Sau hàng loạt thất bại trên chiến trường Việt Nam, địch rơi vào thế bị động, lúng túng. Để cứu nguy tình thế đó Pháp tập trung xây dựng Điện Biên Phủ thành 1 tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương nhằm giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Như vậy chiến dịch ĐBP vô cùng quan trọng đối với cả ta và Pháp. Để giành thắng lợi ta và địch đã chuẩn bị những gì? Cô trò mình cùng tìm hiểu qua hoạt động 2. Hoạt động 2 : Sự chuẩn bị của quân và dân ta cho chiến dịch Điện Biên Phủ. - GV cho HS xem đoạn phim tư liệu về sự chuẩn bị của Pháp cho chiến dịch. + Thực dân Pháp đã chuẩn bị những gì cho chiến dịch? - Yêu cầu HS quan sát H1 và H2 trong SGK: + Quan sát hình ảnh đoàn xe thồ phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ em có nhận xét gì? - Giới thiệu: Ngoài xe đạp thồ ra còn có đoàn vận tải thuyền, đoàn ngựa thồ phục vụ cho chiến dịch, …. => GV so sánh tương quan lực lượng giữa ta và Pháp Chuẩn bị của Pháp Chuẩn bị của ta Vũ khí Hiện đại Thô sơ Hệ thốn phòng thủ Lô côt, hầm ngầm kiên cố Giao thông hào, hầm công sự Phương tiện vận chuyển Ô tô, máy bay Xe đạp, ngựa, thuyền * Kết luận: Hơn nửa triệu chiến sỹ từ các mặt trận hành quân về Điện Biên Phủ. Gần 3 vạn người từ hậu phương tham gia vận chuyển hàng hoá cho chiến dịch.... Tất cả đã sẵn sàng chiến đấu với tinh thần cao nhất. Hoạt động 3 : Diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ. - Yêu cầu HS đọc sgk/ 38, 39 kết hợp lược đồ hình 3, thảo luận nhóm đôi những câu hỏi sau: ? Chiến dịch ĐBP diễn ra trong khoảng thời gian nào, qua mấy đợt tấn công? ? Hãy nêu những mốc thời gian tương ứng với từng đợt tấn công trong chiến dịch ĐBP? ? Người anh hùng lấp lỗ châu mai trong chiến dịch Điện Biên Phủ là ai? ? Bộ đội ta xung phong như vũ bão sau tiếng nổ long trời lở đất của trái bộc phá đặt ngầm ở lòng đồi A1 vào thời gian nào? ? Hình ảnh nào ghi đậm dấu ấn lịch sử trong ngày 7 - 5 - 1954? - GV theo dõi hướng dẫn các nhóm. - Yêu cầu HS lên điều hành báo cáo kết quả thảo luận. - GV chỉ lược đồ thuật lại diễn biến của chiến dich. Hoạt động 4: Kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ.: - Yêu cầu HS thảo luận nhóm trong vòng 1 phút. ? Nêu kết quả của chiến dịch Điện Biên Phủ? + Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa gì với lịch sử của dân tộc? * Kết luận: Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp. 3. Hoạt động củng cố luyện tập: - GV đưa ra một số câu hỏi: + Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong khoảng thời gian nào, qua mấy đợt tấn công? + Hình ảnh nào ghi đậm dấu ấn lịch sử trong ngày 7 - 5 - 1954? + Ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ? - Các em vừa tìm hiểu nội dung gì qua bài học? - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK/39. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - GV nêu tên trò chơi, luật chơi và tổ chức cho HS chơi trò chơi. 1) Vị tướng của quân đội Pháp đã bị quân ta bắt sống trong chiến dịch Điện Biên Phủ? 2) Người anh hùng lấy thân mình lấp lỗ châu mai để đồng đội xông lên tiêu diệt địch? 3) Tên của một cánh đồng tại Điện Biên Phủ mà thực dân Pháp chọn để xây dựng sân bay? 4) Nơi diễn ra cuộc họp của Trung ương Đảng ta thông qua phương án mở chiến dịch Điện Biên Phủ? 5) Vị tổng tư lệnh của quân đội ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ là ai? + Qua chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, em có nhận xét gì về lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh chống quân xâm lược của nhân dân ta? + Hỏi: Để tưởng nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, chúng ta cần làm gì? - GV giới thiệu tấm gương hi sinh của anh Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện lấy thân mình cứu pháo, anh Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng. + Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911- 4/10/2013): Ông là người lên kế hoạch và trực tiếp chỉ huy trận đánh Điện Biên Phủ năm 1954. Ông là một thiên tài về quân sự, một anh hùng dân tộc, một danh tướng của thế kỷ 20. * Kết luận: GV nhận xét, giáo dục HS về lòng yêu nước và kế thừa tinh thần đấu tranh chống quân xâm lược của cha ông. - HS chú ý lắng nghe. - HS nêu cảm nhận HS lắng nghe. - HS quan sát - 1 HS lên chỉ trên bản đồ - 1 HS đọc chú giải trong SGK - HS lắng nghe - HS chú ý theo dỡi + Vũ khí hiện đại, lô cốt, hầm ngầm kiên cố; phương tiện vận chuyển hiện đại. - HS theo dõi. - HS nêu nhận xét - HS theo dõi. - HS lắng nghe - HS thảo luận trả lời câu hỏi phiếu học tập +Từ 13/3/1954 – 7/5/1954 , qua ba đợt tấn công. + Đợt 1: Vào ngày 13/3/1954 tấn công vào phía Bắc của Điện Biên Phủ ở Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo,… + Đợt 2: Vào ngày 30/3/1954 đồng loạt tấn công… + Đợt 3: Bắt đầu vào ngày 1/5/1954 ta tấn công các cứ điểm còn lại; chiều 6/5/1954, đồi A1 bị công phá, 17 giờ 30 phút ngày 7/5/1954 Điện Biên Phủ thất thủ, ta bắt sống tướng Đờ ca-xtơ-ri và bộ chỉ huy của địch. + Phan Đình Giót + Chiều 6-5-1954 + Lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” tung bay trên nóc hầm chỉ huy của giặc Pháp. - HS báo cáo kết quả, nhận xét. - HS lắng nghe. - Kết quả: + Tiêu diệt: 16.200 tên giặc, 17 tiểu đoàn bộ binh và quân nhảy dù, 3 tiểu đoàn pháo binh và súng cối. + Bắn rơi và phá huỷ 62 máy bay hạng nặng. - Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp. - HS lắng nghe - HS nối tiếp nhau trả lời. +Từ 13/3/1954 – 7/5/1954 , qua ba đợt tấn công. + Lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” tung bay trên nóc hầm chỉ huy của giặc Pháp. + Là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp. - 1 HS nêu. - 2 HS đọc ghi nhớ. - HS tham gia trò chơi. 1) Đờ Ca-xtơ-ri 2) Phan Đình Giót 3) Mường Thanh 4) Việt Bắc 5) Võ Nguyên Giáp - HS nối tiếp nhau nêu. - HS nối tiếp nhau nêu. HS lắng nghe. Điều chỉnh- bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Toán Tiết 94: HÌNH TRÒN, ĐƯỜNG TRÒN I - YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: - Nhận biết được về hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn như tâm, bán kính, đường kính. - Biết sử dụng com pa để vẽ đường tròn. -Tích cực thực hành vẽ II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ, com pa, thước kẻ. Bộ đồ dùng dạy Toán 5, các mảnh bìa hình tròn. - Hs: thước kẻ, com pa. III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động mở đầu - Cho HS hát - Gọi 2 HS lên bảng viết công thức tính diện tích hình tam giác và hình thang. - GV nhận xét - Giới thiệu bài 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới a, Nhận biết hình tròn, đường tròn. - GV đưa cho hs xem các hình tròn kích cỡ khác nhau và hỏi: Đây là hình gì? ? Người ta thường dùng gì để vẽ hình tròn? - GV kiểm tra yêu cầu các em sử dụng com pa để vẽ hình tròn tâm o vào giấy nháp. GV vẽ hình tròn lên bảng l. GV yêu cầu: Đọc tên hình em vừa vẽ. - GV chỉ vào Đầu chì của com pa vạch trên tờ giấy 1 đường tròn. ? Hình tròn là gì? ? Đường tròn là gì? *Kết luận: - Hình tròn là hình bao gồm các điểm nằm bên trên và bên trong đường tròn. - Đường tròn là đường viền bao quanh hình tròn chia mặt phẳng ra làm 2 phần: phần bên trong và phần bên ngoài. b, Giới thiệu đặc điểm bán kính, đường kính của hình tròn. - GV nêu yêu cầu: vẽ bán kính 0A của hình tròn tâm 0. - Gv yêu cầu hs nêu cách vẽ, sau đó nhận xét chỉnh sửa cho chính xác. - GV yêu cầu hs cả lớp vẽ bán kính 0B, 0C của hình tròn tâm 0. - GV nhận xét hình của hs, sau đó yêu cầu hs so sánh độ dài bán kính 0A, 0B, 0C của hình tròn tâm 0. - GV yêu cầu hs vẽ đường kính MN của hình tròn tâm 0.Tương tự bán kính - GV yêu cầu hs quan sát hình vẽ đã vẽ trong bài học và nêu rõ tâm, các bán kính, đường kính của hình tròn. *Kết luận: Một hình tròn có vô số bán kính, tất cả các bán kính của hình tròn đều bằng nhau OA=OB=OC. 3. Hoạt động luyện tập Bài tập 1: Vẽ hình tròn có bán kính… - Gọi hs đọc đề bài. - Yêu cầu hs tự làm bài. - Yêu cầu hs đổi vở kiểm tra chéo. - Gọi hs nhận xét bài trên bảng. - Gv nhận xét, chữa bài. - Yêu cầu hs nêu cách vẽ. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho hs. *Kết luận: Đoạn thẳng từ tâm đến một điểm nằm trên đường tròn. Bài tập 2: Vẽ hình tròn có đường kính… - GV gọi 1 hs nêu các bước vẽ hình, sau đó chỉnh sửa lại câu trả lời của hs cho chính xác. - Yêu cầu hs vẽ hình. - Yêu cầu hs đổi vở kiểm tra chéo. - Gọi hs nhận xét bài trên bảng. - Gv nhận xét, chữa bài. *Kết luận: Đoạn thẳng đi qua tâm của hình tròn và cắt đường tròn tại hai điểm Bài tập 3: Vẽ theo mẫu - GV yêu cầu hs quan sát hình và hỏi: Hình vẽ có những hình nào? - Hướng dẫn hs có thể đếm số ô vuông để xác định tâm, bán kính của hình tròn cần vẽ sau đó dùng com pa để vẽ hình. - Yêu cầu hs đổi vở kiểm tra chéo. *Kết luận:gv chốt lại cách vẽ đúng. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - Y.c HS Vẽ hình tròn có đường kính là 7cm. ?Thế nào là đường tròn? ? Các bán kính trong hình tròn như thế nào so với nhau? ? So sánh độ dài của bán kính với đường kính của hình tròn? - GV nhận xét tiết học- Dặn dò hs - HS hát - HS viết - HS nghe - HS quan sát và nêu câu trả lời. - Đây là hình tròn. - Người ta thường dùng com pa để vẽ hình tròn. - Hs dùng com pa để vẽ hình tròn sau đó chấm điểm tâm o. - Hình tròn tâm o. - Hs quan sát, lắng nghe. - 1 hs lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào vở ôli. -2 hs trả lời. - Lắng nghe. - HS nối tiếp nhau nêu cách vẽ, cả lớp theo dõi bổ sung. - 1 hs lên bảng vẽ, hs cả lớp vẽ vào vở ôli. - Hs dùng thước thắng kiểm tra độ dài của các bán kính và nêu kết quả kiểm tra trước lớp. - 2 hs tiếp nối nhau nêu, sau đó hs khác nhận xét, bổ sung và thống nhất cách vẽ. - Hs so sánh và nêu: Đường kính gấp 2 lần bán kính. + Hình tròn tâm O. + Các bán kính đã vẽ là OA, OB, OC (OM, ON). + Đường kính MN. - 1 hs đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm. - 1 hs lên bảng làm bài trên bảng phụ, cả lớp làm bài vào VBT. - 2 hs đổi vở kiểm tra và nhận xét bài của bạn. - 1 hs nhận xét, chữa bài. - 2 hs nêu cách vẽ của hình a, hình b, cả lớp theo dõi và nhận xét. - 1 hs đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi đọc thầm. - 1 hs nêu, cả lớp theo dõi nhận xét để rút ra cách vẽ. - 1 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT. - 2 hs ngồi cạnh nhau đổi vở, kiểm tra. - 1 hs nhận xét, chữa bài. - Hs quan sát và phân tích hình để thấy hình cần vẽ là hình tròn và 2 nửa hình tròn. - Hs quan sát hình và vẽ theo mẫu trên VBT. - 2 hs ngồi cạnh nhau đổi vở kiểm tra bài. -Hs thực hành vẽ dưới lớp. - 3 hs lần lượt trả lời các câu hỏi. Điều chỉnh- bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Toán Tiết 95: CHU VI HÌNH TRÒN I - YÊU CẦU CẦN ĐẠT :Giúp học sinh: - Nắm được quy tắc và công thức tính chu vi của hình tròn. - Vận dụng được công thức và quy tắc tính chu vi hình tròn để giải toán. - Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, yêu thích môn học. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: + Bảng phụ vẽ một hình tròn + Cả GV và HS chuẩn bị mảnh bìa cứng hình tròn bán kính 2cm + Tranh phóng to hình vẽ như SGK(trang 97) + Một thước có vạch chia xăng- ti - mét và mi - li - mét có thể gắn được trên bảng - Hs: Một hình tròn bằng giấy bán kính 2 cm, thước kẻ, com pa, kéo, sợi chỉ. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động mở đầu - Cho HS hát - Gọi 1 HS lên vẽ một bán kính và một đường kính trong hình tròn trên bảng phụ, so sánh độ dài đường kính và bán kính . ? Nêu các bước vẽ hình tròn với kích thước cho sẵn? - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới a, Nhận biết chu vi của hình tròn. ? Thế nào là chu vi của 1 hình? ? Vậy theo em chu vi của hình tròn là gì? Vì sao em nghĩ như vậy? - GV nêu độ dài của 1 đường tròn chính là chu vi của hình tròn đó. - Gv tổ chức cho hs làm việc theo cặp đôi dùng thước và sợi chỉ để tìm độ dài đường tròn của hình tròn bán kính 2cm mà các em đã chuẩn bị. - GV nhận xét các cách làm của hs, tuyên dương các cách làm đúng (lưu ý khẳng định để hs ghi nhớ cách làm đúng có cùng 1 kết quả). - Gv hướng dẫn cả lớp tìm lại độ dài của đường tròn theo SGK. *Kết luận: Độ dài của 1 đường tròn là chu vi của hình tròn đó. b, Giới thiệu quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn. - GV giới thiệu như SGK: + Trong toán học người ta có thể tính chu vi của hình tròn đường kính 4cm bằng cách nhân đường kính với số 3,14: *Kết luận: Ta có quy tắc: Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy đường kính nhân số 3,14. c, Ví dụ về tính chu vi hình tròn. Hãy tính chu vi của hình tròn có đường kính là 6cm,bán kính là 5cm. 3. Hoạt động luyện tập Bài tập 1: Viết số đo thích hợp ô trống. - Yêu cầu học sinh làm bài. - Yêu cầu hs đổi vở kiểm tra chéo. - Gọi học sinh nhận xét bài trên bảng. - GV chữa bài cho học sinh. ? Biết đường kính của hình tròn ta tính chu vi hình tròn như thế nào? *Kết luận: Biết đường kính của hình tròn ta tính chu vi hình tròn bằng cách lấy đường kính nhân 3,14. Bài tập 2: Viết số đo thích hợp vào ô trống. - Yêu cầu học sinh làm bài. - Yêu cầu hs đổi vở kiểm tra chéo. - Gọi HS nhận xét bài trên bảng. - GV chữa bài . ? Biết bán kính của hình tròn ta tính chu vi hình tròn như thế nào? *Kết luận: Biết bán kính của hình tròn ta tính chu vi hình tròn bằng cách lấy bán kính nhân 2, nhân 3,14. Bài tập 3: - Gv yêu cầu học sinh làm bài. - Gọi hs đọc bài của mình. - Gọi hs nhận xét bài trên bảng. - GV nhận xét chữa bài 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - Cho HS làm bài sau: Một bánh xe có bán kính là 0,35m. Tính chu vi của bánh xe đó. *Kết luận: gv chốt kết quả đúng. ? Muốn tính chu vi hình tròn ta làm ntn? - HS hát - HS thực hiện vẽ .Trả lời - Đường kính dài gấp 2 lần bán kính - HS chỉ trên hình vẽ phần đường tròn và nêu. - HS nghe + Chu vi của 1 hình chính là độ dài đường bao quanh của hình đó. + Là độ dài đường tròn vì bao quanh hình tròn chính là đường tròn. - Hs làm việc cặp đôi để tìm độ dài đường tròn. - Đại diện 1 số cặp báo cáo, các cặp khác theo dõi, bổ sung ý kiến. - Hs làm như hướng dẫn. - Hs theo dõi GV giới thiệu quy tắc và công thức tính chu vi của hình tròn. + Tính chu vi của hình tròn đường kính d = 4 cm. 4 x 3,14 = 12,56 (cm) + Ta có công thức: C = d x 3,14 hoặc r x 2 x 3,14. 6 x 3,14 =18,84(cm) 5 x 2 x 3,14 = 31,4(cm) - Hs thực hành ra nháp. - 1 hs đọc - 3 hs lên bảng làm bài, cả lớp thực hiện làm bài vào VBT. - 2 Học sinh đổi vở kiểm tra chéo, nhận xét bài của bạn. - 3 học sinh nhận xét, chữa bài. H tròn (1) (2) (3) Đkính 1,2cm 1,6dm 0,45m Chuvi 3,768 cm 5,024 dm 1,413m - 3 hs lên bảng làm bài trên bảng phụ, , cả lớp thực hiện làm bài vào VBT. - 2 Học sinh đổi vở kiểm tra chéo, nhận xét bài của bạn. - 3 học sinh nhận xét, chữa bài. H tròn (1) (2) (3) Bkính 5m 2,7dm 0,45 cm Chuvi 31,4m 16,956dm 2,826 cm - 1 hs đọc trước lớp. - 1 học sinh lên bảng làm bài vào bảng phụ, học sinh cả lớp làm bài vào vở BT. Bài giải b) Chu vi hình tròn là: 6,5 x 2 x 3,14 =40,82(dm) c) Chu vi hình tròn là: x 2 x 3,14 =3,14(m) Đáp số:b) 40,82dm c) 3,14m - HS thực hiện C= 0,35 x 2 x 3,14 = 2,198(m) - 3 đến 5 hs đọc bài, hs nhận xét. - 2 hs trả lời Điều chỉnh- bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.